Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn: sinh học 7 thời gian: 60 phút

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 6067Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn: sinh học 7 thời gian: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn: sinh học 7 thời gian: 60 phút
ĐƠN VỊ: Trường THCS : ĐồngKhởi, Long Vĩnh, Ninh Điền, Hoà Hội
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HKII
MÔN: SINH HỌC 7
Thời gian: 60 phút
I. MA TRẬN
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp 
Vận dụng cao
1. NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG 
17 tiết 
-Nêu được các đặc điểm cấu tạo phù hợp với sự di chuyển của bò sát trong môi trường sống trên cạn.
-Mô tả được hình thái và hoạt động của đại diện lớp Chim (chim bồ câu) thích nghi với sự bay
-Sự tiến hóa hơn so với lớp Bò sát: tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, sinh sản, thân nhiệt.
-Mô tả được đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của đại diện lớp Thú (thỏ).
-Trình bày đặc điểm chung lớp Lưỡng cư: cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, đặc điểm sinh sản và thân nhiệt, da, môi trường sống.
-Đặc điểm chung lớp Thú: bộ lông, bộ răng, tim, số vòng tuần hoàn, bộ não, sinh sản (đẻ con và nuôi con bằng sữa) và thân nhiệt.
-Nêu được lợi ích của lớp Chim trong tự nhiên và đối với con người.
8 câu
85% = 8,5 điểm
5 câu
 52.9% = 4.5 điểm
 2câu
 29.5% = 2,5 điểm
1câu
 17.6% = 1,5 điểm 
2. SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT
04 tiết
Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở các hình thức sinh sản từ thấp lên cao.
Nêu được mối quan hệ họ hàng của các ngành, các lớp động vật trên cây phát sinh động vật
Lấy được ví dụ mối quan hệ của các lớp,các ngành vật trên cây phát sinh động vật.
3câu
15%= 1,5 điểm
1 câu
 33.3 % = 0.5 điểm
1 câu
 33.3 % = 0.5 điểm
1 câu
 33.3% = 0.5 điểm
Tổng số câu 
Tổng số điểm
100 % =10 điểm
6 câu
5 điểm 50 %
3 câu
3 điểm 
30 %
1 câu
0,5điểm 
 5 %
1 câu
1,5 điểm 
15 %
II. ĐỀ KIỂM TRA
Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự thích nghi của thằn lằn với đời sống ở cạn?
a. Da khô có vảy sừng bao bọc có tác dụng ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.
b. Mắt có mi cử động, có nước mắt sẽ bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
c. Thân và đuôi rất dài là động lực chính của sự di chuyển.
d. Bàn chân có 5 ngón, giữa các ngón đều có màng bơi.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với chim bồ câu:
a. Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi, màu lam.
b.Thân nhiệt bồ câu không ổn định, bồ câu thuộc vào động vật biến nhiệt.
c. Bồ câu thụ tinh trong và trứng có vỏ đá voi bao bọc.
d. Chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chỉ có một ít lông tơ được bố mẹ nuôi bằng sữa diều
Câu 3: Trong các hình thức sinh sản sau, hình thức sinh sản nào là tiến hóa nhất?
Sinh sản hữu tính và thụ tinh trong
Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài
Sinh sản vô tính
Sinh sản sinh dưỡng
Câu 4. Cơ quan hô hấp của chim bồ câu là
 a. Mang và phổi
b. Da và phổi
c. phổi
d. Mang, da và phổi.
Câu 5. Ở bồ câu, máu đi nuôi cơ thể là loại máu gì?
a. Đỏ tươi
b. Đỏ thẩm.
c. Đỏ tươi và máu pha.
d. Máu pha
Câu 6. Bộ não chim bồ câu gồm những bộ phận.
a. Não trước
b. Não giữa
c. Tiểu não, hành tủy và tủy sống.
d. Đại não, não giữa, tiểu não, hành tủy và tủy sống.
B. Tự luận( 7 điểm)
 Câu 1. (2,0 điểm)
 -Trình bày đặc điểm chung lớp Lưỡng cư ? 
 Câu 2. (2 điểm)
 -Hãy nêu lợi ích của lớp Chim trong tự nhiên và đối với con người?
Câu 3. (1,0 điểm)
 a.Cây phát sinh động vật phản ánh mối quan hệ gì?
 b.Cá voi có quan hệ họ hàng gần gũi với hươu sao hơn hay với cá chép hơn?
Câu 4. (2,0 điểm)
 Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sông bay?
---Hết ---
III. ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm ( 3 điểm)
 Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm
1d
2b
3a
4c
5a
6d
 B. Tự luận( 7 điểm)
 Câu 1. (2,0 điểm)
CÂU HỎI
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1. 
*Đặc điểm chung lớp Lưỡng cư :
- Là ĐVCXS có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước
- Da trần và ẩm ướt
- Di chuyển bằng 4 chi
- Hô hấp bằng phổi và da
- Tim có ba ngăn :2 tâm nhĩ và 1 tâm thất
- Có hai vòng tuần hoàn
-Là động vật biến nhiệt
- Sinh sản trong môi trường nước , thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
2
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2. 
*.Lợi ích của lớp Chim trong tự nhiên và đối với con người :
1.Lợi ích
-Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm: cú
-Cung cấp thực phẩm: gà, vịt
-Làm chăn đệm,
- Làm đồ trang trí:lông đà điểu
-Làm cảnh:chim yến, sáo
-Huấn luyện chim săn mồi phuc vụ cho du lịch: chim ưng, chim cắt
-Phát tán quả hạt, hút mật hoa thụ phấn cho cây: vẹt, chim ruồi
2
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3. 
A,Cây phát sinh động vật phản ánh mối quan hệ về nguồn gốc giữa các nhóm động vật.
b. Vd : voi có quan hệ họ hàng gần gũi với hươu sao hơn hay với cá chép hơn?
Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn với cá chép, vì cá voi thuộc lớp thú, bắt nguồn từ nhánh có gốc cùng với hươu sao, khác hẳn so với cá chép
1,0
0.5
0.5
Câu 4. 
 Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sông bay
- Thân hình thoi giảm sức cản của không khí khi bay.
 - Chi trước:cánh chim quạt gió (động lực của sự bay) cản không khí khi hạ cánh
 - Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh
 - Lông ống: Các sợi lông làm thành phiến mỏng làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên một diện tích rộng.
 - Lông tơ: Các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp giữ nhiệt, làm nhẹ cơ thể.
 - Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng làm đầu chim nhe.
 - Cổ dài khớp với thân: pphát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
2
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Phụ lục: Bổ sung thêm bảng động từ hành động ứng với 4 mức
Hệ thống phân loại các mục tiêu nhận thức của Bloom (1956) bao gồm: Nhận biết, Thông hiểu, Áp dụng, Phân tích, Tổng hợp, và Đánh giá. Theo tinh thần của Vụ Trung học, Bộ GD & ĐT, hệ thống này được sửa đổi thu gọn thành bốn mức: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp, và Vận dụng cao. Theo đó, nội dung cụ thể của 4 mức độ nhận thức và các động từ hành động thường dùng để xác định các mục tiêu, năng lực cần đạt và biên soạn các bộ câu hỏi – bài tập dưới dạng tự luận và trắc nghiệm được trình bày ở bảng sau.
Bảng Mô tả 4 mức độ nhận thức và các động từ hành động thường dùng để xác định các mục tiêu, năng lực cần đạt.
Mô tả nội dung các mức độ nhận thức
Động từ hành động
1. NHẬN BIẾT: Sự nhớ lại tài liệu đã học tập trước đó như các sự kiện, thuật ngữ hay các nguyên lý, quy trình.
Định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, phác thảo...
2. THÔNG HIỂU: Khả năng hiểu biết về các sự kiện và nguyên lý, giải thích tài liệu học tập, nhưng không nhất thiết phải liên hệ các tư liệu.
Phân biệt, ước tính, giải thích, biến đổi, mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đoán, tóm tắt, viết một đoạn...
3. VẬN DỤNG MỨC THẤP: Khả năng vận dụng tài liệu đã học vào giải quyết các tình huống quen thuộc hoặc giải bài toán cụ thể.
Xác định, tính toán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập mối liên hệ, chứng minh, giải quyết, sử dụng, minh hoạ...
4. VẬN DỤNG MỨC CAO: Khả năng vận dụng tài liệu đã học vào các tình huống mới lạ hoặc giải các bài toán phức tạp hơn. Đòi hỏi khả năng phân tích liên hệ, gắn kết các thành phần của một tổng thể, cấu trúc có tính tổ chức sao cho có thể hiểu được; nhận biết được các giả định ngầm hoặc các nguỵ biện có lý; hoặc giải bài toán bằng tư duy sáng tạo. Đó còn là khả năng đánh giá, thẩm định giá trị của tư liệu theo một mục đích nhất định.
Khám phá, tính toán, sửa đổi, thao tác, dự đoán, chứng minh, giải quyết, sử dụng. Vẽ sơ đồ, phân biệt, suy luận, chỉ ra, thiết lập quan hệ, chọn ra, chia nhỏ ra. Phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại, thiết kế, lý giải, tổ chức, lập kế hoạch, cấu trúc lại, tóm tắt,. Đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận, phê bình, mô tả, suy xét phân biệt, giải thích, đưa ra nhận định, ủng hộ...

Tài liệu đính kèm:

  • docngan_hang_de.doc