Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng việt lớp 3 - Năm học 2016-2017

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng việt lớp 3 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng việt lớp 3 - Năm học 2016-2017
Mạch kiến thức,
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TNKQ
TL
HT khác
TN
KQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
1. Kiến thức tiếng Việt, văn học
Số câu
1
1
1
2
1
Câu số
II.5
II.4
7
Số điểm
0,5
0,5
1,0
1,0
1,0
2. Đọc
a) Đọc thành tiếng
Số câu
1
1
Câu số
A.I
Số điểm
5,0
5,0
b) Đọc hiểu
Số câu
1
1
1
1
1
3
2
Câu số 
II.1.1
II.1.2
II1.3
II2.6
II2.8
Số điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
1,5
1,5
3. Viết
a) Chính tả
Số câu
1
1
Câu số
.
B.1
Số điểm
5,0
5,0
b) Đoạn, bài
(viết văn)
Số câu
1
1
B.2
Số điểm
5,0
5,0
Tổng
Số câu
2
1
2
1
1
2
2
5
5
1
Số điểm
1,0
5,0
1,0
5,0
0,5
5,5
2,0
2,5
12,5
5,0
Ma trận đề thi học kì 1- lớp 3
	 Năm học 2016-2017	
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 3
 Năm học: 2016- 2017
 Môn: Tiếng việt
Họ và tên học sinh :Lớp:
A- Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt:
I. Đọc thành tiếng: 
 - Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 60 tiếng/phút trong SGK TV3/T1, tuần 1 đến tuần 17 do giáo viên chuẩn bị. Trả lời 1 câu hỏi trong các bài đọc.
II. Đọc thầm và làm bài tập:
- Học sinh đọc bài:
Thả diều
 Cánh diều no gió Trời như cánh đồng
 Sáo nó thổi vang Xong mùa gặt hái
 Sao trời trôi qua Diều em lưỡi liềm
 Diều thành trăng vàng. Ai quên bỏ lại.
 Cánh diều no gió Cánh diều no gió
 Tiếng nó trong ngần Nhạc trời reo vang
 Diều hay chiếc thuyền Tiếng diều xanh lúa
 Trôi trên sông Ngân. Uốn cong tre làng.
 Cánh diều no gió
 Tiếng nó chơi vơi Trần Đăng Khoa
 Diều là hạt cau
 Phơi trên nong trời.
 	1. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây
Câu 1: Câu thơ “Cánh diều no gió” trong bài thơ được tác giả lặp lại mấy lần?
A. 3 lần B. 4 lần C. 5 lần
	Câu 2: Câu thơ “Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng” tả cảnh diều vào lúc nào?
A. Vào ban ngày B. Vào lúc hoàng hôn C. Vào ban đêm
Câu 3: Em hiểu “Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng” là thế nào?
A. Diều bay cao ngang sao trời và biến thành mặt trăng.
B. Ở giữa những ngôi sao, cánh diều giống mặt trăng.
C. Khi không có sao, cánh diều giống mặt trăng.
Câu 4: Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ đặc điểm của sự vật?
A. thả diều, phơi, gặt hái
B. trong ngần, chơi vơi, xanh
C. cánh diều, chiếc thuyền, lưỡi liềm
Câu 5: Câu nào trong các câu dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?
A. Tiếng sáo diều trong ngần.
B. Bạn nhỏ thả diều trên cánh đồng.
C. Diều là chiếc thuyền trôi trên sông Ngân.
2. Điền câu trả lời vào chỗ trống
Câu 6: Trong bài thơ, tác giả thấy cánh diều giống những sự vật nào?
..................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7: Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu thơ sau:
 	 “Tiếng diều xanh lúa- Uốn cong tre làng.”
Câu 8: Khổ thơ 4 có hình ảnh so sánh nào?
..................................................................................................................................................................................................................................................
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả nghe - viết.
Cảng Cam Ranh
 	 Cam Ranh của chúng ta được xếp ngang hàng với những cảng thiên nhiên lớn nhất thế giới. Cảng Cam Ranh nằm bên quốc lộ số 1. Dãy núi Bình Ba cùng những hòn đảo nhỏ nhấp nhô tạo thành bức bình phong chắn sóng Biển Đông. Vì thế, quanh năm lúc nào Cam Ranh cũng bình yên êm ả.
 ĐẮC TRUNG
2. Viết văn.
Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 5 – 7 câu) Kể về một vùng quê nơi em đang ở hoặc nơi em yêu thích.
Gợi ý:
a) Đó là vùng quê ở đâu?
b) Cảnh đẹp, con người ở vùng quê có gì đáng yêu?
c) Em thích nhất điều gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
A- Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
* Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm.
Đọc sai dưới 3 tiếng : (2,5 điểm.)
Đọc sai 3 hoặc 4 tiếng : (2 điểm.)
Đọc sai 5 hoặc 6 tiếng : (1,5 điểm.)
Đọc sai 7 hoặc 8 tiếng : (1,0 điểm.)
Đọc sai 9 hoặc 10 tiếng : (0,5 điểm.)
Đọc sai trên 10 tiếng : (0 điểm.)
- Trả lời câu hỏi 1 điểm.
 * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa ( có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi 1 hoặc 2 chỗ ): (0,5 điểm). 
* Tốc độ đạt yêu cầu: ( 0,5 điểm)
( Đọc quá 1 đến 2 phút: 0,5 điểm, đọc quá 2 phút: không được điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
- Chọn và khoanh tròn đúng các câu 1, 2, 3, 4, 5. Mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 1: Chọn B
Câu 2: Chọn C
Câu 3: Chọn C
Câu 4: Chọn B
Câu 5: Chọn A
- Ghi nội dung trả lời, bài làm:
Câu 6: trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm - được 0,5 điểm
Câu 7: Uốn (Uốn cong) - được 1 điểm
Câu 8: Trời – cánh đồng; Diều – lưỡi liềm
(hoặc: Trời như cánh đồng; Diều em lưỡi liềm) - được 1 điểm
B- Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn: (10 điểm)
1. Chính tả: (5 điểm).
 - Tốc độ viết 15 phút. Bài không mắc lỗi, chữ rõ ràng, trình bày đúng. ( 5 điểm )
 - Mỗi lỗi sai - Lẫn phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng. ( trừ 0,5 điểm )
 - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao , khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (5 điểm)
 - Thời gian viết 25 phút - Viết được 5 đến 7 câu theo gợi ý. Câu dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ rõ ràng, sạch sẽ. ( 5 điểm )
 - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2; 1,5; 1; 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV 3.doc