Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Nhị Bình B

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Nhị Bình B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Nhị Bình B
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: ĐỌC HIỂU - Lớp 5
Ngày kiểm tra: 
Trường TH Nhị Bình B
Lớp .
Họ và tên: .
Điểm
Chữ kí giám khảo
1. .
2. .
Ai giỏi nhất?
 Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng ai gỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn.
 Gõ kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc.
 Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc mỗi ngày ăn 6 hạt. Ba ngày sau túi sóc rỗng không.
 Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết:
 - Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất!
 Sóc không chịu. Cậu ta kêu:
 - Tôi vẫn còn!
 Gõ Kiến hỏi:
 - Còn mà túi lại rỗng không thế nầy?
 Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc nầy đã leo vấn vít trên giàn:
 - Đây! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy!
 Tất cả đều chịu Sóc giỏi. Giỏi nhất.
 Cái gì cũng thế, chỉ ăn thì mấy cũng hết.
 Nhưng biết gieo trồng thì mãi mãi còn cái ăn. 
Theo Phong Thu
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
 1. Câu chuyện trên có mấy nhân vật?
a Ba
b Bốn
c Năm
2. Thỏ ăn 20 hạt đậu ván trong?
a 40 ngày
b 60 ngày
c 61 ngày
3. Con vật nào mỗi ngày ăn nửa hạt đậu ván? 
Con . mỗi ngày ăn nửa hạt đậu ván.
 4. Tính cách nhân vật thể hiện qua những mặt nào? 
a Lời nói.
b Hành động.
c Cả lời nói và hành động.
 5. Ý nghĩa câu chuyện trên là gì?
a Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây gieo hạt.
b Khuyên người ta tiết kiệm.
c Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.
 6. Chủ ngữ trong câu: “Nhím cứ ba ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày” ?
a Nhím
b Nhím cứ ba ngày
c Nhím cứ ba ngày mới
 7. Vị ngữ trong câu: “Tất cả đều chịu Sóc là giỏi.” là:
a đều chịu Sóc là giỏi
b chịu Sóc là giỏi
c là giỏi
8. Bài đọc có bao nhiêu từ láy, kể ra?
a 3 từ. Là: 
b 4 từ. Là: 
c 5 từ. Là: 
.
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: Tiếng Việt (Viết), Lớp 5
Ngày kiểm tra: 
Chính tả: 
Phong cảnh đền Hùng
 Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang mùa quạt xòe hoa. Trong đền dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
 Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.
 Theo Đoàn Minh Tuấn
* Cách tiến hành: - Đọc cả bài viết cho học sinh nghe
 - Đọc từng từ, từng cụm từ cho học sinh viết (2 – 3 lần);
 - Đọc cả bài cho học sinh dò lại bài viết.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
 Đề bài: Em hãy tả lại hình dáng, tính tình của cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
* Cách tiến hành: - Đọc đề và ghi đề bài lên bảng lớp;
 - Học sinh không cần chép lại đề bài và tự làm bài.
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015 - 2016
LỚP 5
Đáp án
 I. Đọc hiểu: (4,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
b
b
Thỏ
c
c
a
a
a
Điểm
0.5
0.5
0.5
0,5
0.5
0.5
0.5
0,5
II. Chính tả: (5 điểm)
 * Bài viết không mắc lỗi chính tả trình bày đúng qui định, chữ viết rõ ràng, chân phương, sạch đẹp: 5 điểm
 * Sai về âm đầu, vần, âm cuối, dấu thanh, viết hoa (hoặc ngược lại): trừ 0,5 điểm.
 * Chữ viết không rõ ràng, tẩy xóa nhiều, tùy mức độ trừ cả bài 0,5 điểm. Điểm thấp nhất cả bài 0,5 điểm.
III. Tập làm văn: (5 điểm)
 - Viết được bài văn tả cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ; bố cục chặt chẽ, đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài theo quy trình bài tả người đã học. 
 - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
 - Trình tự miêu tả hợp lí, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
 * Tùy theo mức độ làm bài của học sinh có thể ghi các điểm: 5.0 – 4.5 – 4.0 – 3.5 – 3.0 – 2.5 – 2.0 – 1.5 – 1.0 – 0.5.
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: ĐỌC THÀNH TIẾNG – LỚP 5
Ngày kiểm tra: 
1. Bài: Tiếng rao đêm (trang 30)
- Đọc đoạn: “Từ đầu ... mịt mù.”
- Câu hỏi: Đám cháy xảy ra vào lúc nào?
2. Bài: Lập làng giữ biển. (trang 36)
- Đọc đoạn: “Từ đầu ... tỏa ra hơi muối.”
- Câu hỏi: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? 
3. Bài: Phân xử tài tình. (trang 46)
- Đọc đoạn: “Từ đầu ... bà nầy lấy trộm.”
- Câu hỏi: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
4. Bài: Con gái. (trang 112)
- Đọc đoạn: “từ đầu ... tức ghê”
- Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
5. Bài: Tà áo dài Việt Nam. (trang 122)
- Đọc đoạn: “Từ đầu ... vạt phải”
- Câu hỏi: Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
6. Bài: Công việc đầu tiên. (trang 126)
- Đọc đoạn: “Từ đầu ... giấy gì”
- Câu hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM 2015-2016
Môn: Đọc thành tiếng
Đáp án
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,0 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ: 1,0 điểm
+ Giọng đọc bước dấu có biểu cảm: 1,0 điểm
+ Tốc độ đọc đạt 120 tiếng/phút: 1,0 điểm
+ Trả lời đúng ý câu hỏi: 1,0 điểm
1. Bài: Tiếng rao đêm (trang 30)
- Đọc đoạn: “Từ đầu ... mịt mù.”
- Câu hỏi: Đám cháy xảy ra vào lúc nào?
- Trả lời: Vào nửa đêm
2. Bài: Lập làng giữ biển. (trang 36)
- Đọc đoạn: “Từ đầu ... tỏa ra hơi muối.”
- Câu hỏi: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? 
- Trả lời: Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
3. Bài: Phân xử tài tình. (trang 46)
- Đọc đoạn: “Từ đầu ... bà nầy lấy trộm.”
- Câu hỏi: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
- Trả lời: Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.
4. Bài: Con gái. (trang 112)
- Đọc đoạn: “từ đầu ... tức ghê”
- Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
- Trả lời: Lại một vịt trời nữa - Cả bố và mẹ Mơ có vẻ buồn buồn.
5. Bài: Tà áo dài Việt Nam. (trang 122)
- Đọc đoạn: “Từ đầu ... vạt phải”
- Câu hỏi: Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
- Trả lời: Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
6. Bài: Công việc đầu tiên. (trang 126)
- Đọc đoạn: “Từ đầu ... giấy gì”
- Câu hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
- Trả lời: Rải truyền đơn.
Ma trận đề kiểm tra cuối năm – Năm học 2015 - 2016
Môn Tiếng Việt - lớp 5
Mạch kiến thức, 
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2 
Mức 3 
Tổng
TN
KQ
TL
HT khác 
TN
KQ
TL
HT khác 
TN
KQ
TL
HT khác 
TN
KQ
TL
HT khác 
1. Kiến thức tiếng Việt, văn học
Số câu
2
2
1
4
1
Số điểm
1,0
1,0
0,5
2,0
0,5
2. Đọc
a) Đọc thành tiếng
Số câu
1
1
Số điểm
1,0
1,0
b) Đọc hiểu
Số câu
2
1
2
1
Số điểm
1,0
0,5
1,0
0,5
3. Viết
a) Chính tả
Số câu
1
1
Số điểm
2,0
2,0
b) Đoạn, bài
Số câu
1
1
Số điểm
3,0
3,0
4. Nghe – nói
(kết hợp trong đọc và viết chính tả)
Tổng
Số câu
4
1
2
2
1
1
6
3
2
Số điểm
2,0
2,0
1,0
1,0
1,0
3,0
3,0
4,0
3,0

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ KT HK II T VIÊT- NH 2015-2016.doc