Đề kiểm tra chất lượng Vật lí lớp 9 - Đề số 2 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng Vật lí lớp 9 - Đề số 2 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng Vật lí lớp 9 - Đề số 2 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến
UBND THỊ XÃ LAGI
Trường THCS Tân Tiến
Lớp: 9A
Họ và tên:
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học: 2016 – 2017
Môn: Vật Lý 9
Thời gian làm bài: 20 phút
Điểm
Lời phê của giáo viên:
Mã đề:
2
I. Phần trắc nghiệm: ( 5 đ )
 * Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. ( mỗi câu 0,5 đ)
 1. Đối với mỗi dây dẫn, thương số là
 A. Điện trở của dây dẫn và có giá trị không đổi.
 B. Điện trở của dây dẫn và có giá trị tỉ lệ nghịch với HĐT giữa hai đầu dây dẫn.
 C. Điện trở của dây dẫn và có giá trị tỉ lệ thuận với CĐDĐ chạy qua dây dẫn.
 D. A, B, C đều đúng.
 2. Phát biểu nào sau đây về định luật Ôm cho một đoạn mạch là đúng?
 A. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.
 B. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây dẫn.
 C. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không phụ thuộc vào điện trở của dây dẫn.
 D. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn.
 3. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết :
 A. Thời gian sử dụng điện ở gia đình. 	 B. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
 C. Công suất điện mà gia đình đã sử dụng D. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng
 4. Một bóng đèn ghi 220V-75W hoạt động bình thường trong 4h. Điện năng tiêu thụ của đèn trong thời gian trên là bao nhiêu?
 A. 150Wh B. 300J C. 220J D. 300Wh 
 5. Hai nam châm đặt gần nhau thì:
 A. Các cực từ cùng tên thì đẩy nhau.
 B. Các cực từ cùng tên thì hút nhau.
 C. Các cực từ cùng tên thì đẩy nhau, các cực từ khác tên thì hút nhau.
 D. Chúng luôn luôn hút nhau.
 6. Quy tắc bàn tay trái dùng để xác định:
 A. Chiều quay của nam châm.
 B. Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn.
 C. Chiều của đường sức từ.
 D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn.
7. Trong bệnh viện, các bác sĩ có thể lấy các mạt sắt nhỏ ra khỏi mắt bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây:
 A. Dùng kìm B. Dùng kéo C. Dùng nam châm D. Dùng một viên bi còn tốt
8. Động cơ điện là loại thiết bị:
 A. Biến đổi cơ năng thành nhiệt năng.
 B. Biến đổi điện năng chủ yếu thành cơ năng.
 C. Biến đổi cơ năng thành điện năng.
 D. Biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
9. Hai cực khác tên của hai nam châm thẳng hút nhau theo hình 23.5. Đường sức từ được biểu diễn đúng ở hình nào ?
10. Vì sao nam châm điện lại sử dụng lõi sắt non chứ không phải lõi thép:
 A. Vì lõi sắt non nặng hơn lõi thép cùng kích thước.
 B. Vì lõi sắt non làm tăng tác dụng từ của nam châm điện.
 C. Vì lõi sắt non bị mất từ tính khi ngắt điện.
 D. Vì lõi sắt non bị nhiễm từ mạnh hơn lõi thép
UBND THỊ XÃ LAGI
Trường THCS Tân Tiến
Lớp: 9A
Họ và tên:
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học: 2016 – 2017
Môn: Vật Lý 9
Thời gian làm bài: 25 phút
Điểm
Lời phê của giáo viên:
Mã đề:
2
II. Tự Luận: ( 5đ)
 1. Phát biểu nội dung định luật Jun – Len xơ? Viết biểu thức định luật? (1đ)
 2. Vẽ hình, vận dụng quy tắc ban tay trái chỉ chiều lực điện từ (1đ)
 3. Trong mùa đông, một lò sưởi điện có ghi 220V – 880W được sử dụng với hiệu điện thế 220V trong 4 giờ mỗi ngày.
 a. Tính điện trở của dây nung và cường độ dòng điện chạy qua lò sưởi khi đó.(1đ)
 b. Tính nhiệt lượng mà lò sưởi này tỏa ra trong mỗi ngày theo đơn vị J và Kwh.(1đ)
 c. Tính tiền điện phải trả cho việc dùng lò sưởi trong 30 ngày. Cho rằng giá tiền điện là 1000đ/kw.h.(1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề thi 2.doc
  • docĐáp án đề 2.doc