Đề kiểm tra chất lượng học kì I Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017

docx 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kì I Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017
ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1 
NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 8 
Thời gian làm bài 90 phút 
PHẦN I. Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) 
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. 
Câu 1.  Truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân Việt Nam trong thời kì nào? 
A. Trước năm 1930 
B. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 
C. Sau năm 1945 
D. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 
Câu 2. Trong câu “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”. 
A. Một từ 
B. Hai từ 
C. Ba từ 
D. Bốn từ 
Câu 3. Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng thanh/ 
A. Lom khom 
B. Hu hu 
C. Xộc xệch 
D. Móm mém 
Câu 4. Từ “chứ” trong phần trích: “-Con chó là của cháu nó mua đấy chứ! Nó mua về nuôi,định đến lúc cưới vợ thì giết thịt..” (Nam Cao – Lão Hạc) thuộc từ loại nào? 
A. Thán từ 
B. Quan hệ từ 
C.Trợ từ 
D. Tình thái từ 
Câu 5. Trong các câu sau câu nào là câu ghép? 
A. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra 
B. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa 
C. Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít 
D. Mặt lão đột nhiên co rúm lại 
Câu 6. Ý nào dưới đây nói chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình? 
A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật 
B. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật 
C. Là những từ mô phỏng âm thanh của con người, sự vật 
D. Là những từ miêu tả tính cách của con người 
Câu 7. Câu nói: “Bức tranh em vẽ chưa được đẹp lắm!” sử dụng biện pháp tu từ nào? 
A. So sánh 
B. Ẩn dụ 
C. Nói quá 
D. Nói giảm, nói tránh 
Câu 8. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh là gì? 
A. Kể về một sự vật, hiện tượng trong đời sống 
B. Tả về một sự vật, hiện tượng trong đời sống 
C. Mang tính chất hành chính, công thức, không xác thực 
D. Cung cấp tri thức một cách khách quan, xác thực, hữu ích 
PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm) 
Câu 1. (3,5 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
“Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da trắng mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường” 
(ngữ văn 8 tập 1) 
a) Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 
b) Đoạn văn sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Nội dung chính trong đoạn văn trên là gì? C
) Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về đoạn văn trên. 
Câu 2. (4,5 điểm)  Thuyết minh về một số đồ dùng đã gắn bó với gia đình em từ lâu 
—- HẾT —– 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 
I. TRẮC NGHIỆM 
1.B 
2.C 
3.B 
4.A 
5.C 
6.A 
7.D 
8.A I
I. TỰ LUẬN 
Câu 1. 
a) Đoạn văn được trích trong văn bản: “Trong Lòng Mẹ” . Tác giả là Nguyên Hồng. 
b) Đoạn văn đã sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh. Nội dung chính của đoạn văn là những diễn biến tâm trạng, cảm xúc của bé Hồng khi được gặp và ở trong lòng mẹ..Diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử. 
c)  Chính tình mẫu tử nồng đượm, sâu sắc đó đã giúp Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những cổ tục, định kiến tàn ác cần lên án. Tình thương yêu ấy càng bộc lộ sinh động hơn nữa trong lần Hồng gặp mẹ. Một buổi chiều tan học, bé Hồng thoáng thấy bóng một người phụ nữ ngồi trên xe kéo giống mẹ, liền chạy đuổi theo, gọi ríu rít: “Mợ ơi ! Mợ ơi !”. Tiếng gọi này bật lên từ lòng khao khát được gặp mẹ, bật lên từ trái tim yêu thương mà bấy nay đã bị dồn nén. Khi đuổi kịp xe, Hồng “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại”. Khi bàn tay mẹ xoa đầu, Hồng đã oà lên khóc và cứ thế nức nở. Đó là tiếng khóc hạnh phúc của đứa con gặp mẹ sau bao ngày xa cách. “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Hồng mê mải ngắm nhìn gương mặt mẹ, thấy không giống chút nào với lời kể của cô. “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và ướt, da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má chứ không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi”. Hồng lại nghĩ: “Hay tại sự sung sướng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc”. Hồng lại nghĩ suy tới niềm hạnh phúc của mình: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Trong khoảnh khắc thần tiên ấy, Hồng không nghĩ gì, nhớ gì khác, kể cả những âu yếm mẹ con hay lời cay độc của bà cô hôm nào cũng chìm mất dạng. Nỗi xúc động của Hồng được nhà văn miêu tả thật sinh động, sâu sắc đến từng dòng chữ.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2016 – 2017 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (1.0 điểm) Cho đoạn trích sau: “ Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ” a) Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Nêu ý nghĩa của văn bản em vừa xác định. Câu 2: (2.0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) thuyết phục một người thân của mình không hút thuốc lá. Câu 3: (2.0 điểm) a) Trình bày cách nối các vế trong câu ghép. b) Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau: – Nếu thì – Càng càng Câu 4: (5.0 điểm) Thuyết minh về chiếc bàn học của em.
HƯỚNG DẪN CHẤM  Đề kiểm tra Học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 Năm học: 2016-2017     Câu Nội dung đáp án   Điểm    Câu 1 (1.0 điểm)      – Học sinh trả lời tên văn bản, tác giả, mỗi yêu cầu đúng đạt 0,25đ. Cụ thể: tên văn bản: ôn dịch, thuốc lá; tên tác giả: Nguyễn Khắc Viện. – Ý nghĩa: Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá. 0.5 đ     0.5 đ Câu 2 (2.0 điểm)     Nội dung: 1.5 đ Học sinh viết đoạn văn đảm bảo thuyết phục một người thân trong gia đình không hút thuốc lá. Các ý tham khảo: – Trình bày khái niệm thuốc lá – Những chất độc hại có trong thuốc lá: Nicotine, các chất gây kích thích, gây nghiện, gây cản trở quá trình vận chuyển oxi trong máu, gây ung thư. – Những tác hại của thuốc lá: gây tổn thương da, nướu, răng, ảnh hưởng đến tim, ung thư phổi – Gửi gắm thông điệp tuyên truyền không sử dụng thuốc lá. Hình thức: 0.5 đ Giới hạn trong khoảng 8-10 dòng, nếu dư hoặc thiếu dòng, giáo viên cân nhắc trừ 0,25đ. (Căn cứ vào yêu cầu, tùy theo mức độ đạt được của bài làm mà giáo viên có thể định điểm sao cho hợp lí)         0.25đ 0.25đ     0.5đ   0.5đ     Câu 3 (2.0 điểm) a) HS nêu cách nối các vế trong câu ghép Có hai cách nối các vế câu: – Dùng những từ có tác dụng nối: + Nối bằng một quan hệ từ; nối bằng một cặp quan hệ từ; + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng). – Không dùng từ nối: Giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. b) Học sinh đặt chính xác 02 câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau: nếu thì; càng càng, đạt 0,5 điểm cho mỗi câu       0.25đ 0.25đ   0.5đ     1.0 đ Câu 4.  Thuyết minh về cái bàn học của em Bài làm tham khảo Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà. Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng  – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến  bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế  bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách  bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện. Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn. Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NGỮ VĂN LỚP 7 – NĂM HỌC 2016 – 2017 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHẴN: Câu 1: Chép lại bài ca dao số 1 nói về tình cảm gia đình (công lao của cha mẹ). (1 điểm) Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan? (1 điểm) Câu 3: Từ ghép hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp: a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (1 điểm) Câu 4: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngừ sau: (1 điểm) Chân cứng đá  – Chạy sấp chạy  Mắt nhắm mắt  – Gần nhà  ngõ Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em )6 điểm) ĐỀ LẺ Câu 1: Chép lại bài ca dao số 4 nói về tình cảm gia đình (tình anh em). (1 điểm) Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến? (1 điểm) Câu 3: Từ ghép hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: thủ môn, thiên thư, ái quốc, tái phạm vào nhóm thích hợp: a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (1 điểm) Câu 4: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngừ sau: (1 điểm) Bước thấp bước  – Chân ướt chân  Buổi  buổi cái – Bên trọng bên  Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ) 6 điểm) ==== HẾT ===== ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Môn: Ngữ Văn – Khối 7 ĐỀ CHẴN Câu 1:(1 điểm) Học sinh viết lại đúng chính tả bài ca dao số 1 về tình cảm gia đình SGK trang 35 Câu 2: (1 điểm) + Nghệ thuật : (0,5 điểm) : Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, đối rất chỉnh, sử dụng từ láy, từ tượng thanh. + Nội dung : (0,5 điểm) : Bài thơ cho thấy cảnh tượng đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả. Câu 3: (1 điểm) + Từ ghép Hán Việt có 2 loại : Đẳng lập, chính phụ (0,5 điểm) + Sắp xếp đúng được 0,5 điểm a) Hữu ích, phát thanh b) Thi nhân, tân binh Câu 4: (1 điểm) Mỗi câu thành ngữ điền đúng được 0,25 điểm: – Chân cứng đá mềm                          – Chạy sấpchạy ngửa – Mắt nhắm mắt mở                             – Gần nhà xa ngõ Câu 5: (6 điểm) A. Mở bài: (1điểm) – Giới thiệu được đối tượng muốn phát biểu cảm nghĩ. – Khái quát được tình cảm của bản thân với người đó. B.Thân bài: (4 điểm) – Đó là người như thế nào ? – Họ đã làm gì cho em và gia đình ? – Kỉ niệm sâu sắc về họ mà em nhớ mãi – Ý nghĩa của họ đối với em ? – Tình cảm và thái độ của em  ? – Em phải làm gì để xứng đáng với họ, làm gì để thể hiện tình cảm của em ? C.Kết bài: (1 điểm) Cảm xúc của bản thân về họ
ĐỀ LẺ Câu 1:(1 điểm) Học sinh viết lại đúng chính tả bài ca dao số 4 về tình cảm gia đình (tình anh em) SGK trang 35 Câu 2: (1 điểm) + Nghệ thuật : (0,5 điểm) : Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tình huống độc đáo, bất ngờ, giọng thơ dí dỏm, hóm hỉnh. + Nội dung : (0,5 điểm) : Bài thơ cho thấy tình bạn gắn bó, thắm thiết, không màng danh lợi của tác giả và ngườibạn của mình. Câu 3: (1 điểm) + Từ ghép Hán Việt có 2 loại : Đẳng lập, chính phụ (0,5 điểm) + Sắp xếp đúng được 0,5 điểm a) Thủ môn, ái quốc . b) Thiên thư, tái phạm. Câu 4: (1 điểm) Mỗi câu thành ngữ điền đúng được 0,25 điểm: – Bước thấp bước cao              – Chân ướt chân ráo – Buổi đực buổi cái                – Bên trọng bên khinh
ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút A.Phần trắc nghiệm: (3điểm ) HS đọc kĩ rồi trả lời bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái A,B,C,D em cho là đáp án đúng nhất.(Mỗi câu đúng đạt 0,25đ) Câu 1: Người xưa dùng trí tưởng tượng để sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm mục đích gì? A. Tuyên truyền, cổ vũ cho việc chống bão lụt. B. Kể chuyện cho trẻ em nghe. C. Phê phán những kẻ phá hoại cuộc sống người khác. D. Phản ánh, giải thích hiện tượng lũ lụt sông Hồng và thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên. Câu 2 : Trong các cụm danh từ sau, cụm từ nào có đủ cấu trúc 3 phần: phần đầu, phần trung tâm,phần sau? A. Những chiếc thuyền buồm    C. Một chiếc thuyền buồm B. Những chiếc thuyền     D. Một chiếc thuyền trên sông Câu 3 :Các từ: ” vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, gió” thuộc từ loại nào? A. Đại từ    B. Danh từ     C. Động từ           D. Tính từ Câu 4: Các từ “ kia , ấy, nọ” thuộc từ loại nào? A . Danh từ     B.   Động từ   C. Chỉ từ              D. Tính từ Câu 5: Nhân vật “Thạch Sanh” trong truyện cổ tích Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? A. Nhân vật bất hạnh B  Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ C.  Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc ngếch D.  Nhân vật là động vật Câu 6 : Truyện nào sau đây không phải truyện ngụ ngôn? A. Ếch ngồi đáy giếng    B. Cây bút thần B. Thầy bói xem voi       D. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Câu 7 : Tên người, tên địa lý Việt Nam được viết hoa như thế nào ? A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng B.Viết hoa chữ cái đầu tiên của tên C. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng D. Không viết hoa tên đệm của người Câu 8 : Sau lần giải câu đố cuối cùng, em bé được vua ban thưởng những gì? A. Phong trạng nguyên      B. Nhận làm phò mã C. Xây dinh thự bên cạnh hoàng cung cho em ở  D. Phong trạng nguyên, xây dinh thự cho em ở. Câu 9 : Chi tiết Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc có ý nghĩa gì ? A. Không muốn đánh giặc bằng vũ khí thô sơ B. Đánh giặc cần lòng yêu nước,nhưng cần cả vũ khí sắt bén để đánh giặc C. Muốn chứng tỏ sức mạnh phi thường của mình D. Muốn thể hiện mình là người tài giỏi, có thể điều khiển được cả ngựa sắt . Câu 10 : Bài học nào sau đây đúng với truyện “Treo biển”? A. Nên nghe nhiều người góp ý. B. Chỉ làm theo lời khuyên đầu tiên. C. Phải tự chủ trong cuộc sống,tiếp thu có chọn lọc ý kiến người khác. D. Không nên nghe ai. Câu 11. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là gì? A.Tiếng Hán          B.Tiếng Pháp        C.Tiếng Anh                  D.Tiếng Nga. Câu 12: Qua các sự việc trong truyện “Thầy bói xem voi”nhân dân ta muốn tỏ thái độ gì? A.Phê phán sự hồ đồ của các thầy bói                 B.Châm biếm những kẻ không biết nhìn nhận vấn đề C.Phê phán những kẻ ích kỉ                                 D.Châm biếm những kẻ tham lam B.TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1 : Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán,khuyên răn ta điều gì? (1 đ) Câu 2 : Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.(6 đ)
ĐÁP ÁN,BIỂU ĐIỂM  MÔN NGỮ VĂN 6 A-Phần trắc nghiệm ( 3 điểm) Mỗi đáp án đúng đạt 0.25 điểm  Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D D B C B B A D B C A B B. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 13: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán,khuyên răn -Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huyênh hoang. (0.5đ) – Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo (0.5đ Câu 14 : Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến BÀI LÀM
MÔN NGỮ VĂN 6 Câu 1: (1,0 điểm) Trong truyện Em bé thông minh, em bé đã vượt qua nhiều thử thách. Em hãy kể lại những thử thách đối với em bé theo đúng trình tự. Câu 2: (2,0 điểm) Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những người như thế nào? Qua truyện này, em rút ra bài học gì cho bản thân?     Câu 3: (2,0 điểm) Nêu nghĩa khái quát của lượng từ. Tìm lượng từ trong các phần trích sau: a) Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng.                                                                 (Thạch Sanh) b) Tình thương bao la với dân, với nước trước hết phải xuất phát từ tình nghĩa đối với những người thân trong gia đình. Bác Hồ bằng những hành động quan tâm đến người cha đã mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về đạo làm con. (Theo Những kỉ niệm cảm động về Bác Hồ) Câu 4: (5,0 điểm) Kể lại một lần em mắc lỗi
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: VĂN – LỚP 6 NĂM HỌC 2016 – 2017 Thời gian làm bài 90 phút I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau, chọn đáp án đúng nhất ghi vào bài làm của mình. Câu 1: Truyền thuyết là gì? A. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc. B. Những câu ch

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_ki_1_tham_khao.docx