MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số Thấp Cao I.Đọc hiểu Nhận biết các thủ pháp nghệ thuật trong bài thơ Tây Tiến của QD Hiểu được tác dụng của BPTT nói giảm Suy luận một vấn đề từ nội dung đã dặt ra qua văn bản Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 1.25 12.5% 1 1.25 12.5% 1 1.5 15% 4 4 40% II. Làm văn Vận dụng những hiểu biết về nội dung và nghệ thuậtcủa tác phẩm để giải quyết một số vấn đề được đặt ra Số câu 1 1 Số điểm 6 6 Tỉ lệ 60% 60% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 2 1.25 12.5% 1 1.25 12.5% 1 1.5 15% 1 6 60% 5 10 100% SỞ GD-ĐT TRÀ VINH TRƯỜNG THPT CẦU NGANG A ĐỀ KIỂM TRA CHUNG KHỐI 12 MÔN: NGỮ VĂN THỜI GIAN : 90 PHÚT I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) 1. Đọc đoạn văn trên và trả lời những câu hỏi phía dưới Trước đây, Tây Tiến bị phê bình là bi thương quá cũng bởi chính những khó khăn, gian khổ, tiều tụy, chết chóc được tác giả thể hiện trong bài thơ. Tuy nhiên, khi đọc kỹ, ta lại nhận ra, dù nói về chuyện chết chóc, hy sinh, nhưng toàn bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng hoàn toàn không hề sử dụng một từ “chết” hay “hi sinh”, “tử trận” nào cả. Nghĩa đen của cái chết được nhòe đi trong những cụm từ đồng nghĩa và gần nghĩa với cái chết để thể hiện lý tưởng “xem cái chết nhẹ tựa lông hồng” của một thế hệ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, nào là “bỏ quên đời”, “mồ viễn xứ”, “chẳng tiếc đời xanh”, “anh về đất”, “hồn về Sầm Nứa” Những từ này rất phổ biến trong ngôn ngữ người Việt khi nói về cái chết đã được Quang Dũng tận dụng một cách hiệu quả nhằm làm “nhẹ” đi cái chết giữa trận tiền. (Mai Bá Ấn - Tây Tiến một “lệch chuẩn” tài hoa và độc đáo) Câu 1: Đoạn văn trên đang đề cập đến biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài thơ Tây Tiến. (0.75đ) Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên.( 0.5 đ) Câu 3: Hãy liệt kê những câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật được phân tích trong đoạn văn trên trong bài thơ Tây Tiến. ( 1.25đ) Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( từ 7-8 dòng) thể hiện vẽ đẹp về ngoại hình và tâm hồn của người lính Tây Tiến. (1.5 đ) HƯỚNG DẪN CHẤM (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang) A. Hướng dẫn chung 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất 3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm). B. Hướng dẫn chấm cụ thể I. Đọc hiểu (4,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinhcó kĩ năng đọc hiểu văn bản; - Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Câu 1 (0.75 điểm) : Mức đầy đủ: 0.75 điểm: ĐA: biện pháp tu từ nói giảm Mức không đạt: 0.0 điểm: Các đáp án còn lại Câu 2 (0.5 điểm): Mức đầy đủ: 0.5 điểm: ĐA: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Mức không đạt: 0.0 điểm: Các đáp án còn lại Câu 3 (1.25 điểm): Mức đầy đủ: 1.25 điểm Gục lên súng mũ bỏ quên đời. Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. Trả lời đạt 1 câu được 0.25 điểm Mức không đạt: 0.0 điểm (Không trả lời, trả lời sai ) Câu 4 (1.5 điểm):Mức đầy đủ: 1.5 điểm Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau ,nhưng cần đạt được các ý sau Học sinh phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh với ý tưởng sáng tạo thì đạt điểm tối đa. -Trẻ trung tinh nghịch. - Oai phong, lẫm liệt. - Bình thản đối diện với sự hy sinh. - Lý tưởng sống cao cả -xả thân vì Tổ quốc. - Lãng mạn, yêu đời. - Căm thù giặc, quyết tiêu diệt kẻ thù. Mức không đầy đủ: 0.5 điểm (Trả lời đạt từ 2 ý trở lên) Mức không đạt: 0.0 điểm: ( Không trả lời hoặc lạc đề) II. Làm văn (6 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, từ đó trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội với kết cấu ba phần. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đăt câu, diễn đạt. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về tác giả HCM và tác phẩm TNĐL, HS có thể bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩ Độc lập, Tự do trong thời đại ngày nay. HS có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: 1.Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (4 đ) - Vài nét về tác gia HCM - Vài nét về tác phẩm: + Khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc + Nêu cao chính nghĩa và khát vọng hòa bình. + Khát vọng tự do độc lập được thể hiện bằng một áng văn chính luận mẫu mực. 2.Về vấn đề “ Độc lập, Tự do” ( 3 đ) - Khái niệm độc lập tự do: được làm chủ, không bị lệ thuộc, được hưởng các quyền lợi chính đáng của dân tộc, của con người. - Đây là quyền sống chính đáng của mọi dân tộc dựa trên luật pháp quốc tế. - Bàn luận: + Sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ quyền tự do độc lập của dân tộc. + Tôn trọng về quyền độc lập tự do của dân tộc khác. + Vấn đề mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp -Suy nghĩ của bản thân về việc bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc. 3. Biểu điểm: - Điểm 5-6: nêu dược các ý như trên, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có sáng tạo, có thể còn mắc vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm 3-4: nêu được cơ bản các ý như trên bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có sáng tạo, có thể còn mắc vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm 1-2: Chưa làm rỏ các ý trên , bài viết còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. -Điểm 1: chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức, mắc nhiều lỗi về diễn đạt chính tả. - Điểm 0: không làm bài hoặc hoàn toàn lạc dề. HẾT.
Tài liệu đính kèm: