Đề kiểm tra chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Phúc Sơn

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Phúc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Phúc Sơn
	TRƯỜNG PTDTBT THCS PHÚC SƠN
Họ và tên :..................................................................................................
Lớp............
ĐỀ KIỂM TRA HSG LẦN II -NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 
Câu1:
Cho đoạn trích sau đây:
	“ Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng không mắt. Vì một chút sơ ý, em đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh. Giọt mực rơi đúng chỗ mắt cò. Thế là cò mở mắt, xòe cánh, bay đi. Chuyện làm chấn động cả thị trấn. Mấy kẻ mách lẻo đến tố giác với nhà vua. Vua phái triều thần đến đón Mã Lương về kinh đô. Mã Lương không muốn đi, nhưng họ tìm đủ cách dụ dỗ, dọa nạt để bắt em về hoàng cung.”
 (Cây bút thần)
Tìm các cụm danh từ có trong đoạn trích.
	..........
Điền các cụm danh từ đã tìm được vào mô hình cụm danh từ. Nhận xét về cấu tạo của các cụm danh từ đó
	..........
Câu 2: 
 a. Phân biệt nghĩa của các yếu tố đại trong các từ : đại thắng, đại diện
	...........
b. Đặt hai câu trong đó có sử dụng các từ: đại thắng, đại diện
	..........
	..........
II. PHẦN LÀM VĂN 
Câu 3: Hãy kể lại truyện “ Sự tích hồ Gươm” theo ngôi thứ nhất. 
	.
	.........
	.........
	..........
	...........
	..........
	..........
	.........
	.........
	..........
TRƯỜNG PTDTBT THCS PHÚC SƠN
Họ và tên :..................................................................................................
Lớp............
ĐỀ KIỂM TRA HSG LẦN 3 -NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 120 phút
 I. Phần văn và tiếng Việt.
Câu 1 (2 điểm).
 Xác định từ loại, loại cụm từ của các từ ngữ được gạch chân trong đoạn văn sau.
“Ngày xưa, có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra nhiều câu đố oái oăm để hỏi mọi người”.
(Trích “ Em bé thông minh ”)
	..........
	..........
	..........
	.........
	.........
Câu 2 (2 điểm). Nêu điểm giống nhau và khác nhau của truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.
	..........
	..........
	..........
	.........
	.........
II.Phần Tập làm văn
Câu 3 (6 điểm). Tủ sách của một bạn học sinh giỏi tự kể chuyện mình.
	...........
	..........
	..........
	.........
	.........
	..........
	..........
	.........
	.........
	..........
	...........
	..........
	..........
	.........
	.........
	..........
	...........
	..........
	..........
	.........
	.........
TRƯỜNG PTDTBT THCS PHÚC SƠN
Họ và tên :..................................................................................................
Lớp............
ĐỀ KIỂM TRA HSG LẦN I -NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 2,5 điểm
 Đoạn kết truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) như sau:	
 “Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.
Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về”.
 Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:
 1) Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam ?
	..........
	..........
	..........
	..........
	..........
 2) Kể tên các nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó như thế nào ?
	..........
	..........
	..........
	..........
	..........
 3) Giải nghĩa từ: Nao núng ?
	..........
 4) Các từ: Bốc, dời, dựng, đánh, kiệt, rút là những từ loại nào ? 
	..........
 5) Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ?
	..........
	...........
	..........
	..........
	.........
II. PHẦN LÀM VĂN 7,5 điểm
Câu 1. 1,5 điểm 
 Viết một đoạn văn ngắn (không quá 5 dòng Tờ giấy thi) nêu bài học của em rút ra sau khi học truyện Ếch ngồi đáy giếng 
	..........
	...........
	..........
	..........
	.........
Câu 2. 6,0 điểm
 Kể về một việc tốt mà em đã làm.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,5 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam.
0,25
2
- Các nhân vật chính trong truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật: Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt hằng năm được hình tượng hóa; Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người Việt xưa được hình tượng hóa.
0,25
0,50
3
Giải nghĩa từ nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
0,25
4
Các từ: bốc, dời, dựng, đánh, kiệt, rút là những động từ
0,25
5
Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Là câu chuyện tưởng tượng, kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
1,0
	 II. PHẦN LÀM VĂN: 7.5 điểm	
Câu
Nội dung
Điểm
Câu
1
Viết một đoạn văn ngắn (không quá 5 dòng Tờ giấy thi) nêu bài học của em rút ra sau khi học truyện Ếch ngồi đáy giếng (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
1,5
Yêu cầu: hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được 3 ý sau:
- Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang
- Phải luôn học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của mình
- Khiêm tốn, không được chủ quan, kiêu ngạo
0,5
0,5
0,5
Câu
2
Kể về một việc tốt mà em đã làm.
+ Yêu cầu chung: Văn kể chuyện
Đây là một đề bài mở, phạm vi kể chuyện rộng, học sinh có nhiều lựa chọn. Yêu cầu hs kể chuyện về một việc tốt mà em đã làm (chuyện có thực), yêu cầu học sinh biết vận dụng kiến thức Tập làm văn và những quan sát từ đời sống thực tế để làm bài.
6,0
Mở bài: 
 HS có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải giới thiệu (khái quát) được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nêu câu chuyện (một việc tốt mà em đã làm).
1,0
Thân bài: HS chọn ngôi thứ nhất để kể chuyện, khuyến khích sự sáng tạo của các em.
+ Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện
+ Kể lại câu chuyện theo một trình tự nhất định (về thơi gian, không gian)
+ Kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh 
+ Kết hợp nêu cảm nghĩ của bản thân với câu chuyện vừa kể
4,0
1,0
1,0
1,0
1,0
Kết bài:
Kết thúc câu chuyện, bài học được rút ra hoặc nêu cảm nghĩ từ câu chuyện vừa kể
1,0
VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 2 - PHẦN LÀM VĂN
Điểm 5 - 6: Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại chuyện lại một việc tốt mà em đã làm. Kể chuyện sinh động, có các tình tiết chính, phụ; có sáng tạo. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ. Biết bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, đồng thời trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả
 Điểm 3 - 4: Biết vận dụng văn kể chuyện để kể một việc tốt mà em đã làm, có các tình tiết nhưng có thể chưa sáng tạo trong ngôn ngữ kể chuyện. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ nhưng có thể chưa rõ. Bố cục tương đối rõ, trình bày tương đối đẹp.
Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng văn kể chuyện, các tình tiết của câu chuyện còn lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chữ viết và trình bày yếu.
 Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
Lưu ý: 
 - Với học sinh lớp 6: Không yêu cầu cao trong việc vận dụng kiến thức Tập làm văn để kể một câu chuyện. Chỉ yêu cầu học sinh biết kể lại một câu chuyện, có các tính tiết câu chuyện theo yêu cầu đề ra, bước đầu biết kết hợp kể chuyện với miêu tả, nêu cảm nghĩ trân trọng những sáng tạo của học sinh.
- Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả . . .) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này. 
 * Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 6,0).

Tài liệu đính kèm:

  • docDe HSGLI.1van 6-TTHUYET.doc