Đề kiểm tra Chuyên đề lần 1 môn Sinh học Lớp 12 (Tự luận) - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)

doc 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 15/07/2022 Lượt xem 575Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Chuyên đề lần 1 môn Sinh học Lớp 12 (Tự luận) - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Chuyên đề lần 1 môn Sinh học Lớp 12 (Tự luận) - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN	ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN I
 NĂM HỌC 2015 – 2016
 MÔN: SINH HỌC 12
 Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1. (3.0 điểm) Trình bày khái niệm và diễn biến quá trình dịch mã? Poliriboxom là gì? 
Câu 2. (3.0 điểm) Nêu cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể? Nhiễm sắc thể có chức năng gì?
Câu 3. (4.0 điểm) Chiều cao cây do 3 cặp gen phân ly độc lập, tác động cộng gộp quy định. Sự có mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao = 150 cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ phấn. Xác định:
	- Tần số xuất hiện tổ hợp gen có 1 alen trội, 4 alen trội.
	- Khả năng có được một cây có chiều cao 165 cm
---HẾT---
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN	ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN I
 NĂM HỌC 2015 – 2016
 MÔN: SINH HỌC 12
 Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1. (3.0 điểm) Trình bày khái niệm và diễn biến quá trình dịch mã? Poliriboxom là gì? 
Câu 2. (3.0 điểm) Nêu cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể? Nhiễm sắc thể có chức năng gì?
Câu 3. (4.0 điểm) Chiều cao cây do 3 cặp gen phân ly độc lập, tác động cộng gộp quy định. Sự có mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao = 150 cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ phấn. Xác định:
	- Tần số xuất hiện tổ hợp gen có 1 alen trội, 4 alen trội.
	- Khả năng có được một cây có chiều cao 165 cm
---HẾT---
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN	ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN I
 NĂM HỌC 2015 – 2016
 MÔN: SINH HỌC 12
CÂU
Ý ĐÚNG
ĐIỂM
1
3.0đ
* Khái niệm: Là quá trình chuyển thông tin từ mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các aa trong chuỗi polipeptit của protein (hay còn gọi là quá trình tổng hợp protein)
* Diễn biến: 
a. Hoạt hoá aa: Dưới tác động của 1 loại enzim, các aa tự do lien kết với ATP => aa hoạt hóa, nhờ 1 loại enzim khác aa hoạt hóa lien kết với tARN => phức hợp aa-tARN. Mỗi tARN chỉ liên kết đặc hiệu với 1 loại aa
b. Dịch mã và hình thành chuỗi polipeptit:
- Giai đoạn mở đầu: Tiểu đơn vị bé của RB gắn với mARN ở vị trí đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển tới bộ ba mở đầu (AUG), phức hợp aamở đầu – tARN tiến vào vào vị trí coodon mở đầu, anticodon tương ứng trên tARN khớp theo nguyên tắc bổ sung với codon mở đầu trên mARN. Tiểu đơn vị lớn của RB gắn vào tạo RB hoàn chỉnh.
- Giai đoạn kéo dài:
+ aa1-tARN tiến vào RB, anticodon của nó khớp bổ sung với codon thứ nhất trên mARN, một lien kết peptit được hình thành giữa aa mở đầu với aa thứ nhất
+ RB dịch chuyển sang bộ ba thứ 2/ mARN, tARN mang aa mở đầu được giải phóng khỏi Rb, aa2-tARN tiến vào RB, anticodon của nó khớp bổ sung với codon thứ 2/ mARN, liên kết peptit được hình thành giữa aa1 với aa2
+ RB dịch chuyển sang bộ ba thứ thứ 3/ mARN, tARN thứ nhất được giải phóng. Quá trình tiếp tục như vậy tới khi RB tiếp xúc với mã kết thúc/ mARN
- Giai đoạn kết thúc: Khi RB gặp codon kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại. 2 tiểu phần RB tách khỏi mARN và chuỗi polipeptit được giải phóng, aa mở đầu cũng rời khỏi chuỗi polipeptit để trở thành pr hoàn chỉnh
* Poliriboxom: Trên mỗi phân tử mARN thường có một số RB cùng hoạt động được gọi là poliriboxom. Như vậy, mỗi một phân tử mARN có thể tổng hợp được từ 1 đến nhiều chuỗi polipeptit cùng loại rồi tự huỷ..
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
2
3.0đ
* Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể:..
- Một đoạn AND (khoảng 146 cặp Nu) quấn quanh 8 phân tử prôtein histôn gọi là nuclêôxôm
- Sợi cơ bản: Chuỗi nuclêôxôm, có đường kính 11nm (mức xoắn 1).
- Sợi chất nhiễm sắc: Sợi cơ bản xoắn lại (mức xoắn 2), có đường kính 30nm.
- Mức xoắn 3: sợi chất nhiễm sắc xoắn lại (siêu xoắn), đường kính 300 nm.
- Cuối cùng xoắn tiếp tạo Crômatit, có đường kính 700 nm.
* Chức năng của NST. 
- Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. ..
- Điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức xoắn cuộn của NST
- Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào
1.5
0.5
0.5
0.5
3
4.0đ
* Tần số xuất hiện : 
 Tổ hợp gen có 1 alen trội = C2na / 4n = C61 / 43 = 6/64............................................
 Tổ hợp gen có 4 alen trội = C2na / 4n = C64 / 43 = 15/64..........................................
- Cây có chiều cao 165cm hơn cây thấp nhất = 165cm – 150cm = 15cm 
→ có 3 alen trội ( 35cm = 15cm )..............................................................................
* Vậy khả năng có được một cây có chiều cao 165cm = C63 / 43 = 20/64..................
1.0
1.0
1.0
1.0
Tổng điểm
10đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chuyen_de_lan_1_mon_sinh_hoc_lop_12_tu_luan_nam.doc