Đề kiểm tra chất lượng đầu năm năm học 2015-2016 môn: địa lí; lớp : 12

pdf 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng đầu năm năm học 2015-2016 môn: địa lí; lớp : 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng đầu năm năm học 2015-2016 môn: địa lí; lớp : 12
1 
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN 
(Đề thi có 01 trang) 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 
NĂM HỌC 2015-2016 
MÔN: Địa lí; LỚP : 12 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề 
Câu I (2,0 điểm) 
 1. Trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc 
điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của vùng này như thế nào? 
 2. Chứng minh nước ta là nước đông dân, nhiều thành phần dân tộc. Vì sao quá 
trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra tương đối chậm chạp? 
Câu II (2,0 điểm) 
 Dựa vào trang 18 - 19 và trang 21 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy: 
 1. Lập bảng thống kê về diện tích và sản lượng các cây công nghiệp lâu năm (cà 
phê, cao su, điều) của nước ta năm 2007. Nêu các sản phẩm cây công nghiệp chuyên 
môn hóa của Tây Nguyên. 
 2. Kể tên các trung tâm công nghiệp có qui mô lớn và rất lớn của vùng kinh tế 
Đông Nam Bộ. 
Câu III (3,0 điểm) 
 Cho bảng số liệu sau: 
Tổng sản phẩm trong nước (GDP theo giá thực tế) phân theo thành phần 
kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 - 2010 
 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) 
Năm 
Tổng số 
Phân theo thành phần kinh tế 
KV Nhà nước KV ngoài Nhà 
nước 
KV có vốn đầu tư 
nước ngoài 
2000 441,7 170,2 212,9 58,6 
2005 837,9 321,9 382,8 133,2 
2009 1658,4 582,7 771,7 304,0 
2010 2157,7 722,0 1054,0 381,7 
 1.Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế 
nước ta giai đoạn 2000-2010. 
2. Nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ. 
 Câu IV (3.0 điểm) 
 1. Chứng minh rằng nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt 
đới. Nêu ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa 
kinh tế nông thôn nước ta. 
 2. Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. Tại sao công nghiệp 
lại phân bố thưa thớt ở miền núi? 
---------- HẾT ---------- 
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 
phát hành từ năm 2009 đến năm 2015. 
Họ và tên thí sinh :............................................................ Số báo danh : ................ 
2 
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN 
(Hướng dẫn chấm – thang điểm có 03 trang) 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 
NĂM HỌC 2015-2016 
MÔN : Địa lí ; LỚP : 12 
Câu Ý Nội dung Điểm 
I 
( 2,0đ) 
1 Trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. 
Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của 
vùng này như thế nào? 
1,00 
a) Đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc 
- Phạm vi, Hướng núi và độ cao địa hình. 
- Các dạng địa hình chính. 
0,25 
 0,50 
b) Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa khí hậu của vùng: làm 
cho khí hậu phân hóa theo độ cao và theo hướng địa hình. 
0,25 
2 Chứng minh nước ta là nước đông dân, nhiều thành phần dân 
tộc. Vì sao quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra tương đối chậm 
chạp? 
1,00 
a)Chứng minh nước ta là nước đông dân, nhiều thành phần dân tộc. 
 - Đông dân: số dân 2006 của nước ta là 84,2 triệu, 1/11/2013 ds 
nước ta đạt 90 triệu đứng thứ 3 ở khu vực ĐNA, thứ 14 trên thế giới. 
 - Nước ta có 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Kinh ( 86, 2% dân 
số), các dân tộc khác chiếm 13,8% dân số. 
b) Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra tương đối chậm chạp vì: 
 - Do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp lại chịu hậu quả nặng nề 
của chiến tranh. 
- Do đặc điểm kinh tế: nông nghiệp hiện vẫn là ngành kinh tế chủ 
đạo trong việc nuôi sống đại bộ phận dân số, các ngành công nghiệp 
dịch vụ chưa phát triển mạnh. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
II 
(2,0đ) 
1 Lập bảng thống kê về diện tích và sản lượng các cây công nghiệp 
lâu năm (cà phê, cao su, điều) của nước ta năm 2007 . Nêu các 
sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hóa của Tây Nguyên. 
1,00 
 a) diện tích và sản lượng các cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao 
su, điều) của nước ta năm 2007 
Cây công nghiệp Diện tích 
(nghìn ha) 
Sản lượng 
(nghìn tấn) 
Cà phê 489 916 
Cao su 378 606 
Điều 303 312 
 b) Các sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hóa của Tây Nguyên: 
Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu 
0,50 
0,50 
2 Kể tên các trung tâm công nghiệp có qui mô lớn và rất lớn của 
vùng kinh tế Đông Nam Bộ. 
1,00 
 Thành phố HCM, Biên Hòa, Vũng Tầu và Thủ Dầu Một 
III 
(3,0đ) 
1 V biểu đ 2,00 
3 
 a) Xử lí số liệu : 
Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta 
(Đơn vị: %) 
Năm Tổng 
số 
Phân theo thành phần kinh tế 
KV Nhà 
nước 
KV ngoài Nhà 
nước 
KV có vốn đầu 
tư nước ngoài 
2000 100 38,5 48,2 13,3 
2005 100 38,4 45,7 15,9 
2009 100 35,2 46,5 18,3 
2010 100 33,5 48,8 17,7 
b) Vẽ biểu đồ 
 êu cầu: 
 + Chính xác về khoảng cách năm. 
 + Có chú giải và tên biểu đồ. 
 + Đ p và chính xác về số liệu trên biểu đồ. 
( Thiếu m i y/c trừ 0,25 điểm) 
0,50 
1,50 
2 Nhận xét và giải thích 1,00 
a) Nhận xét 
 Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta đang có sự thay 
đổi theo hướng tích cực: 
- Cơ cấu GDP của KV Nhà nước có xu hướng giảm (DC) 
- Cơ cấu GDP của KV ngoài nhà nước và KV có vốn đầu tư nước 
ngoài, tuy nhiên chưa ổn định (DC) 
b) Giải thích 
- Do nước ta tiến hành công cuộc đổi mới phát triển nền kinh tế hàng 
hóa nhiều thành phần, tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước 
trên thế giới. 
- Do tốc độ tăng giá trị GDP của các thành phần kinh tế khác nhau, 
GDP của khu vực nhà nước tăng chậm nhất nên cơ cấu GDP giảm. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
IV 
(3,0đ) 
1 Chứng minh rằng nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông 
nghiệp nhiệt đới. Nêu ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hóa 
sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn nước ta. 
1,50 
a) Chứng minh rằng nước ta đang khai thác có hiệu quả nền 
nông nghiệp nhiệt đới 
- Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh 
thái nông nghiệp. 
 VD: + ĐBSH đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, 
nguồn nước dồi dào dẫn đến cây trồng là lúa nước điển hình, gia cầm 
 + Tây nguyên: đất đỏ badan, khí hậu cận xích đạo  thích hợp 
trồng cây CN lâu năm, vật nuôi: gia súc lớn như trâu, bò). 
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây 
ngắn ngày chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt 
hay hạn hán. 
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt đông 
GTVT, áp dụng rộng rãi CN chế biến và bảo quản nông sản. Việc 
trao đổi nông sản giữa các vùng nhất là các tỉnh phía bắc và phía 
0,25 
0,25 
0,25 
4 
nam ngày càng mở rộng và có hiệu quả . 
- Đẩy mạnh sx nông sản xuất khẩu như gạo, cà phê, cao sulà 1 
phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nền nông 
nghiệp nhiệt đới.. 
0,25 
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, 
đa dạng hóa kinh tế nông thôn nước ta. 
- Cho phép khai thác hợp lí hơn các sự đa dạng, phong phú của điều 
kiện tự nhiên. 
- Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm và nông sản 
hàng hóa, mặt khác cũng giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có 
biến động bất lợi. Cũng chính quá trình này đã tăng cường thêm sự 
phân hóa lãnh thổ nông nghiệp 
0,25 
0,25 
2 Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. Tại sao 
công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở miền núi? 
1,50 
a) Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta 
 * Hoạt động CN tập trung chủ yếu trên 1 số khu vực 
 - Bắc Bộ ( ĐBSH và phụ cận) là khu vực có mức độ tập trung CN 
theo lãnh thổ và loại cao nhất cả nước.Từ HN hoạt động CN tỏa đi 
các hướng chuyên môn hóa khác nhau dọc theo các trục giao thông 
huyết mạch trong đó nổi lên các trung tâm cn có qui mô lớn: HN, HP 
- Ở Nam Bộ hình thành một dải CN trong đó nổi lên câc trung tâm 
CN hàng đầu như TPHCM ( lớn nhất cả nước về giá trị sx CN), Biên 
Hòa – Vũng Tàu - Thủ Dầu Một. Cơ cấu ngành rât đa dạng trong đó 
có 1 vài ngành CN non trẻ nhưng lại phát triển rất mạnh như khai 
thác dầu khí sx điện, phân đạm từ khí. 
- Dọc Duyên Hải Miền Trung ngoài Đà Nẵng là trung tâm CN quan 
trọng nhất còn có 1 số trung tâm khác như Vinh, Quy Nhơn , Nha 
Trang 
* Ở các khu vực còn laị nhất là vùng núi như Tây Bắc, Tây Nguyên, 
CN phát triển chậm phân bố phân tán rời rạc 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
b) Tại sao công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở miền núi? 
- Có nhiều hạn chế về gtvt 
- Có nhiều hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề, thị trường, thu hút 
đầu tư, địa hình núi cao,.. 
0,25 
0,25 
----------Hết---------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfKSCLDN_Han_Thuyen.pdf