Đề kiểm tra chất lượng học kì I Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Đoàn Lập

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Đoàn Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kì I Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Đoàn Lập
Phòng GD &ĐT TIÊN LÃNG	KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1
Trường THCS Đoàn Lập	Môn: Ngữ văn
Phần I. Đọc hiểu ( 4 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Câu 1 ( 0,25 điểm). Tác giả bài thơ trên là ai?
Câu 2 ( 0,25 điểm). Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? 
Câu 3( 0,25 điểm). Tìm cặp từ trái nghĩa trong bài thơ?
Câu 4 ( 0,25 điểm). Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên.
Câu 5( 0,5 điểm). Nêu nội dung bài thơ.
Câu 6( 0,5 điểm). Đặc điểm của thể thơ mà em vừa tìm được ở câu 2.
Câu 7.( 0,5 điểm) Tác dụng của cặp từ trái nghĩa trong bài thơ.
Câu 8. ( 0,5 điểm)Tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong bài thơ trên.
Câu 9( 1 điểm). Từ bài thơ, em suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa và nay.
Phần II. Tập làm văn
Cảm nghĩ về bố hoặc mẹ của em.
Đáp án đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 7
Câu 1: Tác giả: Hồ Xuân Hương (0,25đ)
Câu 2: Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt (0,25đ)
Câu 3: Cặp từ trái nghĩa: Rắn- nát; nổi chìm (0,25đ)
Câu 4: Quan hệ từ: Với, mà (0,25đ)
Câu 5: Nội dung: Thể hiện được nỗi bất hạnh của người phụ nữ thời phong kiến. Nhà thơ như đại diện cho những người phụ nữ ấy nói lên tiếng nói của mình, tố cáo kết tội xã hội đã trà đạp lên quyền sống của họ.
Câu 6: Đặc điểm:
Một câu có 7 chữ
Một bài có 4 câu
Viết theo niêm luật , bố cục : khai thừa chuyển hợp.
Tiếng cuối câu 1,2,4 hiệp vần với nhau.
Nhịp 4/3
Vần chân liền hoặc chân cách.
Câu 7: - Rắn-nát-> nhấn mạnh vào cuộc đời long đong vất vả bất hạnh của người phụ nữ.
“rắn nát” thể hiện cuộc sống sung sướng hạnh phúc hay cuộc sống bất hạnh đau khổ của người phụ nữ là do tay những tên nam giới trong xã hội trong nam khinh nữ ấy quyết định.
->    Nhà thơ tố cáo xã hội phê phán xã hội cướp đi quyền tự quyết và tự chủ của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định hạnh phúc của bản thân mình, không có quyền chọn chồng hay cuộc sống của mình.
Câu 8: Tác dụng: Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ.
Câu 9
Cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa: khổ cực, lận đận, chuân chuyên
Cuộc đời của người phụ nữ ngày nay bình đẳng với nam giới. Họ có chỗ đứng trong xã hội và tự định đoạt cuộc đời, số phận của mình.
Phần II. Tập làm văn: 6 điểm
Yêu cầu chung: ( 1 điểm)
Biết viết bài văn biểu cảm về con người, biết kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và gián tiếp; Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; Lời văn giàu cảm xúc...
Yêu cầu cụ thể ( 5 điểm)
A. Mở bài ( 0,5 điểm)
Giới thiệu bố hoặc mẹ của em
Nêu cảm nghĩ khái quát về bố hoặc mẹ của em
B. Thân bài ( 4 điểm)
1. Những nét nổi bật về ngoại hình của bố (mẹ) mà em yêu, em nhớ mãi...
- Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy
2. Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của bố (mẹ) làm em yêu mến, xúc động...
- Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy
3. Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với bố (mẹ)
- Kể sơ qua một kỉ niệm với bố (mẹ) để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn... Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc
C. Kết bài ( 0,5 điểm)
Khẳng định lại tình cảm với bố (mẹ)
Những mong ước với bố (mẹ) và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với bố (mẹ)

Tài liệu đính kèm:

  • dochoc_ki_1_ngu_van_7.doc