Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I Ngữ văn lớp 11 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I Ngữ văn lớp 11 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I Ngữ văn lớp 11 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa
Sở GD&ĐT Thanh Hoá 
Trường THPT 
 Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I
Năm học : Môn : Ngữ Văn - Khối 11
 Thời gian : 90 Phút.
Câu 1. ( Chung cho tất cả các thí sinh)
Suy nghĩ của em về nghị lực sống của con người ?
 	(Bài viết không quá 1,5 trang)
Câu 2. 
A. ( Phần dành cho học sinh ban cơ bản )
 Cảm nhận của anh ( Chị) về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu.
B. (Phần dành cho học sinh nâng cao)
Cái tôi trữ tình thể hiện qua bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương.
 ....Hết....
Sở GD&ĐT Thanh Hoá 
Trường THP 
 Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I
Năm học : 
 Môn : Ngữ Văn - Khối 11
 Thời gian : 90 Phút.
Câu 1. ( Chung cho tất cả các thí sinh)
Suy nghĩ của em về nghị lực sống của con người ?
 	(Bài viết không quá 1,5 trang)
Câu 2. 
A. ( Phần dành cho học sinh ban cơ bản )
 Cảm nhận của anh ( Chị) về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu.
B. (Phần dành cho học sinh nâng cao)
Cái tôi trữ tình thể hiện qua bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương ....Hết....
Sở GD&ĐT Thanh Hoá
Trường THPT 
 Gợi ý chấm
 Môn: Ngữ văn - Khối 11(Cơ bản)
 Năm học : 2009-2010.
I. Hình thức. 
 Cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Bố cục bài viết rõ ràng, cân đối
- Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả.
- Trình bày bài khoa học, hợp lí, sạch sẽ.
II. Nội dung.
Câu 1. (4 điểm) .
- Nghị lực là gì? là sức mạnh tinh thần của con người, cương quyết trong hành động, không lùi bước trước khó khăn. (0,5 điểm)
- Người có nghị lực là người dũng cảm, biết chiến thắng chính bản thân mình để thực hiện ước mơ tốt đẹp. (1điểm)
- Vai trò, ý nghĩa của nghị lực trong cuộc sống. (1,5 điểm)
- Mỗi học sinh phải tự rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm để có nghị lực vững vàng trong cuộc sống (1 điểm).
Câu 2 (6 điểm)A. Câu dành cho học sinh Ban cơ bản. 
a, Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm. (2 điểm)
- Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn giàu ý chí và có nghị lực sống kiên cường, bền bỉ, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, mãnh liệt.
- Văn chương của ông là bài học quí giá về đạo đức và nhân nghĩa.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm nêu cao tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc của nhân dân.
b, Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ. ( 3 điểm)
- Nghĩa sĩ nông dân trước "trận nghĩa đánh Tây" là người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực ( Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó); họ chỉ quen với công việc đồng áng( chỉ biết ruộng trâu,ở trong làng bộ); họ hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao.
- Họ có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc; họ là người có ý thức trách nhiệm với tổ quốc trong lúc lâm nguy, họ tự giác đứng lên chiến đấu vì nghĩa lớn, tự nguyện sẵn sàng xả thân vì đất nước.
- Họ đã vụt đứng lên thành những anh hùng với tư thế hiên ngang, lẫm liệt, với hành động quả cảm, phi thường. Trang bị vũ khí thô sơ: manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi...Nhưng tinh thần chiến đấu thì sục sôi, đầy nhiệt huyết, bừng bừng khí thế: đạp rào lướt tới, coi giặc như không....Hành động mạnh mẽ. quyết liệt: kẻ đâm ngang, người chém ngược, ...trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ...
- Họ đã hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở nhưng tấm gương yêu nước của họ thì sáng trong, trọn vẹn
-Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản:giữa sự bình dị chất phác và sự lớn lao cao cả, giữa đau thương và hào hùng càng làm bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ ánh lên vẻ đẹp bi tráng.
c, Đánh giá chung : "Chỉ đến Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đau thương của xã hội phong kiến mà như những người anh hùng thực sự của dân tộc". Với Văn tế nghía sĩ Cần Giuộc, văn học Việt Nam đã có một bức tượng đài hoàn chỉnh, một tượng đài mang vẻ đẹp bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ, được khắc hoạ bằng bút pháp hiện thực. (1điểm).
B. Câu Dành cho học sinh nâng cao.
Phần
Nội dung cần đạt
Thang điểm
Đặt vấn đề
- Giới thiệu chung tác giả và bài thơ: xuất xứ, cảm hứng chủ đạo.
 1điểm
Giải quyết vấn đề
- Cái tôi trữ tình đầy bi kịch- “nỗi đau Xuân Hương”: Cảm nhận sự cô đơn, trống vắng trước không gian và thời gian. Cảm nhận về nỗi đau thân phận khi bị tước đoạt hạnh phúc riêng tư.
- Cái tôi đầy bản lĩnh – “ bản lĩnh Xuân Hương”: Không cam chịu trước số phận mà đã dám vượt lên thách thức với đời, là cái tôi luôn khao khát hành động và “phá phách” trước lễ giáo phong kiến. Đó là cái tôi dám lên tiếng tố cáo, đòi quyền lợi cho bản thân mình và cũng là cho chị em phụ nữ đương thời.
- Các thủ pháp nghệ thuật để gây ấn tượng:
+ Nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy: “ trơ”, “ cái hồng nhan”, “ mảnh tình” , “ tí con con” 
+ Biện pháp đảo ngữ kết hợp với động từ mạnh: (câu 5 và 6)
 1,5 điểm
 1,5 điểm
 1 điểm
Kết thúc vấn đề
- Tổng hợp, khái quát cái tôi trữ tình của bài thơ: Cái tôi đầy bi kịch nhưng tích cực, không cam chịu số phận. 
 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giua_ki_I.doc