Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học: 2014 – 2015

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học: 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học: 2014 – 2015
PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học: 2014 – 2015
(thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1: (2 điểm) 
 Đọc hai câu thơ trích trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” - Nguyễn Khoa Điềm.
Mặt trời(1) của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời(2) của mẹ em nằm trên lưng.
Từ “mặt trời” trong hai câu thơ trên, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 2: (3.0 điểm): 
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai ? Sáng tác năm nào?
Hình ảnh “trái tim” trong câu thơ kết tượng trưng cho điều gì?
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 15 dòng tờ giấy thi) nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước.
Câu 3: (5.0 điểm) 
 Kể về một kỷ niệm về thầy cô giáo mà em nhớ mãi.
PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học: 2015 – 2016
(thời gian làm bài 120 phút)
I. Phần đọc hiểu
Câu 1: (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Sáng tác năm nào?
Bài thơ có chứa đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Hình ảnh “vầng trăng” trong bài thơ này mang ý nghĩa gì?
Câu 2: (2.0 điểm) Về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa?
Giải thích ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn này?
Nêu ngắn gọn những nét đẹp của nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn?
Em có nhận xét gì về cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa; ý nghĩa của cách đặt tên đó là gì?
Câu 3: (1.0 điểm) Trình bày ngắn gọn phẩm chất của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
Câu 4: (0.5 điểm) Trong bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt; tiếng chim tu hú được nhắc đến mấy lần? Âm thanh đó gợi tả điều gì?
II. Phần Tập làm văn (4.5 điểm)
 Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của em với người thân
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học : 2012 – 2013
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài 120 phút)
PHẦN I: PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1: Về tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ:
Em hãy cho biết chủ đề của văn bản này?
Theo en câu chuyện có thể kết thúc từ chỗ nào? Tại sao có thể kết thúc ở chỗ ấy?
Chỉ ra các từ ngữ xưng hô trong câu văn sau:
- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
Câu 2: Cho đoạn văn sau:
 “ Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở và, không thể nào ngủ lại được.”
(Ngữ văn 9, Tập I, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007)
Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
Cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn văn trên.
Câu 3: Về truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân:
a) Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Điểm nhìn của ngôi kể được đặt vào nhân vật nào?
b) Trình bày ngắn gọn phẩm chất của ông Hai trong truyện ngắn này?
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN
 Em hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của em với người bà kính yêu.
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Câu 1: Thế nào là thuật ngữ? Nêu đặc điểm của thuật ngữ ? Tìm 1 thuật ngữ và giải thích nghĩa của thuật ngữ đó?
Câu 2: Chữa lỗi dùng từ cho câu: 
Về khuya, đường phố rất im lặng.
Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
Câu 3: Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau:
 a) Đề huề lưng gió túi trăng,
 Sau chân theo một vài thằng con con.
 ( Nguyễn Du, Truyện Kiều )
b) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
 ( Nguyễn Du, Truyện Kiều )
c) Dù ai nói ngã nói nghiêng,
 Lòng ta vẫn như kiềng ba chân
 (Ca dao dân ca)
Câu 4: Cho ý kiến dưới đây
 “ Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
(Hồ Chí Minh, Báo cáo chính trị tại 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng)
 Hãy viết một đoạn văn nghị luận có nội dung có liên quan đến ý trên. Trích ý kiến đó theo cách dẫn trực tiếp.
Câu 5: Nêu các cách phát triển của từ vựng? Tạo 5 từ mới theo mẫu x+ hóa.
Câu 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Áo anh rách vai 
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
 ( Chính Hữu, Đồng chí )
 Trong các từ vai, miệng, chân, tay ở đoạn thơ trên, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_hoc_ky_I.doc