SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NAM TRỰC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: VẬT LÝ 10 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề) SỐ PHÁCH Họ và tên: . Số báo danh:.......................... Lớp: ........................... Chữ kí giám thị 1:Chữ kí giám thị 2:......................... Chú ý: Thí sinh làm bài vào đề thi này. SỐ PHÁCH Điểm Bằng số: Bằng chữ:. Họ và tên chữ kí 2 giám khảo: Giám khảo 1:..... Giám khảo 2:..... A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Học sinh lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi vào phần bài làm Câu 1. Trường hợp nào dưới đây có thể xem vật là chất điểm? A. Quả bưởi rơi từ trên bàn xuống đất. B. Xe đạp chạy trong phòng nhỏ. C. Người hành khách đi lại trên ôtô. D. Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời. Câu 2. Một chất điểm chuyển động thẳng đều có phương trình chuyển động là: A. x = x0 + at2/2. B. x = x0 + v0t + at2/2 C. x = v0 + at. D. x = x0 + vt. Câu 3. Trong chuyển động thẳng đều A. quãng đường đi được S tỉ lệ thuận với vận tốc v. B. tọa độ x tỉ lệ thuận với vận tốc v. C. quãng đường đi được S tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t. D. tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t. Câu 4. Trong các đường biểu diễn sau, đường biểu diễn nào mô tả chuyển động thẳng đều? Câu 5. Một chất điểm chuyển động thẳng dọc theo trục Ox có phương trình: x = 4 – 10t (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h chuyển động là: A. -20 km B. 20 km C. 8 km D. -16 km Câu 6. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì A. gia tốc là một đại lượng không đổi B. gia tốc là đại lượng biến thiên theo thời gian Thí sinh không được viết vào phần gạch chéo C. vận tốc là đại lượng không đổi D. vận tốc là đại lượng biến thiên theo thời gian theo quy luật hàm bậc hai Câu 7. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, tại một thời điểm vectơ gia tốc và vectơ vận tốc luôn A. cùng hướng với nhau B. ngược hướng với nhau C. vuông góc với nhau D. lệch góc bất kì Câu 8. Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là A. (a và v0 cùng dấu) B. (a và v0 trái dấu) C. (a và v0 cùng dấu) D. (a và v0 trái dấu) Câu 9. Hai xe chuyển động ngược chiều, đi qua hai địa điểm A và B. Xe đi qua A chuyển động nhanh dần đều, xe qua B chuyển động chậm dần đều. Hướng của vec tơ gia tốc giữa hai xe đối với nhau là : A. Cùng hướng với nhau B. Ngược hướng với nhau C. Vuông góc với nhau D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận Câu 10. Một chất điểm chuyển động thẳng có phương trình: x = 2t2 + 3t + 4. Biết x tính theo đơn vị m, thời gian tính theo đơn vị giây (s). Vận tốc của chất điểm lúc t=2s là A. 10 m/s. B. 11 m/s. C. 20 cm/s. D. 25 cm/s Câu 11. Một đoàn tàu chuyển động thẳng chậm dần đều vào ga với gia tốc có độ lớn 0,8m/s2. Quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng trước khi dừng lại là A. 0,8 B. 1,6 m C. 0,4 m D. Chưa đủ dữ kiện để tính Câu 12. Chọn câu sai A. Khi rơi tự do mọi vật chuyển động hoàn toàn như nhau B. Vật rơi tự do không chịu sức cản của không khí C. Chuyển động của người nhảy dù là rơi tự do D. Mọi vật chuyển động gần mặt đất đều chịu gia tốc rơi tự do Câu 13. Hai vật được thả rơi tự do từ hai độ cao khác nhau xuống đất. Thời gian rơi của vật (2) gấp 3 lần thời gian rơi của vật (1). Chọn phương án đúng về liên hệ giữa quãng đường rơi của hai vật A. B. C. D. Câu 14. Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm: A. quỹ đạo là đường tròn. B. tốc độ dài không đổi. C. tốc độ góc không đổi. D. vectơ gia tốc không đổi. Câu 15. Trong các công thức dưới đây về chuyển động tròn đều, công thức nào là SAI? A. B. C. D. Câu 16. Chọn câu đúng khi nói về chuyển động tròn đều A. Trong các chuyển động tròn đều có cùng bán kính, chuyển động nào có chu kỳ quay lớn hơn thì có vận tốc dài lớn hơn. B. Trong chuyển động tròn đều, chuyển động nào có chu kỳ quay nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn. C. Trong các chuyển động tròn đều, chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kỳ nhỏ hơn. D. Trong các chuyển động tròn đều, với cùng chu kỳ, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn. Câu 17. Một ca nô chuyển động với vận tốc 10 m/s khi nước yên lặng. Nước chảy với vận tốc 1m/s so với bờ. Khi chuyển động ngược dòng nước, vận tốc của ca nô so với bờ là: A.10 m/s B. 1 m/s C.11 m/s D. 9m/s Câu 18. Một ô tô chạy với vận tốc 50 km/h trong trời mưa. Mưa rơi theo phương thẳng đứng. Trên cửa kính bên của xe, các vệt mưa rơi làm với phương thẳng đứng một góc 600 Vận tốc của giọt nước mưa đối với xe ôtô là: A. km/h B. km/h C. 100 km/h D. 50 km/h Câu 19. Chọn câu sai khi nói về nguyên nhân của sai số ngẫu nhiên: A. Do giác quan của người đo. B. Do không hiệu chỉnh dụng cụ đo về mốc 0 trước mỗi lần đo. C. Do điều kiện làm thí nghiệm không ổn định. D. Do chịu tác động ngẫu nhiên của yếu tố bên ngoài. Câu 20. Khi viết kết quả thực hành thì cách viết nào dưới đây là đúng: A. B. C. D. B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Bài 1 (3,0 điểm): Hai xe chuyển động nhanh dần đều trên cùng một đoạn đường AB để đi đến gặp nhau. Gia tốc của hai xe đều có độ lớn là 0,4 m/s2. Tại thời điểm ta bắt đầu quan sát (t=0) thì xe thứ nhất ở vị trí A, có vận tốc 2m/s và đang chuyển động đến B; xe thứ hai ở vị trí B cách A 160m và đang có vận tốc là 10m/s, hướng từ B đến A a) Viết phương trình chuyển động của mỗi xe. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc bắt đầu quan sát? b) Sau bao lâu thì hai xe gặp nhau? Xác định vị trí hai xe gặp nhau? c) Lúc t=0, có một xe đạp cũng chuyển động trên đường AB. Hỏi xe đạp phải chuyển động từ vị trí nào, theo chiều nào, với vận tốc, gia tốc bằng bao nhiêu để xe đạp luôn cách đều hai xe trên? Bài 2 (2,0 điểm): Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính 5cm với tốc độ góc không đổi bằng 4,7rad/s 1) Biểu diễn vectơ vận tốc tại hai điểm trên quỹ đạo cách nhau chu kì 2) a. Tìm tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của chất điểm b. Tìm thời gian để chất điểm chuyển động được 2016 vòng. BÀI LÀM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA B. PHẦN TỰ LUẬN
Tài liệu đính kèm: