Đề kiểm tra chọn học sinh giỏi Sinh học lớp 9 (Có đáp án)

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 812Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chọn học sinh giỏi Sinh học lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chọn học sinh giỏi Sinh học lớp 9 (Có đáp án)
Đề 1 :
Câu 1. (2,0 điểm) Các hiện tượng di truyền mà đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1.
Câu 2. (3,0 điểm)a. Các sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong giao tử?
b. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên phân và nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân.
Câu 3. (2,0 điểm)a. Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ ?
b. Quá trình nhân đôi ADN, quá trình phiên mã và quá trình dịch mã diễn ra theo những nguyên tắc nào? Nêu ý nghĩa của các nguyên tắc đó?
Câu 4. (2,0 điểm)a. Vai trò của kiểu gen và môi trường đối với các loại tính trạng.
b. Một loài thực vật, tế bào lưỡng bội có 2n=20, người ta thấy trong một tế bào có 19 nhiễm sắc thể bình thường và 1 nhiễm sắc thể có tâm động ở vị trí khác thường. Hãy cho biết nhiễm sắc thể có tâm động ở vị trí khác thường này có thể được hình thành bằng cơ chế nào?
Câu 5. (2,0 điểm)a. Một loài thực vật có 100% kiểu gen AaBb tự thụ phấn qua 2 thế hệ? Xác định tỉ lệ kiểu gen AaBb ở đời F2? Qua các thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ các loại kiểu gen biến đổi như thế nào?
b. Một loài động vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Làm thế nào để cứu loài này khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhanh nhất?
Câu 6. (2,5 điểm)Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=22. Cho 2 cây lưỡng bội lai với nhau được F1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt, ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4, đếm được trong các tế bào con có 336 crômatit.
Hợp tử này thuộc dạng nào?
Cơ chế hình thành hợp tử đó.
Câu 7. (2,5 điểm)Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Trong một gia đình, người chồng có kiểu hình bình thường nhưng có mẹ mắc bệnh bạch tạng. Người vợ bình thường nhưng có em trai mắc bệnh bạch tạng. Còn những người khác trong gia đình đều bình thường. Người vợ hiện đang mang thai đứa con trai đầu lòng.
Vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình trên?
Tính xác suất đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này bị bạch tạng?
Câu 8. (2,0 điểm)
 a. Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật? 
b. Vì sao mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể?
Câu 9. (2,0 điểm)
Trong một giờ thực hành, giáo viên biểu diễn các kỹ năng giao phấn (lai giống lúa). Em hãy thuật lại các thao tác lai giống lúa.
Nội dung
 Câu 1Các hiện tượng di truyền mà đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1
Qui luật phân li, VD minh hoạ đúng.
Qui luật phân li độc lập, VD minh hoạ đúng.
Qui luật liên kết gen, VD minh hoạ đúng.
 - Qui luật di truyền giới tính, VD minh hoạ đúng.
 Câu 2a. Các sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong giao tử:
- Sự trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng làm hình thành các NST có tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen.
- Sự phân li độc lập của các NST kép có nguồn gốc từ bố và từ mẹ trong cặp NST tương đồng ở kỳ sau giảm phân I.
- Sự phân ly của các nhiễm sắc tử chị em trong cặp NST tương đồng (lúc này không còn giống nhau do trao đổi chéo) một cách ngẫu nhiên về các tế bào con.
(Nếu thí sinh chỉ nêu sự kiện mà không giải thích trừ ½ số điểm. Đối với ý 1 thí sinh nêu tiếp hợp (không có trao đổi chéo) thì không cho điểm. b. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên phân và nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân
NST ở kỳ giữa của nguyên phân
NST ở kỳ giữa của giảm phân
- Mỗi NST có 2 nhiễm sắc tử giống hệt nhau.
- Mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử có thể có sự khác nhau về mặt di truyền do trao đổi chéo ở kỳ đầu giảm phân I.
- NST ở kỳ giữa xếp thành một hàng trên mặt phẳng phân bào.
NST ở kỳ giữa giảm phân I xếp thành 2 hàng. 
- Trong 1 tế bào, số lượng NST là 2n NST kép.
Trong 1 tế bào ở kỳ giữa giảm phân II số lượng NST là n NST kép.
Câu 3a. Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ ?
- Không có dạng nào vì với ADN có cấu trúc mạch kép luôn có: A=T; G=X
Nên tỉ lệ luôn không đổi.
b. * Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với các nuclêôtit trong các mạch khuôn của ADN theo nguyên tắc bổ sung: A-T, G-X.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Mỗi ADN con có 1 mạch cũ từ ADN mẹ và 1 mạch mới tổng hợp.
- Ý nghĩa: Nhờ các nguyên tắc trên, từ phân tử ADN ban đầu tạo ra các phân tử ADN con giống nhau và giống hệ ADN ban đầu.
* Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: Các nu tự do của môi trường liên kết với các nu trong mạch khuôn (mạch mã gốc) của gen theo nguyên tắc bổ sung: 
A mạch khuôn liên kết với U của môi trường.
T mạch khuôn liên kết với A của môi trường.
G mạch khuôn liên kết với X của môi trường.
X mạch khuôn liên kết với G của môi trường.
 - Ý nghĩa: Tạo ra phân tử mARN là bản sao thông tin di truyền, nơi trực tiếp để ribôxôm dịch mã tổng hợp prôtêin. Ngoài mARN phiên mã còn tạo ra tARN, rARN tham gia dịch mã.
* Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc: 
 - Nguyên tắc bổ sung: giữa các anticođon của tARN với codon của mARN ( A-U, G-X ).
 - Ý nghĩa: Nhờ NTBS, mã di truyền trên mARN được dịch thành chuỗi pôlipeptit đúng với thông tin di truyền trong gen cấu trúc.
Câu 4a. Vai trò của kiểu gen và môi trường đối với các loại tính trạng
- Kiểu gen và môi trường cùng chi phối sự biểu hiện của mỗi loại tính trạng, trong đó kiểu gen qui định mức phản ứng, còn môi trường qui định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen qui định.
- Ảnh hưởng của kiểu gen hay môi trường là nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào từng loại tính trạng.
+ Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
+ Tính trạng chất lượng chịu ảnh hưởng lớn của môi trường tuy nhiên trong giới hạn nhất định.
b. Nhiễm sắc thể có vị trí tâm động ở vị trí khác thường này có thể được hình thành bằng cơ chế:
- Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể mà đoạn đảo có chứa tâm động.
- Đột biến chuyển đoạn trên 1 nhiễm sắc thể hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 nhiễm sắc thể.
- Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động.
- Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
 Câu 5a. Tỉ lệ kiểu gen AaBb ở đời F2= 1/4Aa x 1/4Bb= 1/16.
- Qua các thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ các loại kiểu gen đồng hợp tăng, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm.
b. Một loài động vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Để cứu loài này khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhanh nhất người ta dùng phương pháp: nhân bản vô tính để tăng nhanh số lượng cá thể.
Câu 6a. Tổng số NST trong các tế bào ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4 là: 336/2 = 168 NST.
- Ta có: 24 -1 x 2n = 168 2n=21
- Hợp tử này là thể 1 : (2n-1)
b. Cơ chế hình thành: 
- Trong giảm phân của tế bào sinh dục đực hoặc cái, ở kỳ sau của giảm phân I hoặc giảm phân II một cặp NST không phân li tạo thành giao tử (n-1) và giao tử (n+1).
- Trong thụ tinh, giao tử (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo ra hợp tử (2n-1).
 Câu 7a. Vẽ sơ đồ phả hệ đúng
b. Qui ước: A: bình thường
 a: bị bệnh bạch tạng
Để sinh con bị bệnh (aa)à kiểu gen của bố mẹ là Aa
- Người chồng bình thường nhưng có mẹ bị bạch tạng có kiểu gen Aa (nhận alen a từ mẹ bạch tạng aa).
- Người vợ bình thường có em trai bị bạch tạng. Xác suất vợ có kiểu gen Aa = 2/3.
-Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng này là 1x (2/3)x(1/4)= 1/6.
Câu 8a. Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
Quần thể là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất đinh vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất.
Chỉ có quan hệ cùng loài.
Gồm quan hệ cùng loài và quan hệ khác loài.
Có các đặc trưng cơ bản: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể 
Có các đặc trưng cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật
Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.
Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.
b. Mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể.
- Mật độ ảnh hưởng tới các đặc trưng khác:
+ Mức sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh.
+ Mức độ lan truyền của dịch bệnh.
+ Tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản.
- Mật độ thể hiện tác động của loài đó trong quần xã 
 Câu 9Các thao tác lai giống lúa:
Cắt vỏ trấu để lộ rõ nhị đực.
Dùng kẹp để rút bỏ nhị đực (khử nhị đực).
Sau khi khử nhị đực, bao bông lúa để lai bằng giấy kính mờ, có ghi ngày lai và tên viết tắt của người thực hiện.
Nhẹ tay nâng bông lúa cho phấn ra khỏi chậu nước và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử đực (sau khi đã bỏ bao giấy kính mờ).
Bao bằng giấy kính mờ và buộc thẻ để có ghi ngày tháng, người thực hiện, công thức lai.
Câu 1 a. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? 
b. Vì sao thực vật hạt kín lại có thể phát triển phong phú, đa dạng như ngày nay?
Câu 2  a. Hãy sắp xếp các động vật sau theo thứ tự tiến hóa từ thấp đến cao: thủy tức(1), giun đũa(2), trùng kiết lị(3), ốc sên(4), thỏ(5), thằn lằn(6), ếch(7), bồ câu(8), tôm(9), cá chép(10).
b. Sự tiến hóa về hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống được thể hiện như thế nào?
Câu 3 a. Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?
b. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích? 
c. Một người bị tai nạn mất máu nghiêm trọng, cần phải truyền máu khẩn cấp không kịp xác định nhóm máu, theo hiểu biết của em, bác sĩ sẽ lấy nhóm máu gì trong kho dự trữ máu của bệnh viện để truyền cho bệnh nhân? Vì sao?
Câu 4 a. Cho chuỗi thức ăn: Rau -> Sâu xanh -> Chim chích bông - > Vi sinh vật.
Hãy phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của hai loài sâu xanh và chim chích bông trong một quần xã. Từ đó cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học.
b. Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội so với thân thấp, tính trạng hạt tròn trội so với hạt dài. Không dùng phép lai phân tích làm thế nào để xác định được kiểu gen của cây dị hợp tử về hai cặp tính trạng nói trên. Viết kiểu gen của cây dị hợp tử đó.
c. Một gen tiến hành tự nhân đôi 5 lần, tính số gen con mới hoàn toàn được tạo thành? 
Câu 5: Ở một loài động vật, cá thể đực có cặp NST giới tính XX, cá thể cái XY. Quá trình thụ tinh tạo ra một số hợp tử có tổng số NST đơn là 720, trong đó 1/12 là NST giới tính, số nhiễm sắc X gấp 2 lần nhiễm sắc thể Y. Xác định số cá thể đực và cá thể cái được hình thành từ nhóm hợp tử trên, biết tỉ lệ hợp tử XX phát triển thành cơ thể là 7/10; tỉ lệ hợp tử XY phát triển thành cơ thể là 40%.
Đáp án
Câu 1 a. Không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa vì hoa, cây xanh và người đều hô hấp lấy oxi và thải ra khí cácbonic(co2) làm cho con người dễ bị thiếu oxi, ngủ dậy cảm thấy mệt mỏi.
b.Thực vật hạt kín có thể phát triển phong phú, đa dạng như ngày nay vì:
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng. - Các mạch dẫn phát triển. - Hoa, quả rất đa dạng.
- Hạt được bảo vệ tốt trong quả, chính nhờ đó mà thực vật hạt kín có thể thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 2a.Sắp xếp các động vật theo thứ tự tiến hóa từ thấp đến cao:
 trùng kiết lị (3) -> thủy tức(1) -> giun đũa (2)-> ốc sên(4) -> tôm(9) -> cá chép(10)-> ếch(7) -> thằn lằn(6) -> bồ câu(8) -> thỏ(5).
( Sắp xếp chưa chính xác mỗi đại diện trừ 0,2 điểm)
b.Tiến hóa về hệ tuần hoàn:Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn (lớp cá ) -> Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn( lưỡng cư) -> Tim 4 ngăn chưa hoàn chỉnh, có một vách ngăn hụt(bò sát)->Tim 4 ngăn(chim, thú).
Câu 3 a. - Với cháo: Thấm ít nước bọt, một số tinh bột dưới tác dụng của en zim amilaza tạo thành đường man tô. - Với sữa: Thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa không diễn ra.
b.- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng.
- Giải thích: Khi con người hoạt động mạnh, cơ thể cần nhiều năng lượng -> hô hấp tế bào tăng -> Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic -> Nồng độ cacbonic (co2) trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp.
c.- Khi không kịp xác định nhóm máu: Bác sĩ sẽ lấy máu nhóm O trong kho dự trữ máu của bệnh viện để truyền cho bệnh nhân.
-Vì nhóm máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu, do đó khi được truyền cho bệnh nhân có các nhóm máu khác, sẽ không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu.
Câu 4 a.- Mối quan hệ giữa hai quần thể sâu xanh và chim chích bông: Sâu xanh phát triển mạnh khi điều kiện thuận lợi khiến số lượng chim chích bông cũng tăng theo. Khi số lượng chim tăng quá nhiều, sâu xanh bị quần thể chim tiêu diệt mạnh mẽ nên số lượng sâu lại giảm. Như vậy, số lượng cá thể chim kìm hãm số lượng cá thể sâu xanh.
- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của một quần thể khác kìm hãm làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng, đảm bảo sự tồn tại của các loài trong quần xã và sự ổn định của hệ sinh thái.
b. Không dùng phép lai phân tích, để xác định kiểu gen của cơ thể dị hợp, người ta cho cơ thể đó tự thụ phấn.
- Quy ước: A quy định thân cao; a quy định thân thấp B quy định hạt tròn; b quy định hạt dài
-Nếu thế hệ lai cho tỉ lệ kiểu hình 9: 3: 3: 1 thì các gen phân ly độc lập, cơ thể có kiểu gen là AaBb.
-Nếu thế hệ lai cho tỉ lệ 3: 1 thì các cặp gen di truyền liên kết và có kiểu gen là AB/ab.
-Nếu thế hệ lai cho tỉ lệ 1: 2: 1 các cặp gen di truyền liên kết và có kiểu gen là Ab/aB.
c. Số gen con mới hoàn toàn: 25 – 2 = 30
Câu 5-Số NST giới tính: 720 x 1/12 = 60- Theo bài ra ta có: X + Y = 60 (1) X = 2 Y (2)
-Thế (2) vào (1) suy ra: Y = 20; X = 40
- Số hợp tử XY = 20 -> Số cá thể cái = 20 x 40/100 = 8 cá thể.- Số hợp tử XX = 10 -> Số cá thể đực = 10 x 7/10 = 7 cá thể.
	Câu 1: (4,0đ)1. Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa? 
2. Quang hợp là gì? Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?
3. Thực vật có vai trò gì đối với động vật nói chung?
2. Sự tiến hóa về hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống được thể hiện như thế nào?
Câu 3: (3,0đ) 1. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt Sinh học câu thành ngữ “ Nhai kĩ no lâu”.
2. Tại sao nói “ Đại dịch AIDS là thảm họa của loài người, nhưng không đáng sợ”? Phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS bằng những cách nào?
Câu 4: (2,0đ) Một người từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao, không khí ở vùng đó nghèo oxi. Hãy cho biết trong cơ thể người đó xẩy ra những thay đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu ?
Câu 5: (4,0đ) 1. Có những nhân tố sinh thái nào tác động lên hệ sinh thái nông nghiệp ?
2. Ở lúa tính trạng thân cao trội so với thân thấp, tính trạng hạt tròn trội so với hạt dài. Trong một phép lai, ở F1 người ta thu được kết quả như sau: 75% cây lúa thân cao, hạt tròn: 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn. Cho biết các gen quy định các tính trạng đang xét nằm trên các NST khác nhau. Hãy xác định kiểu gen của P và F1?
Câu 6: (3,0đ)Gen B dài 5100A0 bị đột biến thành gen b. Gen b dài hơn gen B là 3,4 A0 .
a.Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên.
b.Tính khối lượng phân tử của gen b.( Biết khối lượng phân tử trung bình của một nulà 300 ĐVC ).
Đáp án
Câu 11. Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn của hoa. Sâu bọ từ xa đã có thể phát hiện ra chúng nên bay đến hút mật hoặc lấy phấn rồi lại bay sang hoa khác, chính vì thế có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều hơn.
2. Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng chế tạo ra chất hữu cơ và nhả khí oxi ( GV có thể trình bày dạng sơ đồ, đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa).
Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp: Ánh sáng, nước, hàm lượng khí cacbonic, nhiệt độ.
3.Vai trò của thực vật:
- Cung cấp oxi và thức ăn cho động vật.
- Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản.
2.Tiến hóa về hệ tuần hoàn:
Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn (lớp cá ) -> Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn( lưỡng cư) -> Tim 4 ngăn chưa hoàn chỉnh, có một vách ngăn hụt(bò sát)->Tim 4 ngăn(chim, thú).
Câu 31.Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là: khi ta nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.
2.- AIDS là thảm họa của loài người vì: Tỉ lệ tử vong rất cao, không có vacxin phòng và thuốc chữa, lây lan nhanh, mọi người đều có thể lây nhiễm HIV.
-AIDS không đáng sợ vì mọi người có thể chủ động phòng tránh và không lây qua các tiếp xúc thông thường.
-Phòng tránh AIDS bằng các biện pháp: 
+Không tiêm chích ma túy, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền.
+Sinh hoạt tình dục an toàn.
+ Người mẹ nhiễm AIDS không nên sinh con.
Câu 4Trong cơ thể người đó có những thay đổi:
- Nhịp thở nhanh hơn, tăng thông khí, tăng khả năng tiếp nhận oxi.
-Tim đập nhanh hơn, tăng tốc độ tuần hoàn máu. Tập trung nhiều máu cho các bộ phận quan trọng như não, tim.
- Hồng cầu tăng để tăng khả năng vận chuyển oxi của máu.
- Tăng thể tích phổi và thể tích tâm thất.
( Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
2. *Quy ước: 
A thân cao. a thân thấp. B hạt tròn. b hạt dài.
*Biện luận: 
Xét tỉ lệ TT chiều cao ở F1 có 3 thân cao: 1 thân thấp chứng tỏ kiểu gen của P dị hợp (Aa x Aa). 
Xét TT hình dạng hạt, ở F1 có 100% hạt tròn, chứng tỏ kiểu gen của P :
 ( BB x BB) hoặc (Bb x BB) hoặc( BB x bb)
*Trường hợp 1: P: AaBB ( Thân cao, hạt tròn) x AaBB( Thân cao, hạt tròn)
*Trường hợp 2: P: AaBb ( Thân cao, hạt tròn) x AaBB( Thân cao, hạt tròn)
*Trường hợp 3: P: AaBB ( Thân cao, hạt tròn) x Aabb( Thân cao, hạt dài)
Câu 6a. Dạng đột biến: đột biến gen.
- Chiều dài tăng thêm 3,4 A0 -> tương ứng một cặp nucleotit.
- Chiều dài gen b hơn gen B -> đột biến thêm một cặp nucleotit.
b. Khối lượng phân tử gen b:
- Chiều dài gen b: 5100 + 3,4= 5103,4 A0
- Số nucleotit của gen b: (5103,4: 3,4)x 2=3002 nucleotit.
- Khối lượng phân tử của gen b: 300x 3002= 900.600 ĐVC

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG.doc