Đề kiểm tra chất lượng ôn thi THPT Quốc gia lần 2 môn Ngữ văn năm 2015 - Trường THPT Sông Lô (Có đáp án)

doc 7 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 04/07/2022 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng ôn thi THPT Quốc gia lần 2 môn Ngữ văn năm 2015 - Trường THPT Sông Lô (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng ôn thi THPT Quốc gia lần 2 môn Ngữ văn năm 2015 - Trường THPT Sông Lô (Có đáp án)
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2015
Môn: Ngữ văn 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (2điểm)
	Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
	“ cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một sinh thể có linh hồn với những tính cách đối địch: vừa hung bạo, vừa dữ rằn. Đây là lối nhân cách hoá những đặc điểm vốn có của giòng sông thiên nhiên mà trực quan có thể nhìn thấy.”
1. Hãy chỉ ra những lỗi sai về ngữ pháp, chính tả, cách dùng từ, tính lô gíc trong đoạn văn trên. (1,0 điểm)
2. Hãy sửa lại cho đúng những lỗi sai vừa tìm được. (1,0 điểm)
Câu II (3 điểm)
	Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về sự bình yên.
Câu III (5 điểm)
	Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị qua đêm tình mùa xuân trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục). Từ số phận nhân vật Mị, em có suy nghĩ gì về thái độ sống của con người trước nghịch cảnh.
.HẾT
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
(Giám thị không giải thích gì thêm.)
Họ và tên thí sinh..SBD:
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA
LẦN 1 NĂM 2015
Môn: Ngữ văn 
I. LƯU Ý CHUNG
Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức. Dưới đây là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng, giáo viên cần tự cân đối khi cho điểm.
II. ĐÁP ÁN
Câu
Ý
Nội dung trình bày
Điểm
I
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi (2,0 điểm)
1
Hãy chỉ ra những lỗi sai về ngữ pháp, chính tả, cách dùng từ, tính lô gíc trong đoạn văn trên (1,0 điểm).
- Lỗi ngữ pháp : Câu 1 trong đoạn văn (thành phần trạng ngữ không rõ ràng).
0,25
- Lỗi chính tả: dữ rằn, giòng sông, chực quan.
0,25
- Lỗi về cách dùng từ: đối địch, nhân cách hóa.
0,25
- Lỗi lôgíc: vừa hung bạo vừa dữ rằn.
0,25
2
Hãy sửa lại cho đúng những lỗi sai vừa tìm được (1,0 điểm).
- Lỗi ngữ pháp: cái nhìn của Nguyễn Tuân -> Dưới cái nhìn của Nguyễn Tuân.
0,25
- Lỗi chính tả: dữ rằn -> dữ dằn
 giòng sông -> dòng sông
 chực quan -> trực quan
0,25
- Lỗi dùng từ: đối địch -> đối lập, nhân cách hóa -> nhân hóa.
0,25
- Lỗi lôgíc: vừa hung bạo, vừa dữ rằn -> vừa hung bạo, vừa trữ tình
0,25
II
 Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về sự bình yên (3,0 điểm).
1
Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Bình yên là trạng thái tâm lí của con người, là sự nhẹ nhõm, thanh thản và an toàn khi không phải chịu những cú sốc tình cảm thái quá, không đề phong lo lắng thái quá trong lòng mình.
0,25
- Phân biệt với bình an: Bình an là cảm giác an toàn khi con người không chịu sự đe dọa hay chi phối của hoàn cảnh khách quan. 
=> Bình yên: rộng nghĩa hơn, thấm đượm vào trong tâm hồn con người, gần với hạnh phúc. Cảm giác tỏa ra từ tâm hồn- bên trong con người.
0,25
2
Biểu hiện (0,5 điểm)
- Khi được ngồi trên một bãi cỏ xanh, một người bạn thân khi con người được sống với chính con người mình, được che chở, bao bọc và yêu thương
0,5
3
Luận bàn (1,0 điểm)
 Nguyên nhân khiến con người cần cảm giác bình yên trong cuộc sống: khách quan và chủ quan.
- Con người tồn tại trong thực tại xã hội còn nhiều nỗi âu lo: mất mùa, đói nghèo. -> Con người rất khó tìm thấy cảm giác bình yên trong cuộc sống.
0,25
- Mỗi con người trong hành trình là một cuộc phấn đấu đạt tới những ước mơ đồng nghĩa với những xúc cảm thái quá. Điều đó đồng nghĩa với sự không bình yên.
0,25
- Không có sự bình yên thì cuộc sống sẽ rất căng thẳng, chất lượng cuộc sống suy giảm. Cần thiết một khoảng lặng bình yên để con người làm vơi đi những căng thẳng và lo toan. Con người có thể tự tạo ra cho mình những khoảng lặng bình yên cần thiết.
0,5
4
Giải pháp (1,0 điểm)
- Tự nguyện chân thành, tích cực để tạo không gian yên bình.
0,5
- Sống đẹp, không dối trá, vụ lợi để lương tâm bình yên.
0,25
- Có cái nhìn tích cực với cuộc sống.
0,25
III
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị qua đêm tình mùa xuân nghe tiếng sáo gọi bạn trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục). Từ số phận nhân vật Mị, em có suy nghĩ gì về thái độ sống của con người trước nghịch cảnh (5.0 điểm)
1
Vài nét về tác giả, tác phẩm (0.5 điểm)
0,5
2
Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân nghe tiếng sáo gọi bạn (2,0 điểm)
- Mị là một cô gái tài hoa, yêu đời, đầy khát vọng sống.
0,25
- Vì món nợ truyền kiếp, Mị trở thành con dâu gạt nợ cho gia đình thống lí. Mị bị hành hạ về thể xác và tinh thần. Mị phải làm những công việc vất vả và nặng nhọc, bị cấm đi chơi tết, cúng trình ma nhà thống lí
0,25
- Những yếu tố tác động tới sự thay đổi diễn biến tâm trạng nhân vật Mị:
+) Không khí đón tết ở Hồng Ngài.
+) Tiếng sáo gọi bạn và hơi rượu nồng nàn.
+) Sức sống tiềm tàng trong Mị.
0,25
- Sự thay đổi diễn biến tâm trạng: Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại: “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Phản ứng đầu tiên của Mị là “nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. 
0,5
- Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động: nhẩm thầm lời bài hát theo tiếng sáo, Mị uống rượu và “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình. Hành động này đẩy tới hành động tiếp theo của Mị “quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.
0,5
- Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn dìu tâm hồn Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. Mị vùng bước đi trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Mị nghĩ đến thân phận nô lệ của mình “không bằng con ngựa”. 
0,25
Đánh giá (0,5 điểm)
- Với cách kể chuyện linh hoạt, khả năng miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy, Tô Hoài đã thành công khi diễn tả sự chuyển biến nội tâm âm thầm, lặng lẽ nhưng rất quyết liệt, dữ dội của nhân vật Mị. 
0,25
- Qua diễn biến tâm trạng nhân vật Mị, nhà văn thể hiện tiếng nói nhân đạo sâu sắc: Niềm tin của nhà văn vào sức sống của con người.
0,25
3
Suy nghĩ của em về thái độ sống của con người trước nghịch cảnh (2,0 điểm)
- Giải thích: Nghịch cảnh là những hoàn cảnh ngang trái, éo le không như mong muốn. Sống trong cuộc đời, con người cần biết chấp nhận hoàn cảnh, dựa vào sức mạnh nội tại của bản thân để tự mình vươn lên để cuộc sống thực sự có ý nghĩa.
0,5
Bình luận và chứng minh:
- Đường đời của mỗi người không phải khi nào cũng bằng phẳng, thênh thang. Nó luôn ẩn chứa những thách thức, chông gai và con đường đó không chấp nhận con người yếu đuối, ỷ lại.
- Dựa vào chính mình, hạn chế điểm yếu và phát huy điểm mạnh giúp con người thêm tự tin, bản lĩnh trong cuộc sống và trong công việc, có động lực để vươn tới những ước mơ lớn hơn.
- Dựa vào chính mình là con đường ngắn nhất giúp con người hoàn thiện nhân cách.
0,75
Bài học rút ra:
- Dựa vào chính mình để sinh tồn, hoà nhập, sáng tạo và phát triển.
- Dựa vào chính mình là cách thể hiện nhân tính, ấy là lòng tự trọng cá nhân. Dựa vào chính mình còn là danh dự của quốc gia, dân tộc, là tinh thần tự cường, tự tôn cần thiết.
- Dựa vào sức mình là cần thiết nhưng tránh sa vào tự mãn. Trong tình hình thực tế, bên cạnh việc đề cao cái “tôi”, mỗi chúng ta cũng phải biết dung hoà cái “tôi” cá nhân vào “ta” của cộng đồng, tập thể sao cho hài hoà.
0,75
NGƯỜI RA ĐỀ
NGƯỜI PHẢN BIỆN
NGƯỜI PHÊ DUYỆT
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Nguyễn Thị Hồng Châm
I
1. Hãy chỉ ra những lỗi sai về ngữ pháp, chính tả, cách dùng từ, tính lô gíc trong đoạn văn trên. (1,0 điểm)
- Sai chính tả: dữ rằn; giòng sông; ch
“đời xanh”: Ẩn dụ chỉ tuổi trẻ, tuổi thanh xuân, những chàng trai xung phong ra chiến trường khi tuổi đời chỉ mười tám, đôi mươi.
0,25
“về đất”: là cách nói giảm, nói tránh thể hiện sự mất mát, hi sinh của những người lính.
0,25
c
1,0 điểm
Bằng bút pháp lãng mạn và cảm hứng bi tráng, đoạn thơ đã dựng lên chân dung người lính Tây Tiến với lẽ sống và tinh thần xả thân, dâng hiến cho đất nước. Sự hi sinh cao cả, thầm lặng nhưng cũng rất đỗi nhẹ nhàng, thanh thản ấy có khả năng làm rung chuyển thiên nhiên, sông núi. Chỉ có âm vang dữ dội “độc hành” của dòng sông Mã mới xứng đáng tiễn đưa họ.
1,0
2
3,0 điểm
1
Giới thiệu được xu hướng chọn nghề theo thị hiếu xã hội của học sinh ngày nay.
0,25
2
Giải thích (0,5)
- Thị hiếu xã hội: Quan tâm, hứng thú, yêu thích tương đối phổ biến trong một bộ phận nào đó của xã hội. Thị hiếu mang tính lịch sử, thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
0,25
- Chọn nghề theo thị hiếu xã hội là sự lựa chọn nghề nghiệp theo xu huớng chung của xã hội.
0,25
3
Biểu hiện (0,25)
- Xu hướng hiện nay là thí sinh đăng kí vào các trường khối A, D chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt là các khoa kinh tế, tài chính, ngoại ngữ, tin học Trong khi đó, tỉ lệ thí sinh đăng kí vào khối C giảm đáng kể và điểm đầu vào của các trường như Sư phạm, văn hoá, báo chí có tỉ lệ chọi, điểm đầu vào thấp.
0,25
4
Bình luận và chứng minh (1,5 điểm)
- Nguyên nhân của xu hướng trên (0,75)
Do mối quan hệ cung cầu: Xã hội có nhu cầu phát triển các ngành nghề như ngoại ngữ, tin học nên thí sinh đăng kí vào ngành học đó để đảm bảo công việc sau khi ra trường. 
0,25
Hiệu quả ngành nghề: Nhu cầu xã hội lớn nên khi ra trường thí sinh sẽ có cơ hội tìm được việc làm dễ hơn, tài chính ổn định, đảm bảo được chất lượng cuộc sống.
0,25
Ảo tưởng chính mình: Thí sinh không tự đánh giá đựơc lực học của bản thân nhưng thích chạy đua theo thị hiếu xã hội.
0,25
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn (0,75)
Thuận lợi: Được học tập trong một môi trường năng động, cơ hội việc làm và thăng tiến cao.
0,5
Khó khăn: Chưa hiểu chính mình, không có hứng thú học tập dẫn đến kết quả học tập bị ảnh hưởng, sức ép thi cử, tỉ lệ chọi cao....
0,25
5
Giải pháp (0,5)
- Đánh giá đúng năng lực thực chất của bản thân.
0,25
- Cân đối hài hoà giữa nhu cầu, sở thích của bản thân với đòi hỏi của xã hội.
0,25
3
5,0 điểm
1
Giới thiệu về Thanh Thảo và tác phẩm “Đàn ghi ta của Lor- ca” (0,75)
- Thanh Thảo là tác giả tiêu biểu cho thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc, luôn có nỗ lực cách tân thơ theo hướng hiện đại. 
0,25
- Thơ Thanh Thảo đồng thời cũng là tiếng lòng của người trí thức với nhiều trăn trở, suy tư trước những đổi thay của thời đại.
0,25
- “Đàn ghi ta của Lor- ca » rút trong tập «Khối vuông rubích” (1985), tiêu biểu cho giọng điệu thơ giàu tâm sự, dồn nén và sâu lắng.
0,25
2
Hình tượng người nghệ sĩ Lor- ca trong 13 câu thơ cuối (3,0)
a) Sự bất tử của Lor- ca (1,5)
- “không ai chôn cất tiếng đàn”: Sự chua xót cho tâm nguyện đổi mới không thành, hậu thế không dám vượt qua. Họ chôn vùi khát vọng đổi mới nghệ thuật của ông.
0,5
- Khẳng định, ngưỡng mộ sự nghiệp của Lor- ca là vĩnh hằng, bất tử như cỏ với thời gian, đất nước, con người và nhân loại, không ai có thể chôn vùi được.
0,25
 - “giọt nước mắt vầng trăng”: giọt nước mắt là biểu tượng của sự đau thương. Thiên nhiên, vũ trụ như cùng nỗi đau vì sự ra đi của một nhân cách vĩ đại. 
0,25
- vầng trăng trong đáy giếng gợi đau thương, bi phẫn => Nỗi đau sâu kín, nén chặt, nhức nhối.
0,25
- Đáy giếng: hình ảnh của mặt đất gợi liên tưởng đau buồn: sau khi L chết, xác của chàng bị chúng chôn vùi dưới đáy giếng. Gần 1 thế kỉ trôi qua nỗi đau vẫn hiện hình nguyên vẹn.
0,25
b) Sự giải thoát của Lor- ca (1,5)
- “đường chỉ tay”: đường sinh mệnh ngắn ngủi, nhỏ bé còn “dòng sông” chỉ dòng đời mênh mông. Lor-ca “bơi sang ngang” là cách lựa chọn con đường ngắn nhất, nhanh nhất để vượt qua dòng sông cuộc đời. “ghi ta bạc” là biến ảnh, chỉ con thuyền âm nhạc và thơ ca đưa ông về cõi bất tử. Lor- ca chấp nhận cái chết một cách nhẹ nhàng và thanh thản.
0,5
- “lá bùa”: may mắn, hi vọng còn “xoáy nước”: tiềm ẩn những bất hạnh kinh hoàng. Động từ “ném”: hành động vứt bỏ dứt khoát, mạnh mẽ. Khi đối diện với cái chết, Lor- ca vứt bỏ mọi hi vọng hão huyền.
0,5
- “Trái tim” tượng trưng cho tình yêu thương, “lặng yên” gợi sự hư vô, tịch mịch của cái chết. Lor-ca dấn thân vào con đường tranh đấu, chàng sẵn sàng chấp nhận cái chết.
0,5
3
Một số đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ (0,75)
- Hình thức câu thơ không vần, bài thơ không dấu thể hiện dòng cảm xúc và suy tưởng miên man của tác giả.
0,25
- Cách sử dụng ẩn dụ, động từ mạnh.
0,25
- Hình ảnh, ngôn từ, nghệ thuật sắp đặt hình ảnh thơ đã khắc hoạ thành công hình tượng người nghê sĩ Lor- ca.
0,25
4
Kết luận (0,5)
- Xây dựng thành công hình tượng Lor- ca: một nghệ sĩ vĩ đại với những đóng góp cho nghệ thuật và một chiến sĩ dũng cảm, kiên cường với khát vọng tự do.
0,25
- Thể hiện sự ngưỡng mộ, cảm phục và xót thương, bi phẫn trong bi kịch của người chiến sĩ vĩ đại.
0,25
NGƯỜI RA ĐỀ
NGƯỜI PHẢN BIỆN
NGƯỜI PHÊ DUYỆT
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Bùi Thị Thu Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_on_thi_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_ngu_va.doc
  • doc6- Ngu van- Ma tran- l2.doc