Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học A Mỹ Hội Đông

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học A Mỹ Hội Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học A Mỹ Hội Đông
A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: 
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. (5 điểm).
Giáo viên cho lần lượt 5 học sinh lên bóc thăm và cho học sinh về chỗ chuẩn bị nội dung đọc của mình.
&	
Bài 1: Chuyện một khu vườn nhỏ - SGK /102
	Đọc đoạn văn “Từ đầukhông phải là vườn”.
	- Câu hỏi : Bé Thu thích ra ban công ngồi để làm gì ?
&	
Bài 2 : Mùa thảo quả - SGK /114
	Đọc đoạn văn “Từ sự sống cứnhấp nháy vui mắt”.
	- Câu hỏi : Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh ?
&	
Bài 3: Người gác rừng tí hon -SGK / 124
Đọc đoạn văn “ Từ đầu Thu lại gỗ”.
- Câu hỏi : Lần theo dấu chân, bạn nhỏ nhìn thấy những gì, nghe thấy những gì ?
&	
Bài 4: Trồng rừng ngập mặn – SGK / 128
Đọc đoạn văn “ Nhờ phục hồi rừng bảo vệ vững chắc đê điều”.
- Câu hỏi : Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ?
&	
Bài 5: Chuỗi ngọc lam – SGK / 134
Đọc đoạn văn “Từ đầu Khi mẹ cháu mất?”
- Câu hỏi : .Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ?
&	
Bài 6: Chuỗi ngọc lam – SGK / 134
Đọc đoạn văn “Từ Ngày lễ Nô-en tới hết bài?”
- Câu hỏi : Chị cô bé tìm gặp Pi-e làm gì ?
&	
Bài 7: Buôn Chư Lênh đón cô giáo - SGK / 144
Đọc đoạn văn “ Từ đầu  dành cho quý khách”.
Câu hỏi : Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư lênh làm gì ?
&	
Bài 8: Buôn Chư Lênh đón cô giáo - SGK / 144
Đọc đoạn văn “ Y Hoa đến bê già Rok.khi chém một nhát dao”
Câu hỏi : Người dân Chư Lên hđón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
&	
Bài 9: Thầy thuốc như mẹ hiền - SGK / 153
Đọc đoạn văn “ từ đầu.cho thêm gạo củi”
Câu hỏi : Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn ông trong việc ông chữa bệnh cho người thuyền chài ?
&	
	Bài 10: Thầy thuốc như mẹ hiền - SGK / 153
Đọc đoạn văn “ từ một lần khác.hối hận”
Câu hỏi : Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ?
&	
Trường TH “A” Mỹ Hội Đông
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Tiếng Việt
Thời gian: 30 phút
Năm học : 2016 - 2017
Lớp : .............
Học sinh: ...............................................
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
II. Đọc thầm và làm bài tập: 
Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Đất Cà Mau
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc.
Theo Mai Văn Tạo
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng:
Câu 1: Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là:
	a. Dữ dội, kéo dài.
b. Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh.
c. Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh.
Câu 2: Cà Mau mưa nhiều vào thời gian nào?
a. Tháng hai, tháng ba.
b. Tháng ba, tháng tư.
c. Tháng tư, tháng năm.
Câu 3: Loài cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau là:
a. Cây đước.	
b. Cây bình bát.	
c. Cây bần.
Câu 4: Người Cà Mau có tính cách như thế nào?
Câu 5: Từ “Xanh rì” thuộc từ loại nào?
a. Danh từ	
b. Động từ 
c. Tính từ
Câu 6: Trong câu: “Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì.” Bộ phận chủ ngữ là:
a. Nhà cửa dựng dọc
	b. Nhà cửa
c. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh.
Câu 7: Trong đoạn văn “Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất” có mấy từ láy? 
a. 2 từ (Đó là: ..)
b. 3 từ (Đó là: ..)
c. 4 từ (Đó là: ..)
Câu 8: Từ “ Nhà” trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc?
	a. Nhà tôi có ba người.
b. Nhà tôi vừa mới qua đời.
c. Nhà tôi ở gần trường.
B. BÀI KIỂM TRA VIẾT: 
I. Chính tả: (Nghe – viết) (25 phút)	
 Bài viết: Thầy thuốc như mẹ hiền (SGK – TV 5 tập 1, trang 153)
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màn danh lợi.
Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
II. Tập làm văn: (30 phút)
Đề bài: Em hãy tả một người thân ( ông, bà, anh, chị, em,...) hoặc một người bạn mà em quý mến nhất.
PHÒNG GD& ĐT CHỢ MỚI HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC A MỸ HỘI ĐÔNG MÔN: TV - LỚP 5 – CUỐI HỌC KỲ I
 NĂM HỌC : 2016- 2017
A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. (5 điểm).
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ : (1 điểm).
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm).
+ Ngắt hơi đúng các câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1 điểm).
(Ngắt hơi sai từ 2 đến 3 chổ: 0,5 điểm; ngắt hơi sai quá 4 chổ: 0 điểm).
+ Giọng đọc có biểu cảm: (1 điểm).
(Chưa biểu cảm: 0,5 điểm).
+ Tốc độ đọc (khoản 120 chữ) không quá 1 phút: (1 điểm).
(Đọc trên 1 phút: 0,5 điểm; gần 2 phút: 0 điểm).
+ Trả lời đúng câu hỏi: (1 điểm).
(Chưa rõ ràng: 0,5 điểm; sai: 0 điểm).
* Giáo viên cho lần lượt 5 học sinh lên bóc thăm và cho học sinh về chỗ chuẩn bị nội dung đọc của mình.
Bài 1: Chuyện một khu vườn nhỏ - SGK /102
	Đọc đoạn văn “Từ đầukhông phải là vườn”.
	- Câu hỏi : Bé Thu thích ra ban công ngồi để làm gì ?
	- Đáp án: Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công.
Bài 2 : Mùa thảo quả - SGK /114
	Đọc đoạn văn “Từ sự sống cứnhấp nháy vui mắt”.
	- Câu hỏi : Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh ?
	- Đáp án: Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo qủa đã thành từng khóm lan tỏa, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian
Bài 3: Người gác rừng tí hon -SGK / 124
Đọc đoạn văn “ Từ đầu Thu lại gỗ”.
- Câu hỏi : Lần theo dấu chân, bạn nhỏ nhìn thấy những gì, nghe thấy những gì ?
- Đáp án: Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã phát hiện: hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài; bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối
Bài 4: Trồng rừng ngập mặn – SGK / 128
Đọc đoạn văn “ Nhờ phục hồi rừng bảo vệ vững chắc đê điều”.
- Câu hỏi : Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ?
- Đáp án: Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển; tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều; các loại chim nước trở nên phong phú
Bài 5: Chuỗi ngọc lam – SGK / 134-135
Đọc đoạn văn “Từ đầu Khi mẹ cháu mất?”
- Câu hỏi : .Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ?
- Đáp án: Cô bé mua chuỗi ngọc để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là người chị đã nuôi cô từ khi mẹ mất.
Bài 6: Chuỗi ngọc lam – SGK / 134-135
Đọc đoạn văn “Từ Ngày lễ Nô-en tới hết bài?”
- Câu hỏi : Chị cô bé tìm gặp Pi-e làm gì ?
- Đáp án: Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi-e không? Chuỗi ngọc có phải ngọc thật không? Pi-e bán chuỗi ngọc cho cô bé với giá bao nhiêu tiền ?
Bài 7: Buôn Chư Lênh đón cô giáo - SGK / 144
Đọc đoạn văn “ Từ đầu  dành cho quý khách”.
Câu hỏi : Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư lênh làm gì ?
- Đáp án: Cô giáo đến buôn Chư Lênh để mở trường dạy học.
Bài 8: Buôn Chư Lênh đón cô giáo - SGK / 144
Đọc đoạn văn “ Y Hoa đến bê già Rok.khi chém một nhát dao”
Câu hỏi : Người dân Chư Lên đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
- Đáp án Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.
Bài 9: Thầy thuốc như mẹ hiền - SGK / 153
Đọc đoạn văn “ từ đầu.cho thêm gạo củi”
Câu hỏi : Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn ông trong việc ông chữa bệnh cho người thuyền chài ?
- Đáp án: Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chày bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tụy chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củ.
	Bài 10: Thầy thuốc như mẹ hiền - SGK / 153
Đọc đoạn văn “ từ một lần khác.hối hận”
Câu hỏi : Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ?
- Đáp án: Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm). (30 phút).
Khoanh đúng mỗi câu 0,5 điểm
Câu
1
2
3
5
6
7
8
Đáp án
C
B
A
C
B
A
C
Câu 4: thông minh, giàu nghị lực, tinh thần thượng võ.
*******************************************
B. BÀI KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) (Thời gian 55 phút).
I. Chính tả: Thầy thuốc như mẹ hiền. (5 điểm). (20 phút).
- Giáo viên đọc, học sinh nghe – viết 
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. (5 điểm).
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
- Chữ viết hoa không rõ ràng, trình bày bẩn: trừ 0,5 điểm cả bài.
II. Tập làm văn: (5 điểm)_(35 phút).
Em hãy tả một người thân ( ông, bà, anh, chị, em,...) hoặc một người bạn mà em quý mến nhất..
+ Mở bài: Giới thiệu được người định tả... (1điểm)
+ Thân bài: Tả bao quát hình dáng của người được tả.
 Tả chi tiết và hoạt động của người được tả... (3điểm).
 Tả tính cách và sở thích của người được tả...
+ Kết bài: Nêu được cảm nghĩ và tình cảm của người được tả. (1điểm).
* Chữ viết dơ bẩn, không rõ ràng: trừ 0,5 điểm toàn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiếng Việt.doc