Đề kiểm tra chất lượng HK I môn thi: Ngữ văn 9

doc 2 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1734Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng HK I môn thi: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng HK I môn thi: Ngữ văn 9
PGD-ĐT BÀU BÀNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKI
TRƯỜNG THCS TVT NĂM HỌC: 2015-2016
GV: Hồ Mộng Thuý MÔN THI: NGỮ VĂN 9
 THỜI GIAN: 90’
 I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA:
 - Nhằm đánh giá chất lượng dạy và học, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong 
chương trình HKI môn Ngữ văn theo 3 nội dung: Văn học, Tiếng Việt, TLV với những nội dung cơ bản
 - Nhằm đánh giá năng lực đọc - hiểu, cảm thụ và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
 Hình thức kiểm tra: 100 % tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
 Theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình văn 9- HKI
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Mức độ thấp
Mức độ cao
1.Đọc hiểu văn bản
- Thơ và truyện trung đại.
Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật một bài thơ, đoạn thơ.
 (Truyện Kiều)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 0 
Số điểm:0 
Tỉ lệ: 0 %
Số câu: 0 
Số điểm:0 
Tỉ lệ: 0 %
Số câu: 0 
Số điểm:0 
Tỉ lệ: 0 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
 Tỉ lệ: 20 %
2. Tiếng Việt
- Các phương châm hội thoại.
- Các biện pháp tu từ
Nhớ và kể tên được các phương châm hội thoại, các BPTT.
Xác định được và hiểu giá trị của các BPTT
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2 
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 0 
Số điểm:0 
Tỉ lệ: 0 %
Số câu: 1
Số điểm: 1
 Tỉ lệ: 10%
Số câu: 0 
Số điểm:0 
Tỉ lệ: 0 %
Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
3. Tập làm văn
- Ngôi kể
- Viết bài tự sự có kết hợp miêu tả, nghị luận và nội tâm.
Viết bài văn tự sự. chuyển ngôi kể qua các bài thơ, câu chuyện
(Chuyển nội dung bài thơ “Ánh trăng” thành câu chuyện)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 0
Số điểm: 0
Tỉ lệ: 0 %
Số câu: 0
Số điểm: 0 
Tỉ lệ: 0 %
Số câu: 0
Số điểm: 0
Tỉ lệ: 0 %
Số câu: 1 
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 1
Số điểm:5 
Tỉ lệ: 50 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40 %
Số câu: 0
Số điểm: 0 
Tỉ lệ: 0 %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1 
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 4
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
 MÔN: NGỮ VĂN 9
 THỜI GIAN: 90’ (không kể thời gian phát đề)
 ĐỀ
 Câu 1/ Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. (2đ) 
 Câu 2/ Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Vận dụng các phương châm hội thoại đã học, cho biết cách nói sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? (2đ)
	Lời nói không mất tiền mua
	 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
 Câu 3/ Đọc hai câu thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau: (1đ)
	Buồn trông nội cỏ rầu rầu
	Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Xác định từ láy có trong hai câu thơ.
Từ “chân” ở đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
 Câu 4/ Hãy chuyển nội dung bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy thành một câu chuyện. (5đ) 
 ĐÁP ÁN
Câu 1. Nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều”
- Nội dung: (1đ)
 + Giá trị hiện thực: Phản ánh chân thực bộ mặt xã hội Phong kiến bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người và số phận bất hạnh của người phụ nữ tài hoa, đức hạnh.
 + Giá trị nhân đạo: Đề cao tài năng nhân phẩm, thể hiện niềm cảm thông, ước mơ, khát vọng của con người.
 - Nghệ thuật: (1đ) thành công về ngôn ngữ, thể loại, bố cục, kết cấu, nghệ thuật tự sự, miêu tả cảnh tự nhiên, tả cảnh ngụ tình.
Câu 2.
 Kể tên 5 phương châm hội thoại: (1đ)
 - Phương châm về lượng
 - Phương châm về chất
 - Phương châm quan hệ
 - Phương châm cách thức
 - Phương châm lịch sự.
Cách nói trên liên quan đến phương châm lịch sự (1đ)
Câu 3. Từ láy: rầu rầu(0,5đ)
 Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển. (0,5đ)
Câu 4. (5đ)
 HS trình bày tùy theo cảm nhận và sáng tạo của mình nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
 - Ngôi kể thứ nhất: xưng tôi.
 - Đảm bảo trình tự câu chuyện.
 - Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, độc thoại nội tâm và nghị luận.
Về nội dung: 
a) Mở bài: (1,0đ) giới thiệu được: đề tài, tác giả, khái quát vấn đề tự sự.
b) Thân bài: kể theo trình tự
 - Sự gắn bó của người với vầng trăng trong quá khứ (tuổi thơ và thời chiến tranh). (1,0đ)
 - Sự dửng dưng,sống vô tình của người đối với vầng trăng hiện tại thời hòa bình. (1,0đ)
 - Cảm xúc và suy gẫm của nhân vật tôi khi gặp lại vầng trăng. (1,0đ)
c) Kết bài (1,0đ)
 - Đánh giá tổng quát về nội dung nghệ thuật của bài. 
 - Nhắc nhở sâu sắc con người về cách sống, cách làm người: ân nghĩa thủy chung đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc./.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan_9_HKI_2015_2016.doc