TRƯỜNG THPT NINH HẢI TỔ: LÝ - KTC ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HKII NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN:VẬT LÝ 12 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Thời gian làm bài: 45 phút (24 câu trắc nghiệm + 1Tự luận) Họ, tên học sinh:.......................................................................... Số báo danh:.........................., lớp : ............................................ Mã đề 539 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (24 câu _ 8 điểm) Câu 1: Một bức xạ khi truyền trong thủy có bước sóng là 0,60 μm, khi truyền trong không khí có bước sóng là λ. Biết chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ là 1,5. Giá trị của λ là A. 900 nm. B. 600 nm. C. 380 nm. D. 400 nm. Câu 2: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm. M là một điểm trên màn, cách vân sáng trung tâm 2 cm. Trong các bức xạ cho vân sáng tại M, bức xạ có bước sóng dài nhất là A. 417 nm. B. 570 nm. C. 760 nm. D. 714 nm. Câu 3: Mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến điện hoạt động dựa trên hiện tượng A. giao thoa sóng điện từ B. phản xạ sóng điện từ C. khúc xạ sóng điện từ D. cộng hưởng dao động điện từ Câu 4: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi, tụ điện có điện dung C thay đổi. Khi C = C1 thì tần số dao động riêng của mạch là 7,5 MHz và khi C = C2 thì tần số dao động riêng của mạch là 10 MHz. Nếu C = C1 + C2 thì tần số dao động riêng của mạch là A. 17,5 MHz. B. 12,5 MHz. C. 2,5 MHz. D. 6,0 MHz. Câu 5: Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn A. đơn sắc. B. kết hợp. C. cùng màu sắc. D. cùng cường độ sáng. Câu 6: Một mạch dao động gồm cuộn cảm có độ tự cảm 27 μH, điện trở thuần R và một tụ điện 3nF. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện là 5 V. Để duy trì dao động cần cung cấp cho mạch một công suất là 1,39.10-3 W. R có giá trị nào sau đây? A. 2 W B. 4W C. 1 W D. 3W Câu 7: Một mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm 0,2 H và tụ điện có điện dung C = 10 μF thực hiện dao động điện từ tự do. Biết cường độ cực đại trong khung là Io = 0,012 (A). Khi cường độ dòng điện tức thời i = 0,01A thì hiệu điện thế cực đại và hiệu điện thế tức thời giữa hai bản tụ điện: A. Uo = 5,4 V ; u = 20 V B. Uo = 5,4 V ; u = 0,94 V C. Uo = 1,7 V ; u = 0,94 V D. Uo = 1,7 V ; u = 20 V Câu 8: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách từ hai khe tớ màn D = 1 m, khoảng cách hai khe a = 1 mm, khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến vân sáng bậc 10 ở cùng bên với vân trung tâm là 3,6 mm. Tính bước sóng ánh sáng. A. 0,52 . B. 0,60 . C. 0,44 . D. 0,58 . Câu 9: Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua lăng kính. Chùm sáng tách thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Đó là hiện tượng A. giao thoa ánh sáng. B. khúc xạ ánh sáng C. tán sắc ánh sáng. D. nhiễu xạ ánh sáng. Câu 10: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y-âng cách nhau 2 mm, các vân giao thoa được hứng trên màn đặt cách hai khe 1 m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa 3 vân sáng liên tiếp đo được là 0,4 mm. Bước sóng của ánh sáng đó là A. 0,48 µm. B. 0,40 µm. C. 0,60 µm. D. 0,55 µm. Câu 11: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quang phổ liên tục? A. Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt nằm trên một nền tối. B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. C. Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng, hoặc khí có áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra. D. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. Câu 12: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng nếu giảm dần khoảng cách giữa hai khe thì hệ vân thay đổi thế nào với ánh sáng đơn sắc A. Hệ vân không thay đổi, chỉ sáng thêm lên. B. Bề rộng khoảng vân lúc đầu tăng, sau đó giảm. C. Bề rộng khoảng vân giảm dần đi. D. Bề rộng khoảng vân tăng dần lên. Câu 13: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc khi l = 0,5 mm; a = 0,5 mm; D = 2 m. Tại M cách vân trung tâm 7 mm và tại N cách vân trung tâm 10 mm thì A. M là vân tối. N là vân sáng. B. M là vân sáng, N là vân tối. C. M, N đều là vân sáng. D. M, N đều là vân tối. Câu 14: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 4o, đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,643 và 1,685. Chiếu một chùm tia sáng hẹp gồm hai bức xạ đó và tìm vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Tính góc tạo bởi tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi mặt bên kia của lăng kính. A. 0,13o B. 0,3o C. 0,297o D. 0,168o Câu 15: Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi giảm độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện lên 2 lần thì chu kì dao động của mạch sẽ: A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần. C. không đổi. D. giảm đi 4 lần. Câu 16: Tần số riêng của mạch LC xác định bởi công thức nào: A. B. C. D. Câu 17: Một mạch dao động bắt tín hiệu của một máy thu vô tuyến điện gồm một tụ điện C = 85pF và một cuộn cảm L= 3mH. Tìm bước sóng l của sóng vô tuyến điện mà mạch này có thể thu được. A. 75 m. B. 19 m C. 30 m D. 41 m Câu 18: Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của quang phổ vạch phát xạ là không đúng? A. phụ thuộc vào thành phấn cấu tạo của nguồn sáng. B. được phát ra từ chất khí ở áp suất thấp. C. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. D. hệ thống các vạch sáng riêng lẻ hiện trên nền tối. Câu 19: Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm: A. nguồn điện một chiều và điện trở mắc thành mạch kín. B. tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín. C. nguồn điện một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín. D. nguồn điện một chiều và cuộn cảm mắc thành mạch kín. Câu 20: Tia X không có ứng dụng nào sau đây? A. Sấy khô, sưởi ấm. B. Chữa bệnh ung thư. C. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại. D. Chiếu điện, chụp điện. Câu 21: Sóng điện từ A. là sóng dọc và truyền được trong chân không. B. là sóng ngang và truyền được trong chân không. C. là sóng ngang và không truyền được trong chân không. D. là sóng dọc và không truyền được trong chân không. Câu 22: Các bức xạ nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính chất bước sóng tăng dần? A. Tia hồng ngoại, tia đỏ, tia tím, tia tử ngoại. B. Tia tử ngoại, tia đỏ, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến. C. Tia hồng ngoại, tia tím, tia lục, tia tử ngoại. D. Tia tử ngoại, tia lục, tia tím , tia hồng ngoại. Câu 23: Tia hồng ngoại A. có khả năng đâm xuyên rất mạnh. B. chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 5000C. C. có thể kích thích cho một số chất phát quang. D. có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần. Câu 24: Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn A. kết hợp. B. cùng màu sắc. C. đơn sắc. D. cùng cường độ sáng. II. PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm) Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng. Khoảng cách giữa hai khe kết hợp là a = 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2,5m. Nguồn S phát ra ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm. Vùng phủ nhau giữa quang phổ bậc 3 và quang phổ bậc bốn có bề rộng là bao nhiêu? ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: