Đề kiểm tra chất lượng cuối năm năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 9

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1326Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng cuối năm năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng cuối năm năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 9
 PHÒNG ... ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM 
HUYỆN ........ Năm học: 2014 - 2015
 	 MÔN: NGỮ VĂN 9 - ĐỀ 1 
 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học kỳ 2, môn ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung văn học, Tiếng Việt, TLV, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức : Tự luận
Cách tổ chức kiểm tra : cho HS làm bài kiểm tra phần tự luận trong 90 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN :
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 9, HK2
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
 ĐỀ KIỂM TRA – NGỮ VĂN LỚP 9 
 THỜI GIAN : 90 PHÚT
Mức độ
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận dụng
Cộng
Tên chủ đề
1.Đọc hiểu
Thơ Việt Nam
hiện đại
Chép thuộc lòng thơ, nêu ý nghĩa tả thực và ẩn dụ trong khổ thơ vừa chép
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu : 1
Số điểm : 2.0
Tỉ lệ :20 %
Số câu :0
Số điểm :0
Tỉ lệ :0%
Số câu :0
Số điểm :0
Tỉ lệ : 0%
Số câu :1
Số điểm:2.0
Tỉ lệ 20%
2. Tiếng Việt
Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
Thế nào là liên kết chủ đề và liên kết lô-gic?
Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu : 1
Số điểm : 1
Tỉ lệ :10 %
Số câu :1
Số điểm : 1
Tỉ lệ : 10 %
Số câu :
Số điểm 
Tỉ lệ : 
Số câu :0
Số điểm :0
Tỉ lệ : 0%
Số câu :2
Số điểm:2.0
Tỉ lệ:20 %
3. Tập làm văn
- Viết bài văn nghị luận về 1 tác phẩm thơ
Viết bài văn nghị luận về 1 tác phẩm thơ bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Số câu : 
Số điểm : 
Tỉ lệ : 
Số câu : 
Số điểm : 
Tỉ lệ : 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ :
Số câu : 1
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ 60 %
Số câu : 1
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ 60 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
 Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm:1.0
Tỉ lệ : 10 %
Số câu: 2
Số điểm:3.0
Tỉ lệ : 30 %
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ : 0%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ : 60 %
Số câu:4
Số điểm:10
Tỉ lệ :100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – NGỮ VĂN LỚP 9 
 THỜI GIAN : 90 PHÚT
Câu 1 : ( 2 điểm) 
Chép thuộc lòng khổ cuối bài thơ “ Sang thu” ( Hữu Thỉnh), hãy chỉ ra ý nghĩa tả thực và hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ vừa chép.
Câu 2 (1 điểm)
Thế nào là liên kết chủ đề và liên kết lô-gic?
Câu 3 (1 điểm)
	Cho biết các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.
	Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết được chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.
(Ngữ Văn 9, tập 2, NXBGD – 2009, trang 17)
Câu 4 ( 6 điểm): Suy nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác ”của Viễn Phương.
 ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 9
Câu 1 (2 điểm)
Học sinh chép thuộc lòng khổ cuối ( 1 điểm )
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
- Ý nghĩa tả thực: 0.5 điểm
+ Hình tượng sấm thường xuất hiện nhiều và bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu).
+ Hàng cây cổ thụ, cảnh vật thiên nhiên vào thu không còn giật mình, bất ngờ bởi tiếng sấm mùa hạ.
- Nghĩa ẩn dụ (đầy tính suy ngẫm) : 0.5 điểm
+ Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
+ Hàng cây đứng tuổi: Hình ảnh gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.
Câu 2 ( 1 điểm)
- trình bày liên kết chủ đề (0.5 điểm)
- trình bày liên kết lô-gic (0.5 điểm)
Câu 3 (1 điểm)
	Các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn:
	Văn nghệ(1) – Văn nghệ(2): phép lặp từ ngữ. ( 0.5 điểm)
	Điều ấy (trong câu 3): phép thế. . ( 0.5 điểm)
Câu 4 : 
Bài làm thể hiện những ý chính sau đây:
-Cảm xúc của tác giả trong bài thơ là cảm xúc chung của toàn dân tộc đối với Bác Hồ kính yêu
-Cảm xúc đó thể hiên ở lòng kính yêu chân thành ,nỗi xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi đến lăng Bác Hồ,tình cảm của nhà thơ đối với Bác như tình cha con ruột thịt qua cách xưng hô (con –Bác), cảm xúc thành kính thiêng liêng, long kiên trung bất khuất.
-Tự hào, tôn kính và biết ơn sâu lắng:Nhớ ơn Người soi đường chỉ lối cho Cách mạng Việt Nam .Ca ngợi Bác như bậc thiên sứ thanh thản khi đã hoàn thành sứ mệnh: nằm trong giấc ngủ bình yên
-Niềm tiếc thương vô hạn thể hiện ở nỗi nhớ Bác ngàn thu:Thương nhớ vô hạn suốt chiều dài thời gian (ngày ngày),vô hạn suốt chiều dài không gian(dòng người),còn không gian quanh lăng thì tràn ngập nỗi nhớ(đi trong thương nhớ),lí trí vẫn (biết Bác) hiểu rằng Bác sống mãi (trời xanh là mãi mãi) nhưng tình cảm không thể không đau đớn (nghe nhói ở trong tim) được thể hiện qua một loạt phép tu từ ẩn dụ. Lòng lưu luyến không rời khi nghĩ ngày mai về lại miền Nam thì (thương trào nước mắt) và vẫn một long trung hiếu sắt son-điệp ngữ “muốn làm”thể hiện ước nguyện tha thiếtcủa tác giảvà cũng là của những ai khi đến thăm lăng Bác hồ kính yêu.
-Toàn bài giọng điệu thành kính,trang nghiêm,nhiều hình ảnh ẩn dụ đã diễn tả một cách xúc động tình cảm kính yêu,nhớ thương và biết ơn sâu lắng của nhân dân miền Nam nói riêng ,của dân tộc Việt Nam nói chung đối với Bác Hồ . 
Bài làm thể hiện được kĩ năng nghị luận ,có luận điểm luận cứ ,lập luận chặt chẽ.
*Biểu điểm:
BIỂU ĐIỂM CÂU 4 PHẦN TẬP LÀM VĂN:
Điểm 6: Bài viết đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên. Kết cấu chặt chẽ, hành văn lưu loát, có sức thuyết phục, mắc vài lỗi diễn đạt nhỏ.
Điểm 4 - 5: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu cơ bản trên. Kết cấu bài viết tương đối chặt chẽ, hành văn khá trong sáng, mắc một số lỗi diễn đạt.
Điểm 3 : Đáp ứng được khoảng 1/2 các yêu cầu trên. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
 Điểm 2: Đáp ứng được một vài ý trong những ý cơ bản trên, các ý nêu còn hời hợt. Kết cấu chưa chặt chẽ, hành văn chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
 Điểm 1: Bài cơ bản chưa đáp ứng được các yêu cầu trên. Kết cấu chưa chặt chẽ, hành văn chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
 Điểm 0: Bài lạc đề hoàn toàn, bỏ giấy trắng hoặc viết, vẽ bậy.
Đề thi của Đào Thị Thúy - Giáo viên Ngữ Văn - Trường THCS Kiền Bái - Thủy Nguyên - Hải Phòng – Do cô BGH đã duyệt đề
_______________˜_&_™_______________

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_ngu_van_lop_9.doc