Đề kiểm tra chất lượng học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017

docx 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017
SCELL
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: VẬT LÝ 11
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực bằng bạc. Điện lượng qua bình điện phân là 965C. Khối lượng bạc giải phóng ở catot là bao nhiêu? A. 10,8 	B. 1,08g	C. 0,108g	D. 108g
Câu 2. Cường độ điện trường của một điện tích điểm tại A là 36 V/m, tại B là 9 V/m. Hỏi cường độ điện trường tại trung điểm của AB. Biết hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sức.
	A. 22,5 V/m.	B. 16 V/m.	C. 13,5 V/m.	D. 17 V/m.
Câu 3. Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm lên 3 lần và tăng khoảng cách giữa chúng lên 2 lần thì độ lớn của lực Culông thay đổi như thế nào? A. Tăng 36 lần. B. Tăng 1,5 lần. C. 2,25 lần. D. Không đổi.
Câu 4. Cho mạch điện kín gồm nguồn có suất điện động E, điện trở trong r. Mạch ngoài là điện trở R. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Công của nguồn điện là
	A. A = EIt.	B. A = UIt.	C. Q = I2(R+r).t.	D. Q = I2Rt.
Câu 5. Hai quả cầu kim loại nhỏ hoàn toàn giống nhau mang điện tích lúc đầu là q1 = 3.10–6 C và q2 = 10–6 C. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi đặt cách nhau 5cm trong không khí. Lực tương tác giữa chúng là
	A. 1,44N	B. 28,8N	C. 14,4N.	D. 2,88N
Câu 6. Mạch điện gồm nguồn E = 6V, r = 1Ω, mạch ngoài có biến trở R. Khi công suất mạch ngoài là 8W thì giá trị biến trở là bao nhiêu? A. 0,5Ω hoặc 2Ω	B. 2Ω	C. 1Ω	D. 0,5Ω
Câu 7. Một electron bay không vận tốc đầu từ điểm M đến điểm N trong một điện trường. Hiệu điện thế giữa hai điểm là UNM = 100 V. Động năng của electron tại M là
	A. 1,6.10–19 J.	B. –1,6.10–19 J.	C. 1,6.10–17 J.	D. –1,6.10–17 J.
Câu 8. Một dòng điện không đổi có cường độ I = 4,8A chạy qua dây dẫn trong thời gian 2s. Tính số electron chạy qua tiết diện vuông góc của dây dẫn trong thời gian đó A. 1,5.1019.	 B. 3.1019.	C. 4,5.1019.	D. 6.1019.
Câu 9. Dùng cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động αT = 42,5 μV/K nối với milivôn kế để đo nhiệt độ nóng chảy của thiết. Giữ nguyên mối hàn thứ nhất của cặp nhiệt điện này trong nước đá đang tan và nhúng mối hàn thứ hai của nó vào thiếc đang nóng chảy. Khi đó milivôn kế chỉ 10,03mV. Nhiệt độ nóng chảy của thiết là
	A. 226o C	B. 216o C	C. 335o C	D. 236o C
Câu 10. Vai trò của lực lạ bên trong nguồn điện là
A. Làm các electron di chuyển ngược chiều điện trường.	
B. Làm các electron di chuyển cùng chiều điện trường.
C. Làm các điện tích dương di chuyển cùng chiều điện trường.
D. Làm cho các điện tích dương di chuyển cùng chiều với các điện tích âm
Câu 11. Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 50g mang điện tích q = 10–7 C được treo bởi sợi dây mảnh trong điện trường đều nằm ngang. Khi quả cầu cân bằng, dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 30o. Tính cường độ điện trường? A. 2,9.107 V/m.	B. 8,9.107 V/m.	C. 1,73.107 V/m.	D. 2,5.107 V/m.
Câu 12. Cho mạch điện kín gồm nguồn có suất điện động E = 1,2 V, điện trở trong r = 0,4Ω. Mạch ngoài gồm hai điện trở giống nhau mắc song song mỗi điện trở có giá trị 4Ω. Công suất tiêu thụ trên mỗi điện trở mạch ngoài là A. 0,125W.	B. 0,5 W.	C. 0,25 W.	D. 0,1 W.
Câu 13. Đặt hai điện tích điểm giống nhau tại hai đỉnh A, B của một tam giác đều ABC cạnh a = 5 cm. Độ lớn mỗi điện tích là 10–6 C. Cường độ điện trường tại đỉnh C của tam giác là
	A. 36.105 V/m.	B. 0 V/m.	C. 72.105 V/m.	D. 18.105 V/m.
Câu 14. Công của lực điện khi một điện tích q di chuyển trong điện trường từ M đến N không phụ thuộc vào
	A. độ lớn của điện tích q	B. hiệu điện thế giữa M và N.
	C. vị trí của hai điểm M, N	D. dạng đường đi từ M đến N.
Câu 15. Khi hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện bằng suất điện động của nó thì
	A. điện trở mạch ngoài rất lớn.	B. mạch ngoài hở.
	C. điện trở trong của nguồn rất nhỏ.	D. cả 3 trường hợp trên đều đúng.
II. TỰ LUẬN
E, r
R2
R4
R1
R3
M
N
Bài 1: Hai điện tích điểm q1 = 4.10–8 C và q2 = –10–8 C đặt tại A và B cách nhau 10cm trong chân không. Xác định điểm N để cường độ điện trường tổng hợp tại đó bằng không?
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ, R1 = 16Ω, R2 = 4Ω, R3 = 20Ω, R4 = 20Ω, E = 6V, r = 0,4Ω. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính và hiệu điện thế giữa hai điểm M, N.

Tài liệu đính kèm:

  • docxKIEM_TRA_HOC_KY_1.docx