Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu

docx 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu
 UBND .THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
HỌ-TÊN:	
KIỂM TRA CUỐI HKI – NH 2016– 2017
MÔN: TIẾNG VIỆT ĐỌC – LỚP NĂM
 Ngày kiểm tra: ............................. / 2016
SỐ BÁO DANH
.........................
LỚP
..............
SỐ TỜ
..............
GIÁM THỊ 1
GIÁM THỊ 2
SỐ THỨ TỰ:	
SỐ MẬT MÃ: 	
ĐỌC HIỂU
..
.
ĐỌC TIẾNG 
- Đọc đúng:. - Ngắt nghỉ hơi: 
- Tốc độ đọc: ...
- TL câu hỏi:. 
- Đọc diễn cảm: ..
* Cộng:
CỘNG (số, chữ)
.....
GIÁM KHẢO 1
GIÁM KHẢO 2
SỐ MẬT MÃ: 	
Lời nhận xét:...
.
SỐ THỨ TỰ:	
I/ ĐỌC HIỂU- LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (5 điểm - 30 phút)
 Đọc thầm bài văn sau rồi trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và làm bài tập
Quà sinh nhật
Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi.
Đến phố bán đồ chơi, bé Thuỷ reo lên thích thú. Bé tung tăng chạy hết cửa hàng này đến cửa hàng kia. Ôi, bao nhiêu là đồ chơi! Đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa, bằng cao su, to nhỏ đủ loại, màu sắc hoa cả mắt. Con búp bê mới đáng yêu làm sao! Búp bê có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh. Cặp má búp bê phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy. Búp bê lại còn biết nhắm mắt khi ngủ nữa chứ. Bé Thuỷ chưa biết chọn mua đồ chơi nào vì thứ nào bé cũng thích.
Đi đến góc phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải bày trên mặt thúng, bé Thuỷ kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con, cười hiền hậu:
Cháu mua búp bê cho bà đi.
Nhìn những con búp bê được khâu bằng vải vụn sơ sài, mẹ bé Thuỷ thầm nghĩ: có lẽ trẻ con sẽ không thích loại búp bê này. Chợt bé Thuỷ chỉ búp bê có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai mắt chấm mực không đều nhau, nói với mẹ:
Mẹ mua cho con búp bê này đi!
Mẹ trả tiền, bé Thủy nâng búp bê lên tay, ru: “ Bé bé bằng bông”
Trên đường về, mẹ hỏi Thuỷ:
Bao nhiêu đồ chơi đẹp, sao con lại mua búp bê này?
Bé Thuỷ chúm chím cười:
Vì con thương bà, bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời rét mà bà không được ở nhà. Con mua
búp bê cho bà vui.
Mẹ ôm Thuỷ vào lòng, nghẹn ngào: “ Ôi, con tôi! ”
 Theo Vũ Nhật Chương
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Ngày sinh nhật, mẹ cùng bé Thuỷ ra phố làm gì?
Để mua 1 con gấu bông.
Để mua đồ chơi nô- en.
Để mua một món đồ chơi mà Thuỷ thích
Để mua một chiếc xe đạp.
Học sinh không viết vào khung này
 vì đây là phách sẽ bị cắt đi. 
 vì đây là phách sẽ bị cắt đi.
Câu 2: Đồ chơi ở phố đa dạng như thế nào?
Làm bằng nhiều chất liệu như: gỗ, cao su,.
Có nhiều kích cỡ khác nhau.
Nhiều màu sắc sặc sỡ.
Cả 3 ý trên.
Câu 3: Búp bê mà bé Thuỷ chọn mua có đặc điểm gì?
Có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh.
Cặp má phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy
Có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
Biết nhắm mắt khi ngủ.
Câu 4: Vì sao Thuỷ chọn mua búp bê của bà cụ?
Vì bé thấy đó là đồ chơi đẹp nhất ở phố đồ chơi.
Vì bé thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.
Vì búp bê của bà cụ có vẻ đẹp khác lạ.
Vì bé Thuỷ không biết chọn mua đồ chơi nào khác.
Câu 5: Chủ ngữ trong câu: “Đến phố bán đồ chơi, bé Thuỷ reo lên thích thú” là:
Bé Thủy	C. Phố bán đồ chơi
Bé Thủy reo lên	D. Đến phố bán đổ chơi 
Câu 6: Câu nói của mẹ Thuỷ ở cuối bài (Ôi, con tôi!) thuộc kiểu câu nào?
Câu kể. B. Câu hỏi C. Câu khiến D. Câu cảm
Câu 7: Từ “tung tăng” trong câu: Bé tung tăng chạy hết cửa hàng này đến cửa hàng kia. Thuộc loại từ nào?
Tính từ B. Danh từ C. Động từ D .Đại từ
Câu 8: Trong câu nào dưới đây, từ chạy được dùng với nghĩa gốc?
A. Thuỷ thích lắm, chạy tung tăng trên phố.
B. Xe chạy băng băng trên đường.
C. Đồng hồ chạy đúng giờ.
D. Nhà ấy phải chạy ăn từng bữa.
 Câu 9: Gạch chân dưới các quan hệ từ trong câu sau: 
“ Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi” 
 Câu 10: Tìm từ trái nghĩa với từ “xấu xí” và đặt câu với từ vừa tìm được.
ỦY BAN NHÂN DÂN TP BIÊN HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG TH NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC THÀNH TIẾNG LỚP 5
 NĂM HỌC: 2016 – 2017
Hs bốc thăm chọn một trong số bài đọc sau đây: 
 Bài “ Kì diệu rừng xanh” SGK – trang 76
Câu 1: học sinh đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi:
-Những cây nấm trong rừng khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
Trả lời :Tác giả thấy vạt nấm trong rừng như một thành phố nấm, bản than như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon..
-Học sinh đọc từ : “ Sau một hồi đến hết”, trả lời câu hỏi:
 Vì sao rừng khộp lại được gọi là “ giang sơn vàng rọi”?
Trả lời : Vì có sự phối hợp của rất nhiều màu sắc vàng trong một không gian rộng lớn: lá vàng , con mang vàng, nắng vàng
 Bài “ Những người bạn tốt” – SGK – Trang 64 – 65
Câu 1: Học sinh đọc đoạn 1 trong bài và trả lời câu hỏi :
-Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
Trả lời : Vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham và cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông.
Câu 2 :HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
 -Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
Trả lời :Khi A-ri-ôn hát đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá đã cứu ông và đưa ông trở về đất liền.
Bài : Sự sụp đổ của chế độ A-pác –thai –SGK_trang 54
Câu 1 :Hs đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi?
Dưới chế độ A-pác- thai người da đen bị đối xử như thế nào ?
Trả lời Người da đen phải làm công việc nặng nhọc và bẩn thỉu, bị trả lương thấp, sống, chữa bệnh ở những khu vực riêng, không được hưởng một tự do dân chủ nào ,
Câu 2: Học sinh đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi :
-Người dân Nam Phi đã làm gì đẻ xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
Trả lời: Họ đã đừng lên đòi quyền bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
Bài : Những con sếu bằng giấy
Câu 1: Học sinh đọc đoạn 1 của bài và trả lời câu hỏi
Cô bé Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ khi nào ?
Trả lời : Khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
Câu 2: Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
-Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ?
Trả lời : Cô bé ngày ngày gấp sếuvif em tin vào truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ- trang 102
Câu 1: Đọc từ đầu đến không phải là vườn- trả lời câu hỏi:
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì?
Trả lời:Cây quỳnh lá dày, giữ được nước chẳng phải tưới nhiều, cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy bị hoa ti gôn cuốn chặt một vòng. Cây đa Ấn Độ thì lien tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, khi đủ lớn nó xò era thành những chiếc lá nâu rõ to
Câu 2: Đọc đoạn từ Một sớm chủ nhật đến ông nhỉ- trả lời:
Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Trả lời: Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
Bài Mùa thảo quả- trang 113
Câu 1: Đọc từ đầu cho tới nếp khăn, trả lời câu hỏi:
Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
Trả lời: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng hương thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo nếp khan của người đi rừng về cũng thơm.
Câu 2: Đọc đoạn từ “Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục đến lấn chiếm không gian” Hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy thảo quả phát triển rất nhanh.
Trả lời: Qua một năm hạt thảo quả đã phát triển thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái thảo quả đã thành từng khóm lan tỏa, vươn ngọn xòe lá lấn chiếm không gian.
Câu 3: Đọc đoạn từ Rừng say ngây đến hết, trả lời:
Khi thảo quả chính rừng có gì đẹp?
TLời: Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ cho chót như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới nhấp nháy.
Bài: Người gác rừng tí hon- trang 124
Câu 1: Đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi:
Theo lối đi tuần rừng bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì:
Trả lời: Thoạt tiên bạn thấy những dấu chân người lớn hằn trên đất, lần theo dấu chân bạn thấy hơn hai chục cây to cộ bị cặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ sẽ dùng xe chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
Câu 2: Đọc một đoạn trong bài và cho biết những việc làm nào của bạn nhỏ cho thấy bạn là người dũng cảm?
Trả lời: Bạn nhỏ chạy đi gọi điện thoại báo cho công an biết về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với công an bắt bọn trộm gỗ.
Bài :Trồng rừng ngập mặn(TV5,Trang 128-129):
Câu 1 : Đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi 
 .Nêu nguyên nhân của việc phá rừng ngập mặn?
TL: Nguyên nhân:do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm  làm mất đi một phần rừng ngập mặn
Câu 2 : Đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi 
Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
TL:Rừng ngập mặn khi được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều, các loài chim nước trở nên phong phú)
Bài: Thầy thuốc như mẹ hiền- trang 153
Câu 1: Đọc đoạn 1 và trả lời: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con nhà thuyền chài.
Trả lời: Lãn Ông tự mình đế thăm người bệnh, tận tụy chăm sóc suốt cả tháng trời không ngại khổ, không ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.
Câu 2: Đọc đoạn hai và trả lời: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?
Trả lời: Ông tự buộc tội mình về cái chết của người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm.
Câu 3. Đọc đoạn cuối bài và trả lời: Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
Trả lời: Lãn Ông không màng danh lợi, chỉ chăm lo việc nghĩa./Công danh rồi sẽ trôi đi chỉ còn tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi./Công danh chẳng đáng coi trọng, chỉ có 
tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể đổi thay.
 Bài : Sự sụp đổ của chế độ A-pác –thai –SGK_trang 54
Câu 1 :Hs đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi?
Dưới chế độ A-pác- thai người da đen bị đối xử như thế nào ?
điểm gì?
 Bài : Sự sụp đổ của chế độ A-pác –thai –SGK_trang 54
Câu 2: Học sinh đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi :
-Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
 Bài “ Kì diệu rừng xanh” SGK – trang 76
Câu 1: học sinh đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi:
-Những cây nấm trong rừng khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
điểm gì?
 Bài “ Kì diệu rừng xanh” SGK – trang 76
Học sinh đọc từ : “ Sau một hồi đến hết”, trả lời câu hỏi:
 Vì sao rừng khộp lại được gọi là “ giang sơn vàng rọi”?
 Bài “ Những người bạn tốt” – SGK – Trang 64 – 65
Câu 1: Học sinh đọc đoạn 1 trong bài và trả lời câu hỏi :
-Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
điểm gì?
 Bài “ Những người bạn tốt” – SGK – Trang 64 – 65
Câu 2 :HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
 -Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
 Đọc bài: Chuyện một khu vườn nhỏ- trang 102 từ “Một sớm chủ nhật đến ông nhỉ”- trả lời: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Đọc bài: Mùa thảo quả- trang 113
từ “Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục đến lấn chiếm không gian” Hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy thảo quả phát triển rất nhanh?
 Bài : Những con sếu bằng giấy
Câu 1: Học sinh đọc đoạn 1 của bài và trả lời câu hỏi
Cô bé Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ khi nào ?
Bài : Những con sếu bằng giấy
Câu 2: Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
-Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ?
Bài: Thầy thuốc như mẹ hiền- trang 153
 Đọc đoạn hai và trả lời: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?
Bài: Thầy thuốc như mẹ hiền- trang 153
 Đọc đoạn cuối bài và trả lời: Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
Bài:Trồng rừng ngập mặn(TV5,Trang 128-129):
 Đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi 
 .Nêu nguyên nhân của việc phá rừng ngập mặn?
Bài :Trồng rừng ngập mặn(TV5,Trang 128-129):
 Đọc đoạn cuối bài trả lời câu hỏi 
Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
Đọc bài: Người gác rừng tí hon- trang 124
 Đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi: Theo lối đi tuần rừng bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì:
Đọc bài: Người gác rừng tí hon- trang 124
 Đọc một đoạn trong bài và cho biết những việc làm nào của bạn nhỏ cho thấy bạn là người dũng cảm?
?
 Đọc bài: Chuyện một khu vườn nhỏ- trang 102 từ “Một sớm chủ nhật đến ông nhỉ”- trả lời: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Đọc bài: Mùa thảo quả- trang 113
từ “Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục đến lấn chiếm không gian” Hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy thảo quả phát triển rất nhanh?
ỦY BAN NHÂN DÂN TP BIÊN HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG TH NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT VIẾT LỚP 5
 NĂM HỌC: 2016 – 2017
Ngày thi :
Thời gian làm bài: 50 phút ( không kể thời gian chép đề )
CHÍNH TẢ (Nghe - viết): (2 điểm – 15 phút)
Bài: Bà cụ bán hàng nước chè
 Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa, có những cái lá to bằng cái mẹt bún của bà bún ốc. Không biết cây bàng này năm chục tuổi, bảy chục tuổi hay cả một trăm tuổi. Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kĩ gốc bàng, rồi lại ngắm sang phía bà cụ bán nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bán quán được bao nhiêu năm. Chỉ thấy đầu bà cụ bạc trắng, trắng hơn cả cái mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo vẫn đóng vai các bà cụ nhân đức.
 Theo NguyễnTuân
TẬP LÀM VĂN: (3 điểm – 35 phút)
Đề bài: Em hãy tả cảnh 1 cơn mưa.
ỦY BAN NHÂN DÂN TP BIÊN HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG TH NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC LỚP NĂM /3
HỌC KÌ I - Năm học 2016 - 2017
* HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỌC HIỂU VÀ ĐỌC THÀNH TIẾNG (5 điểm)	 
I/ ĐỌC HIỂU - LTVC: 3 điểm	
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
C.Để mua một món đồ chơi mà Thuỷ thích
0,25
Câu 2
D.Cả 3 ý trên.
0,25
Câu 3
C.Có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
0,25
Câu 4
B. Vì bé thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.
0,25
Câu 5
A.Bé Thủy	
0,25
Câu 6
D. Câu cảm
0,25
Câu 7
A.Tính từ 
0,25
Câu 8
 A. Thuỷ thích lắm, chạy tung tăng trên phố.
0,25
Câu 9
 Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi
0,5
Câu 10
 Xinh đẹp
- Con búp bê bằng vải thật xinh đẹp.
0,5
II. ĐỌC THÀNH TIẾNG ( 2 đ)
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 0,5 điểm. Sai 2- 4 tiếng: 0,25 đ, sai quá 5 tiếng: 0 điểm
+ Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa : 0,5 điểm
 (ngắt nghỉ không đúng 2-3 chỗ: 0,25 điểm, sai từ 4 dấu câu trở lên: 0 điểm).
+ Giọng đọc diễn cảm: 0,25 điểm 
(Giọng đọc không diễn cảm: 0 điểm)
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu :0,25 điểm 
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 0,5 điểm 
( Trả lời chưa rõ, chưa đủ ý: 0,25 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) 
* ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT (VIẾT)
A/ Chính tả: 2đ 
-Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả 2đ
-Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,25đ/ 1 lỗi
B/ Tập làm văn : 3đ
Mức 1: -Trình bày bài văn đủ ba phần, bài văn nội dung còn sơ sài, mắc một số lỗi như lặp từ, chính tả. bài viết chưa trôi chảy (1 đ)
Mức 2 :
- Viết được bài văn tả cảnh khoảng 150 chữ ( khoảng 15 câu). Câu văn rõ nội dung, sắp xếp và dùng từ ngữ hợp lí, mắc một vài lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. (2 ) 
Mức 3 :
 Viết được bài văn tả cảnh khoảng 20 câu. Câu văn rõ nội dung biết dừng từ gợi tả, sắp xếp và dùng từ ngữ hợp lí, không mắc lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. (2,5 ) 
Mức 4 :
 Viết được bài văn tả cảnh khoảng 20 câu trở lên. Câu văn rõ nội dung, sắp xếp và dùng từ ngữ hợp lí, không mắc lỗi chính tả. , biết sử dụng từ miêu tả, có hình ảnh so sánh và nhân hóa, bài văn sinh động Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ (3 đ ) 
 Hố Nai, ngày 6/12/2016
 Người ra đề:
 Phạm Thị Thanh Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_TV_ky_I.docx