Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2015-2016

docx 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2015-2016
 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KỲ I
 -------------- Môn thi: Ngữ Văn – Lớp: 7
 Năm học : 2015 – 2016 
 (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề) . . 
Câu 1. (5,0 điểm) Cho bài thơ sau:
“ Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
 Chúng mày nhất định phải tan vỡ “
Bài văn trên tên là gì? Tác giả nào và giới thiệu đôi nét về tác giả đó? (0,75 điểm)
Mỗi dòng thơ em hãy dịch một chữ (hoặc cụm từ) ra nghĩa Hán – Việt? (1,0 điểm)
Có nhà phê bình văn học từng nói: “Bài thơ là bài tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta.”. Em hiểu thế nào về câu nói đó. (1,75 điểm) 
Dựa vào hiểu biết của em hãy cho biết ngoài bài thơ trên thì trong suốt quá trình lịch sử dân tộc đã có bao nhiêu bản tuyên ngôn, thời điểm viết, người viết, nội dung chủ yếu, thể loại? (1,0 điểm)
Câu 2. (5,0 điểm) Viết lại bằng lời văn suôi về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ (sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2) theo một ngôi thể khác.
 HẾT .
 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 HỌC KỲ I
 -------------- Môn thi: Ngữ Văn – Lớp: 7
 Năm học : 2015 – 2016 
 (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề) . . 
Câu 1. (2,0 điểm)
Giải thích nghĩa của từ “mai” trong các trường hợp: mai rùa; tóc mai; bà mai; ngày mai; hoa mai.
Tìm các từ dùng sai trong các câu sau đây và sửa lại:
Mặt trời lên cao những tia nắng sớm làm cho sương đêm tiêu tan dần.
Hàng xóm xung quang rất khó chịu bởi cách cư xử nhã nhặn của anh.
Số người toi mạng vì tại nạn giao thông ngày càng tăng.
Câu 2. (3,0 điểm) Cho bài thơ sau:
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, 
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. “
Bài thơ trên tên là gì ? Của tác giả nào ? Nêu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
Hai câu đầu của bài thơ trên đa miêu tả cảnh thiên nhiên nào ? Nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ?
Điệp ngữ “chưa ngủ” ở câu cuối có ý nghĩa gì ? Qua đó, em nhân ra tâm trạng nào của tác giả ?
Qua thời điểm sáng tác của bài thơ trên với bài “Rằm tháng giêng”em hiểu thêm điều gì về phong thái và tâm hồn của tác giả ?
 Câu 3. Viết một bài văn sử dụng yếu tố tự sư xen miêu tả và biểu cảm về đề tài:
“Cảnh Đeo Ngang – qua những vần thơ của nữ sĩ Thanh Quan”
 HẾT .
 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KỲ II
 -------------- Môn thi: Ngữ Văn – Lớp: 7
 Năm học : 2015 – 2016 
 (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề) . . 
Câu 1. (2,0 điểm)
Cho hai ví dụ trong văn thơ về rút gọn chủ ngữ để nêu hành động, đặc điểm chung của mọi người. Kiểu câu này thường gặp ở trường hợp nào? Vì sao?
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu- đáng số thứ tự câu) trong đó có sử dụng câu đặc biệt (gạch chân câu đặc biệt)
Câu 2. (3,0 điểm)
Em có biết một câu tục ngữ nào có thể coi là lạc hậu, không còn thích hợp với thời đại ngày nay? Giải thích nghĩa của câu tục ngữ? Vì sao một số câu tục ngữ không thích hợp với ngày nay nữa?
Có người nói: “Cách kết thúc vấn đề của Hô Chí Minh trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hết sức đặc biệt”. Em thấy nhận định này có đúng không? Vì sao?
Câu 3. (5,0 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu không nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ.
 HẾT .
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 
Câu 1. (2,0 điểm)
 (1,5 điểm)
Nếu học sinh cho được ví dụ được 0,5 điểm (mỗi ví dụ cho 0,25 điểm). Có thể lấy những câu sau:
+ Ăn cây nào, rào cây đấy
+ Tiên học lễ, hậu học văn
+ Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
 Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
 + Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời,
 Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!
 + Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
 + Học, học nữa, học mãi!
Kiểu này thường gặp trong: tục ngữ, khẩu hiệu, thơ, ca dao, ... (0,25 điểm)
Giải thích: (0,75 điểm)
+ Bởi nội dung của tục ngữ, khẩu hiệu thường nêu quy tắc ứng xử chung cho mọi người và phải thật ngắn gọn, dễ nhớ, khắc sâu vào tâm trí người đọc. (0,25 điểm) 
+ Trong thơ ca dao chủ ngữ được rút gọn có thể hiểu là chính tác giả hoặc người đồng cảm với tác giả. (0,25 điểm). Cách rút gọn này khiến câu thơ, câu ca dao trở nên mềm mại uyển chuyển và có tính gợi cảm cao hơn (0,25 điểm).
(0,5 điểm) 
Học sinh đáp ứng được cấu trúc ba phần: Mở đoạn; thân đoạn; kết đoạn. Số câu phải từ 5 đến 7. Nếu thiếu không có điểm. (0,25 điểm)
Trong bài văn có một (hoặc nhiều) câu đặc biệt. (0,25 điểm)
Nếu thiếu câu đặc biệt cả bài không có điểm.
Ví dụ:
 (1)Mùa xuân. (2)Trên những cành bàng bắt đầu nhú ra những búp non xanh óng. (3)Mưa bay như rây bột gọi lá non, gọi hoa nở, gọi chim hót líu lo. (4)Khắp đất trời rạo rực một nguồn sức sống mới. (5)Cây đào trước hiên nhà ai, mới hôm nào nụ hoa hãy cò e ấp sau lớp lá xanh mơn man đã dịu dàng xòe những cánh hồng đằm thắm.
Câu 2. (3,0 điểm)
(1,0 điểm)
Học sinh tìm được câu tục ngữ được câu tục ngữ được 0,25 điểm. Giải thích được câu tục ngữ được 0,25 điểm.
Ví dụ: 
+ Câu tục ngữ: Ăn bên ngoại, thờ bên nội.
+ Giải thích nghĩa: Coi trọng dòng họ của cha, của chồng, của bên nội hơn bên ngoại.
Một số câu tục ngữ không còn thích hợp với ngày nay nữa vì: Tục ngữ tổng kết những kinh nghiệm trực tiếp, giựa vào cơ sở quan sát chứ không phải cơ sở khoa học nên tính chính xác chỉ là tương đối; hơn nữa, ra đời trong hoàn cảnh cụ thể nên ở trong một trường hợp còn trường hợp khác không còn đúng. (0,5 điểm)
(2,0 điểm)
Nhận định “Cách kết thúc vấn đề của Hô Chí Minh trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hết sức đặc biệt” là đúng. (0,5 điểm)
Vì: (1,5 điểm)
+ Trước hết, Người dùng hình ảnh so sánh: “Tinh thần yêu nước cũng như thứ của quý. Có khi được trưng bày trong cổ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. (0,25 điểm)
→ Cách so sánh này tinh tế, khóe léo bởi qua đó, tác giả không chỉ nêu các biểu hiện của lòng yêu khi rõ ràng, dễ thấy khi kín đáo, lặng lẽ mà còn bày tỏ sự trân trọng của mình với trong thần yêu nước đó. (0,25 điểm)
+ Sau đó, người nêu nhiệm vụ của các cán bộ, đảng viên phải làm như thế nào “những của qúy kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày, nghĩa là tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” (0,25 điểm)
+ Cách viết bài tự nhiên, sâu sắc gắn với thực tế cách mạng. (0,25 điểm) 
+ Qua đoạn văn, ta nhận ra khá rõ phong cách nghị luận của Hồ Chí Minh giản dị, rõ ràng, chặt chẽ và đầy sức thuyết phục. (0,5 điểm)
Câu 3. (5,0 điểm)
Yêu cầu:
Bài văn đủ bố cục ba phần (Mở bài; thân bài; kết bài)
Phải nêu được vấn đề của đề bài: “đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu không nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ” 
Xác định đúng phương thức biểu đạt: Nghị luận chứng minh
Trình bày bài sạch đẹp, chữ viết cẩn thận, hình ảnh, tư liệu phong phú có sức thuyết phục cao.
Nôi dung cần đạt:
Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu vấn đề cấn chứng minh
Giới thiệu (0,25 điểm) :
Ví dụ: Tai nạn giao thông là vấn đề rất nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. Một trong những nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành luật giao thông của người dân chưa cao.
Cảm nghĩ (0,25 điểm) :
Ví dụ: Đời sống của con người sẽ phải chịu đựng những tổn hại rất lớn nếu không nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông để xảy ra luật giao thông.
Thân bài: (4,0 điểm)
Nêu toàn cảnh về tai nạn giao thông Việt Nam. Nhấn mạnh tai nạn đường bộ là nghiêm trọng nhất. (1,0 điểm) – Phải có đầy đủ thông tin như phần ví dụ, lập luận sâu sắc hơn, đưa ra dẫn chứng.
Ví dụ: Đối với xã hội Việt Nam tai nạn giao thông đang là một vấn đề xảy ra đối với mọi loại hình giao thông: đường thủy; đường bộ; đường sắt; đường hàng không.(0,5 điểm) Nhưng nghiêm trọng nhất là đường bộ vì đây là loại hình giao thông phổ biến nhất và cũng tồn tại nhiều bất cập nhất.(0,5 điểm)
Nêu một số vi phạm giao thông thường gặp. (1,0 điểm) – Phải có đầy đủ thông tin như phần ví dụ, lập luận sâu sắc hơn, mỗi tai nạn đều phải giải thích và phân thích, đưa ra dẫn chứng.
Ví dụ: Một số vi phạm giao thông đường bộ thường gặp: Đi không đúng phần đường quy định (0,25 điểm); sử dụng phương tiện ô tô, xe máy không đủ tuổi, chưa có bằng (0,25 điểm); không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, lái xe quá tốc độ cho phép (0,25 điểm); lạng lách, đánh võng trên đường; ... Tất cả những vi phạm trên đều rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.(0,25 điểm)
Tổn thương của tai nạn giao thông gây nên cho con người (2,0 điểm) – Phải có đầy đủ thông tin như phần ví dụ, lập luận sâu sắc hơn, mỗi tai nạn đều phải giải thích và phân thích, đưa ra dẫn chứng.
Ví dụ: 	Khi tai nạn giao thông xảy ra đưa ra những tổn thương không lường tới: (0,5 điểm)
+ Về người: Hàng năm, hàng ngàn người thiết mạng, hàng chục người bị thương. (0,5 điểm)
+ Về của: Phương tiện giao thông (đa số có giá trị cao) bị hư hại, hỏng hóc. Đa số người bị tai nạn đang trong độ tuổi lao động. Chi phí cho y tế trong việc chữa chạy thương tích cao. (0,5 điểm)
+ Về tinh thần: Bao nhiêu gia đình phải chịu đau thương tang tóc, nhiều người đa khổ vì mang tật suốt đời, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. (0,5 điểm)
Kết bài: (0,5 điểm) Nêu ý kiến, nhận định
Ví dụ: (0,25 điểm) Một công dân cần nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, đấu tranh lên án trước những hiện tượng cố tình vi phạm luật giao thông. (0,25 điểm) Nhà nước cần sử phạt nghiêm khắc những vi phạm này. 
Chú ý: 
Nếu bài văn viết quá nông cạn, sơ sài mà đạt được nhiều ý thì không cho điểm tối đa.
Bài văn viết có độ sâu thì có thể cộng điểm.
Tinh nhầm điểm tối đa chỉ là 0,25 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_kiem_tra.docx