Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I - Năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 9

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1998Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I - Năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I - Năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 9
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2015-2016
MÔN: Ngữ Văn 9
( Thời gian làm bài 90 phút)
( Mã đề: 01)
Họ và tên:..................................Lớp: ..... Điểm:...... GV chấm: ...........................
Nhận xét của thầy (cô giáo): ...................................................................................

ĐỀ BÀI:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU: (5 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm.,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
 Hoa trôi man mác biết là về đâu?
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duyền,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
Câu 1. (0,5 điểm): Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?
Câu 2. (1,0 điểm): Nêu giá trị nội dung của tác phẩm có chứa đoạn thơ trên?
Câu 3. (1,0 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp điệp từ, hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đó.
Câu 4. (0,5 điểm): Nêu tác dụng của phép điệp từ trong việc biểu đạt nội dung của đoạn thơ?
Câu 5. (1,0 điểm) : Các từ: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh,ầm ầm thuộc loại từ gì? Đặt 1 câu văn có sử dụng một trong các từ trên?
Câu 6. (1,0 điểm): Từ đoạn thơ trên và từ tác phẩm có chứa đoạn thơ này em có suy nghĩ gì về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả?
II. PHẦN VIẾT (5,0 điểm):
	Nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng?

BÀI LÀM
.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 9 – NĂM HỌC 2015-2016.
A. Lưu ý chung:
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.
- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
B. Hướng dẫn cụ thể:
I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Đoạn thơ được trích từ tác phẩm Truyện Kiều
- Tác giả: Nguyễn Du
0,25
0,25
2
Gía trị nội dung của Truyện Kiều:
* Gía trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã. hội bất công, tàn bạo.
* Gía trị nhân đạo: 
- Sự cảm thông trước số phận bi kịch của con người, tố cáo những thế lực xấu xa.
- Đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
0,5
0,25
0,25
3
Học sinh xác định được điệp từ buồn trông (lặp đi lặp lại 4 lần).
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Buồn trông ngọn nước mới sa,
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Buồn trông gió cuốn mặt duyền,
0,25
0,25
0,25
0,25
4
Tác dụng:
- Tạo âm hưởng ngân nga, êm ái, buồn rầu.
- Làm nổi bật sự vô vọng, sự trôi dạt, bế tắc và hoảng sợ của nhân vật Thúy Kiều.
0,25
 0,25
5
- Các từ thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh,ầm ầm thuộc loại từ láy.
- Học sinh đặt câu đúng được 0,5 điểm.
0,5
0,5
6
* Liên hệ thực tế:
- Nhận thức đúng đắn về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Du ở sự sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc họa hình tượng nhân vật.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đã đưa Nguyễn Du trở thành đại thi hào dân tộc với tác phẩm Truyện Kiều.
0,5
0,5
II. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm
 MB
Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật ông Sáu.
0,5
 TB
- Tình cảm cha con sâu nặng, cảm động:
+ Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
+ Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn để được gần con.
+ Ông đau khổ vô cùng khi con gái lạnh lùng.
+ Ân hận vì đã đánh con.
+ Khi xa con, tự tay làm cây lược ngà.
+ Trước khi hy sinh, ông cố gửi lại cho con cây lược ngà.
- Chiến tranh có thể gây chia ly nhưng không chia cắt được tình cảm cha con của bé Thu.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
 KB 
Khẳng định những phẩm chất của ông Sáu đặc biệt là tình phụ tử thiêng liêng.
0,5
III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm 
Hình thức
 Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.
0,25
Sáng tạo 
Sử dụng ngôn ngữ nghị luận chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để nghị luận . Ngôn ngữ giàu sức thuyết phục, bài viết có sự liên kết chặt chẽ, chuyển đoạn, chuyển ý nhịp nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn.
0,5
Lập luận
 Bài làm cần tập trung làm nổi bật nhân vật theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết chặt chẽ.
0,25
Tổ trưởng
Nhóm cốt cán soát đề
GV ra đề
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2015 - 2016
Môn: Ngữ Văn 9
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn KTKN các đơn vị kiến thức trong chương trình kỳ 2, môn Ngữ văn lớp 9 theo ba phân môn Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản bồi dưỡng phẩm chất đạo đức học sinh qua hình thức kiểm tra tự luận. Trọng tâm là Truyện Kiều, đoạn trích Kiều ởLầu Ngưng Bích, biện pháp tu từ điệp từ; từ láy,viết bài nêu cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
 - Hình thức : Tự luận
 - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra hình thức tự luận trong 90 phút
III. MA TRẬN: 
 Mức độ
Tên chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
1. Văn học
Truyện Kiều.
Kiều ở Lầu Ngưng Bích
Nhận biết về tên tác phẩm, tác giả.
Hiểu giá trị nội dung của Truyện Kiều
Vận dụng hiểu biết về tác phẩm để nêu suy nghĩ của bản thân về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Du. 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ% 
 Số câu: 1
 Số điểm: 0,5
Số câu:1 
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 3
Số điểm: 3,0
tỉ lệ% :30%
2. Tiếng Việt
 Điệp từ, câu hỏi tu từ, tù láy
 Chỉ ra biện pháp tu từ điệp từ. 
Xác định được loại từ láy trong đoạn thơ
Tác dụng của phép điệp từ .trong việc diễn đạt nội dung.
Đặt được câu văn có sử dụng từ láy.
Số câu 
Số điểm tỉ lệ% 
Số câu:1 
Số điểm:1,0
Số câu:0,5 
Số điểm:0,5
Số câu: 0,5
Số điểm:0,5
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 2
Số điểm: 2,0
tỉ lệ% 20%
3. Tập làm văn. 
 Phương pháp làm bài văn nghị luận về một nhân vật trong đoạn trích.
Nghị luận về nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Số câu 
Số điểm tỉ lệ% 
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu:0 
Số điểm:0 
Số câu:1 
Số điểm:5,0
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
tỉ lệ% :50%
- Tổng số câu:
- Tổng số điểm:
- Tỉ lệ% 
Số câu: 2
Sốđiểm: 1,5
Tỉ lệ : 15% 
Số câu:1,5
Sốđiểm:1,5
Tỉ lệ 15% 
Số câu:1,5
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ : 20%
Số câu:1 
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50%
Số câu:6
Số điểm:10
Tỉ lệ : 100% 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Kiem_tra_Ngu_van_9_Hoc_ki_I_theo_DHPTNL.doc