Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Con cò Câu 1: 0,25 đ Nhận biết nội dung hai câu thơ Câu 2: 0,25 đ Biết nghệ thuật bài thơ. 2 Câu 0,5đ Mùa xuân nho nhỏ . Câu 5: 0,25đ Hiểu nội dung bài thơ Câu 3: 0,25đ Hiểu được hình ảnh thơ Câu 2: 2,0đ Giải thích nhan đề 3 câu 2,5 đ Sang thu Câu 4:0,25đ Nhận biết thể thơ. Câu 12: 0,25đ Biết được đề tài sáng tác của nhà thơ. Câu 6: 0,25đ Hiểu được cảm nhận của nhà thơ Câu 3:* 1,0đ Phát hiện nghĩa ẩn dụ Câu 3: * 1,0đ Cảm nhận viết đoạn văn. 4 câu 2,75 đ Viếng lăng Bác Câu 11: 0,25đ Biết năm sáng tác Câu 1:* 1,0đ Chép đúng khổ cuối Câu 10: 0,25đ Hiểu được nghĩa thực và ẩn dụ. Câu 1:* 2,0đ Viết được nội dung khổ thơ. 3 câu 3,5 đ Nói với con Câu 7: 0,25 đ Biết được nghệ thuật đặc sắc. Câu 8: 0,25đ Biết giọng điệu bài thơ. Câu 9: 0,25 đ Hiểu được nghĩa của từ trong câu thơ. 3 câu 0,75 đ Số câu Số điểm Tỉ lệ 9 câu (1 ý) 3,0 điểm 30% 5 câu (1 ý) 4,0 điểm 40% 1 câu ½ 2,0 điểm 20% 1 câu ½ 1,0 điểm 10% 16 câu 10,0điểm 100% TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU Lớp: Họ và tên:... KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC: 2015-2016 Môn: Ngữ văn 9 (Tiết 130/PPCT) Thời gian: 15 phút (phần TN) Điểm: I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng (từ câu 1-11) Câu 1: Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng về hai câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.” Ca ngợi tình yêu mẹ của người con; Tình cảm của người con không bao giờ thay đổi; Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi con người; Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của mẹ. Câu 2: Ý nào sau đây nêu đúng nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ “Con cò”? (Chế Lan Viên) Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá; Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao; Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt; Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lí. Câu 3: Trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh “con chim hót”; “nhành hoa”; “nốt trầm xao xuyến”? Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ; Là những gì đẹp nhất của mùa xuân; Là những gì bé nhỏ trong cuộc sống; Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có. Câu 4: Bài thơ “Sang Thu” (Hữu Thỉnh) được viết theo thể thơ nào? a. Lục bát; b. Song thất lục bát; c. Ngũ ngôn; d. Thất ngôn tứ tuyệt. Câu 5: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được nhà thơ Thanh Hải sáng tác trong những ngày cuối đời, điều đó giúp người đọc hiểu sâu sắc thêm bài thơ. a. Đúng. b. Sai. Câu 6: Sự biến đổi của đất trời “Sang thu” được Hữu Thỉnh bắt đầu cảm nhận từ: a. Hương ổi; b. Làn sương; c. Cánh chim; d. Tiếng sấm. Câu 7. Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “ Nói với con” là: Giọng điệu trầm lắng suy tư; Đối thoại lồng độc thoại nội tâm; Hình ảnh phong phú; Hình ảnh mộc mạc, giàu sức gợi cảm. Câu 8: Bài thơ “Nói với con” (Y Phương) có giọng điệu như thế nào? a. Ca ngợi, hùng hồn; b. Tâm tình, tha thiết; c. Trầm tĩnh, răn dạy; d. Sôi nổi, mạnh mẽ; Câu 9: Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con.” Được dùng theo nghĩa nào? a. Nghĩa thực; b. Nghĩa ẩn dụ; c. Nghĩa so sánh; d. Nghĩa cụ thể. Câu 10: Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được viết năm nào: Năm 1975; b. Năm 1976; c. Năm 1977; d. Năm 1978. Câu 11: Nhận xét nào sau đây nói đúng về nhà thơ Hữu Thỉnh? Nhà thơ viết hay về mùa thu; Nhà thơ viết nhiều về nông thôn; Nhà thơ viết về đề tài chiến tranh; Nhà thơ viết hay về mùa xuân. Câu 12: Đánh dấu × vào £ đứng sau những dòng thơ là hình ảnh thực: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng £ Thây một mặt trời trong lăng rất đỏ £ TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU Lớp: Họ và tên:... KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC: 2015-2016 Môn: Ngữ văn 9 (Tiết 130/PPCT) Thời gian: 30 phút (phần TL) Điểm: B. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (3,0đ) Chép lại khổ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và cho biết nội dung khổ thơ đó. Câu 2: (2,0đ) Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Câu 3: (2,0đ) Cảm nhận của em về hai câu thơ sau: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. HƯỚNG DẪN CHẤM TRẮC NGHIỆM: 3 điểm Câu 1-11 mối ý trả lời đúng được 0,25điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Ý đúng c b a c a a d c b b a Câu 12 (0,25đ) Đánh dấu × vào câu 1 TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 1: (3,0đ) Chép đúng khổ cuối (1,5đ) Mai về miền Nam chốn này. Nêu đúng nội dung (1,5đ) + Tâm trạng lưu luyến muốn ở mãi bên Bác. + Muốn hoá thân, hoà nhập vào cảnh vật ở bên lăng Bác. + Đó là tâm trạng của Viễn Phương và cũng là của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Câu 2: 2đ Nhan đề bài thơ: “Mùa xuân” vốn là khái niệm của thời gian lại “nho nhỏ” thời gian như được không gian hoá. Nó gợi một mùa xuân cụ thể của đất trời, của đất nước, chỉ nho nhỏ thôi trong hình ảnh bông hoa, tiếng chim. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường. Câu 3: 2đ Cảm nhận Hình ảnh thực: sấm, hàng cây. Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ, hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa. Ý nghĩa ẩn dụ là điều mà nhà thơ muốn gửi gắm tâm sự của mình: Khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
Tài liệu đính kèm: