Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Toan

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 735Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Toan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Toan
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN : VẬT LÝ 11
I. Phần I Trắc nghiệm 5 điểm
Câu 1. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc;	B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện;
C. Đặt một vật gần nguồn điện;	D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.
Câu 2. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 10-3 N thì chúng phải đặt cách nhau
A. 30000 m.	 	B. 300 m.	C. 90000 m.	D. 900 m.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron. 
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.
C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.
D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.
Câu 5. Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì
A. hai quả cầu đẩy nhau.	B. hai quả cầu hút nhau.
C. không hút mà cũng không đẩy nhau.	D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.
Câu 6 .Điện trường là
A. môi trường không khí quanh điện tích.
B. môi trường chứa các điện tích.
C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
D. môi trường dẫn điện.
Câu 7. Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều
A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.
D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.
Câu 8. Cho một điện tích điểm –Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều 
A. hướng về phía nó.	B. hướng ra xa nó. 	
C. phụ thuộc độ lớn của nó.	D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
Câu 9 . Ba điện tích q giống hệt nhau được đặt cố định tại ba đỉnh của một tam giác đều có cạnh a. Độ lớn cường độ điện trường tại tâm của tam giác đó là:
A. 	B. 	C. 	D. E = 0.
Câu 10. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 2000 J.	B. – 2000 J.	C. 2 mJ.	D. – 2 mJ.
Câu 11. Tụ điện là
A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
D. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
Câu 12. Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ
A. tăng 2 lần.	B. giảm 2 lần.	C. tăng 4 lần.	D. không đổi.
Câu 13. Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do
A. thay đổi điện môi trong lòng tụ.
B. thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.
C. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ.
D. thay đổi chất liệu làm các bản tụ.
Câu 14. Hai tụ điện có điện dung C1 = 0,4 (F), C2 = 0,6 (F) ghép song song với nhau. Mắc bộ tụ điện đó vào nguồn điện có hiệu điện thế U < 60 (V) thì một trong hai tụ điện đó có điện tích bằng 3.10-5 (C). Hiệu điện thế của nguồn điện là:
A. U = 75 (V).	B. U = 50 (V).	C. U = 7,5.10-5 (V).	D. U = 5.10-4 (V).
Câu 15. Cường độ dòng điện được xác định bằng công thức nào sau đây?
A. I = q.t	B. I = 	C. I = 	D. I = 
Câu 16. Công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là
A. 0,166 (V)	B. 6 (V)	C. 96(V)	D. 0,6 (V)
Câu 17. Gọi A là điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, U là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch, I là cường độ dòng điện qua mạch và t là thời gian dòng điện đi qua. Công thức nêu lên mối quan hệ giữa bốn đại lượng trên được biểu diễn bởi phương trình nào sau đây?
A. A = 	B. A = 	C. A = U.I.t	D. A = 
Câu 18. Khi nối hai cực của nguồn với một mạch ngoài thì công của nguồn điện sản ra trong thời gian 1 phút là 720J. Công suất của nguồn bằng
A. 1,2W	B. 12W	C. 2,1W	D. 21W 
Câu 19. Một ấm điện có hai dây điện trở R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 phút. Còn nếu dùng dây R2thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 phút. Còn nếu dùng dây đó mắc song song hoặc mắc nối tiếp thì ấm nước sẽ sôi sau khoảng thời gian bao lâu? (Coi điện trở của dây thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ).
A. Nối tiếp 30 phút, song song 2 phút.	B. Nối tiếp 50 phút, song song 4 phút.
C. Nối tiếp 4 phút, song song 6 phút.	D. Nối tiếp 50 phút, song song 8 phút.
Câu 20. Người ta mắc nối tiếp giữa 2 điểm A – B có hiệu điện thế U = 240V một số bóng đèn loại 6V – 9W.
Số bóng đèn cần dùng để chúng sáng bình thường là
A. 20	B. 30	C. 40	D. 50
Phần II Tự luận 5 điểm
Bài 1
1, Hai điện tích điểm q1 = 4.10-10C, q2 = -4.10-10C đặt tại A, B trong không khí. AB = 2 cm. Xác định lực tác dụng lên q1
2, Cho điện tích dương q1 = 24.10-8C và q2 đặt trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau 50cm. Xét điểm C lần lượt cách A, B là 30cm và 40cm. Để cường độ dòng điện tổng hợp tại C vuông góc với AB thì q2 phải có dấu và độ lớn như thế nào?
Bài 2
1, Tụ điện phẳng không khí có điện dung C= 2pF được tích điện ở hiệu điện thế U= 600V 
a) Tính điện tích, năng lượng của tụ điện
b) Ngắt tụ ra khỏi nguồn, đưa hai bản tụ ra xa để khoảng cách giữa hai bản tụ giảm một nửa. Tính điện dung của tụ, điện tích của tụ và hiệu điện thế , năng lượng của tụ điện ?
2, Ba tấm kim loại phẳng giống nhau được đặt song song với nhau như hình vẽ. Diện tích mỗi bản là S, khoảng cách giữa hai bản liên tiếp bằng nhau và bằng d. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là U. Tính điện dung của bộ tụ và điện tích trên tấm I

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_8_tuan_HK_I_nam_20162017.docx