Đề kiểm tra chương 2 Vật lí lớp 6

pdf 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chương 2 Vật lí lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chương 2 Vật lí lớp 6
Trang 1/3
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
Học phần: NHIỆT HỌC 1
Thời gian làm bài: 90 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng
B. Khối lượng của vật giảm
C. Khối lượng riêng của vật tăng
D. Khối lượng riêng của vật giảm
Câu 2: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng:
A. Chất rắn nở ra khi nóng lên
B. Chất rắn co lại khi lạnh đi
C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng
D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
Câu 3: Vật nào dưới đây có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt?
A. Nhiệt kế kim loại
B. Băng kép
C. Quả bóng bàn
D. Khí cầu dùng không khí nóng
Câu 4: Vì sao không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100oC
B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100oC
C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100oC
D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0oC
Câu 5: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
A. Nước trong cốc càng nhiều
B. Nước trong cốc càng ít
C. Nước trong cốc càng nóng
D. Nước trong cốc càng lạnh
Câu 6: Việc làm nào sau đây không đúng khi thực hiện thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi 
của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không?
A. Dùng hai đĩa giống nhau
B. Dùng cùng một loại chất lỏng
C. Dùng hai loại chất lỏng khác nhau
D. Dùng hai nhiệt độ khác nhau
Câu 7: Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc:
A. Khối lượng của chất lỏng
B. Thể tích của chất lỏng
C. Khối lượng riêng của chất lỏng
D. Áp suất không khí trên mặt thoáng chất lỏng
Trang 2/3
Câu 8: Một lượng nước đá có khối lượng 450 gam. Tính nhiệt lượng để làm nóng chảy hoàn toàn 
lượng nước đá trên. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là .
A. 1,53 J B. 153 000 J C. 7,56 J D. 755 555 J
II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Bài 1: (1,5 điểm) Băng kép họat động dựa trên hiện tượng vật lí nào? Một băng kép được làm bằng
đồng – thép đang thẳng. Sau khi làm lạnh thì băng kép này bị cong về phía thanh đồng hay về phía 
thanh thép? Vì sao? Cho biết đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép.
Bài 2: (1,0 điểm) Giải thích một số hiện tượng sau:
a) Tại sao ở các nước hàn đới (nằm sát Bắc cực hoặc Nam cực) chỉ có thể dùng nhiệt kế rượu, 
không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ ngoài trời?
b) Vì sao không nên đổ đầy nước vào chai nhựa hoặc chai thủy tinh rồi bỏ vào ngăn đông của 
tủ lạnh để làm nước đá?
Bài 3: (1,5 điểm) Bỏ vài cục nước dá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thủy tinh rồi theo dõ nhiệt 
độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây:
Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Nhiệt độ (oC) –6 –3 –1 0 0 0 2 9 14 18 20
a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b) Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?
Bài 4: (1,5 điểm) Đổi đơn vị:
a) Nhiệt độ cơ thể người trung bình trong thang nhiệt độ Celcius là 37oC thì tương ứng trong 
thang nhiệt độ Fahrenheit là _____oF.
b) Nhiệt độ trung bình của Sài Gòn vào mùa hè là 33oC thì tương ứng trong thang nhiệt độ
Fahrenheit là _____oF.
c) Ở Mỹ, nhiệt độ trung bình của mùa hè vào khoảng 80oF thì tương ứng trong thang nhiệt độ
Celcius là _____oC.
d) Nước đá đang tan ở nhiệt độ _____oC và sôi ở _____oC.
Bài 5: (2,5 điểm)
5.1. Một lượng nước đang sôi ở 100oC. Nếu người ta cung cấp cho lượng nước đó một nhiệt 
lượng thì có thể làm bay hơi hoàn toàn một khối lượng nước là bao nhiêu 
gam? Cho biết nhiệt hóa hơi của nước là . Bỏ qua sự hao phí nhiệt.
Trang 3/3
5.2. Một khối nước đá có thể tích đang ở 0oC. Người ta dùng một bếp điện cung 
cấp nhiệt lượng có khả năng cung cấp 312800 J/giờ để làm nóng chảy khối nước đá trên. 
Hỏi sau bao lâu thì khối đá nóng chảy hoàn toàn. Cho biết nhiệt nóng chảy của nước đá là 
, khối lượng riêng của nước đá là .
5.3. Sử dụng một nhiệt lượng Q, ta có thể nung chảy hoàn toàn một thanh sắt hình trụ tiết diện 
tròn có bán kính r, chiều dài l. Dùng lượng nhiệt lượng đó còn có thể làm nóng chảy 
thanh đồng hình trụ tiết diện tròn có bán kính R, chiều dài . Cho biết nhiệt nóng 
chảy của sắt và đồng lần lượt là và , khối lượng riêng 
của sắt và đồng lần lượt là và . Tính tỉ số .
Gợi ý toán học:
- Nếu và thì 
- Công thức tính thể tích hình trụ tiết diện tròn: (với R là bán kính tiết diện và 
l là chiều dài hình trụ)
-------HẾT-------

Tài liệu đính kèm:

  • pdfKiem_tra_chuong_2_Vat_ly_6.pdf