TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN HỘI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 5 Cuối học kỳ II, năm học 2014 - 2015 (Thời gian: 40 phút) Họ và tên học sinh: .. Lớp 5 . Điểm Nhận xét của giáo viên ĐỀ BÀI Bài 1. Hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: a) Hỗn số 5 viết dưới dạng số thập phân là : A. 5,0008 B. 5,008 C. 5,08 D. 5,8 b) Tìm số thích hợp để viết vào chỗ chấm để : 7km 5hm = .... km A. 7,5 B. 7,05 C.7,005 D. 750 c) Một lớp học có 25 học sinh , trong đó có 12 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp học đó? A. 48 % B. 32 % C. 40 % D. 60 % d) Diện tích hình hình tam giác vuông ABC là : A A. 4 cm2 B. 5 cm2 C. 6 cm2 3cm D. 7 cm2 B 4cm C Bài 2. Đặt tính rồi tính: a) 623,51 + 76,28 b) 97,843 - 46,412 c) 32,3 x 1,2 d) 48 : 1,2 Bài 3. Một ca nô đi từ A đến B với vận tốc 12km/giờ. Ca nô khởi hành lúc 7 giờ 30 phút đến B lúc 11 giờ 30 phút. Tính độ dài quãng đường AB. Bài giải Bµi 4. Điền dấu >, < , = vào chỗ chấm : a) 8,009 ..... 8,01 b) 12,21..... 12,18 c) 85,6 ..... 85,600 d) 0,415 ..... 0,419 TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN HỘI HƯỚNG DẪN CHẤM TOÁN LỚP 5 Cuối học kỳ II, năm học 2014 - 2015 Bài 1: 4 điểm, mỗi ý đúng được 1 điểm a) Khoanh vào ý D b) Khoanh vào ý A c) Khoanh vào ý A d) Khoanh vào ý C Bài 2: 2 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm a) 699,79 b) 51,431 c) 38,76 d) 40 Bài 3: 2 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm Bài giải Thời gian ca nô đó đi từ A đến B là: 11 giờ 30 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ Độ dài quãng đường AB là: 4 x 12 = 48 (km) Đáp số: 48 km Bài 4: 2 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm a) 8,009 12,18 c) 85,6 = 85,600 d) 0,42 > 0,419 TRƯỜNGTIỂU HỌC TIÊN HỘI ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI LỚP 5 Cuối học kỳ II, năm học 2014 - 2015 Thời gian: 30 phút Họ và tên học sinh: .. Lớp 5 . Điểm Nhận xét của giáo viên I. Đọc thầm đoạn văn sau: Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng đến những tán lốn xoè ra, trên đậu khít nhau muôn ngàn con bướm thắm. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm :mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông : hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy ? Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng. II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu trả lời dưới đây: Câu 1. Tác giả so sánh hoa phượng với gì? Góc trời đỏ rực. Muôn ngàn con bướm thắm. Góc trời đỏ rực, xã hội thắm tươi, muôn ngàn con bướm thắm. Câu 2. Mùa xuân, cây phượng xanh tốt như thế nào? Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Xanh um, trên cành đã điểm những bông đỏ thắm. Khẳng khiu, bắt đầu ra lộc non. Câu 3. Cụm từ “những cành cây báo ra một tin thắm” ý nói gì ? Một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ. Trên cành cây phượng xanh um bỗng xuất hiện một đoá hoa thắm đầu mùa. Một tin báo bằng màu đỏ, một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ. Trên cây phượng xuất hiện một đoá hoa phượng thắm tươi. Câu 4. Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? Hoa phượng phát ra thành tiếng “ Kêu vang: hè đến rồi!” làm cho ai nấy đều phải chú ý, đều nghe. Người học trò đột ngột thấy mùa thi, mùa chia tay, mùa vui chơi đã đến. Vì hoa phượng gắn với tuổi học trò. Vì hoa phượng được trồng ở các trường học. Câu 5. Hoa phượng có đặc điểm gì? Màu đỏ rực, nở thành chùm, trông như những chú bướm thắm. Màu đỏ, nở từng bông trông giống như hoa hồng. Màu hồng, nở thành chùm. Câu 6. Sự ra hoa bất ngờ của hoa phượng được nói lên qua câu “ Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!”.Đó là kiểu câu nào? Câu hỏi. Câu khiến. Câu cảm. Câu 7. Các vế câu trong câu ghép “Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Nối trực tiếp (không dùng từ nối) Nối bằng từ “lại” Nối bằng từ “nếu” Câu 8. Em hãy viết tên ngôi trường mà em đang học TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN HỘI ĐỀ KIỂM TRA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5 Cuối học kỳ II, năm học 2014 - 2015 Đề 1: Đọc đoạn 1 bài “ Phân xử tài tình” (SGK TV5 Tập 2, trang 46) Trả lời câu hỏi: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử điều gì? Đề 2: Đọc đoạn 2 Bài “ Phân xử tài tình” (SGK TV5 Tập 2, trang 46) Trả lời câu hỏi: Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Đề 3: Đọc đoạn 1 bài “Lập làng giữ biển” (SGK TV5 Tập 2, trang 36) Trả lời câu hỏi: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? Đề 4: Đọc đoạn 2 bài “Lập làng giữ biển” (SGK TV5 Tập 2, trang 36) Trả lời câu hỏi: Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? Đề 5: Đọc đoạn 2 bài “Tiếng rao đêm” (SGK TV5 Tập 2, trang 30) Trả lời câu hỏi: Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN HỘI HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT LỚP 5 Cuối học kỳ II, năm học 2014 - 2015 PHẦN ĐỌC VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: 10 ĐIỂM 1. Đọc thành tiếng : 6 điểm Đọc bài: (5 điểm) - Đọc đúng, to, rõ ràng, đúng tốc độ (4 điểm) - Tuỳ theo mức độ đọc của HS mà giáo viên trừ điểm cho thích hợp. Trả lời câu hỏi: (1 điểm) Đề 1: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc bị mất vải khi đem ra chợ bán. Đề 2: Quan án đã dùng biện pháp cho lính đo vải xé ra làm đôi chia cho mỗi người một nửa để tìm ra người lấy cắp tấm vải. Đề 3: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo, đưa Nhụ ra trước rồi cả nhà sẽ ra sau. Đề 4: Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Đề 5: Người đã dũng cảm cứu em bé là một người cao, gầy, khập khiễng chạy đến ngôi nhà cháy đó chính là anh thương binh bán bánh giò. 2. Đọc hiểu: 4 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 c a b a a c c Trường Tiểu học Tiên Hội PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 ĐIỂM 1. Chính tả: 5 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn cho 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (Sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bẩn..trừ 1điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: 5 điểm *Nội dung (4 điểm): Bài văn bố cục đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài theo đúng yêu cầu của đề. Bài viết sinh động, chân thực. *Hình thức (1 điểm): Trình bày sạch đẹp , chữ viết rõ ràng , không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác.
Tài liệu đính kèm: