ĐƠN VỊ: Trường THCS Thành Long, THCS Trí Bình, THCS Biên Giới ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HKII MÔN: SINH HỌC 6 Thời gian: 45 phút I. MA TRẬN Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Hoa và sinh sản hữu tính. 02 tiết - Biết được bộ phận tạo thành quả là do bầu nhụy tạo thành. . 1 câu 5% = 0,5 điểm 1 câu 100% = 0,5 điểm 2. Qủa và hạt. tiết - Biết được những điều kiện bên ngoài trong ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt. Cách để hạt nảy mầm tốt trong trồng trọt. -Hiểu được đặc điểm và nhận dạng được quả khô nẻ . - Hiểu được vì sao trước khi gieo hạt cần làm cho đất tơi xốp. - Hiểu được những hạt rơi chậm, được phát tán nhờ gió, có những đặc điểm thích nghi với thụ phấn nhờ gió. -Vận dụng thực tế giải thích vì sao người ta thu hoạch đỗ đen, đỗ xanh trước khi quả chín khô. -Vận dụng thực tế giải thích vì sao có quả chỉ có 1 hạt, có quả nhiều hạt. 6 câu 70% = 7 điểm 1 câu 28,6% = 2 điểm 3 câu 42,8% = 3 điểm 1 câu 14,3% = 1 điểm 1 câu 14,3% = 1 điểm 2. Các nhóm thực vật 03 tiết - Nêu được đặc điểm cấu tạo của tảo.Biết được Lợi ích của tảo. - Biết được cơ quan sinh sản của dương xỉ là bào tử 4 câu 25%= 2,5 điểm 2 câu 100% = 2,5 điểm Tổng số câu Tổng số điểm 100 % =10 điểm 4 câu 5 điểm 50 % 3 câu 3 điểm 30 % 1 câu 1 điểm 10 % 1 câu 1 điểm 10 % II. ĐỀ KIỂM TRA A. Trắc nghiệm ( 3 điểm) 1. Sau khi thụ tinh bộ phận phát triển thành quả là: a.Noãn b. Đầu nhụy c.Vòi nhụy d.Bầu nhụy 2. Quả nào sau đây thuộc quả khô nẻ a.Quả bòng b.Quả phượng c.Quả thóc d.Quả đào 3. Trước khi gieo hạt cần phải làm cho đất tơi xốp vì: a. Giúp đất thoáng khí, có đủ ôxi cho hạt hô hấp khi nảy mầm b. Tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm c. Giúp hạt có đủ ánh sáng để hạt nảy mầm d.Làm đất mềm ra hạt rễ nảy mầm 4. Cơ quan sinh sản của dương xỉ là : a.nón b.Bào tử c.Túi bào tử d. hoa B. Tự luận( 7 điểm) Câu 1: Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô? (1 điểm) Câu 2: Vì sao có quả chỉ chứa 1 hạt, còn có quả lại chứa nhiều hạt? cho ví dụ. (1 điểm) Câu 3: Trình bày một số ích lợi và tác hại của tảo? (2 điểm) Câu 4 : Những điều kiện bên ngoài, bên trong nào cần cho hạt nảy mầm? Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì? (2 điểm) Câu 5: Người ta nói rằng” những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn” . Điều đó đúng hay sai, vì sao? (1 điểm) ---Hết --- III. ĐÁP ÁN Trắc nghiệm ( 3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm (Câu 3, 4 mỗi câu 1 đ) 1D 2B 3A 4B B. Tự luận( 7 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) CÂU HỎI NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1. *Người ta thu hoach đỗ xanh, đỗ đen trước khi quả chín khô vì: khi quả chín khô quả tự nứt, hạt rơi xuống đất không thu hoach được 1 đ Câu 2. Hạt do noãn tạo thành. Bầu tạo thành quả. Có trường hợp bầu chỉ chứa 1 noãn tạo thành quả chứa 1 hạt. Ví dụ: quả xoài,.. Có trường hợp bầu chỉ chứa 2 hay nhiều noãn tạo thành quả chứa nhiều hạt. Ví dụ quả na,.. 0,5 đ 0,5 đ Câu 3. *Lợi ích: -Làm thức ăn cho người, động vật.. -Làm phân bón, than đá *Tác hại: - Gây hiện tượng nở hoa 1 đ 1 đ Câu 4. *ĐK bên ngoài cần cho hạt nảy mầm : nước, không khí, nhiệt độ thích hợp ĐK bên trong : chất lượng hạt giống - Biện pháp : + Làm đất tơi xốp, thoáng khí + Tưới đủ nước cho đất hoặc ngâm hạt giống trước khi gieo, nếu bị ngập úng phải tháo hết nước + Gieo hạt đúng thời vụ + Chọn hạt giống và bảo quản hạt giống tốt 0,5 0,5 1 đ Câu 5 * Điều này là đúng. Khi mà lực cản không khí lớn so với những hạt đó thì nó rơi khá chậm, nghĩa là thời gian ở trên không trung của các hạt lâu hơn bình thường.Nếu như có thêm gió thì gió sẽ cuốn theo nó bay và càng lâu thì càng xa * Thường có thêm túm lông, nhẹ,.. 0,5 0,5 Phụ lục: Bổ sung thêm bảng động từ hành động ứng với 4 mức Hệ thống phân loại các mục tiêu nhận thức của Bloom (1956) bao gồm: Nhận biết, Thông hiểu, Áp dụng, Phân tích, Tổng hợp, và Đánh giá. Theo tinh thần của Vụ Trung học, Bộ GD & ĐT, hệ thống này được sửa đổi thu gọn thành bốn mức: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp, và Vận dụng cao. Theo đó, nội dung cụ thể của 4 mức độ nhận thức và các động từ hành động thường dùng để xác định các mục tiêu, năng lực cần đạt và biên soạn các bộ câu hỏi – bài tập dưới dạng tự luận và trắc nghiệm được trình bày ở bảng sau. Bảng Mô tả 4 mức độ nhận thức và các động từ hành động thường dùng để xác định các mục tiêu, năng lực cần đạt. Mô tả nội dung các mức độ nhận thức Động từ hành động 1. NHẬN BIẾT: Sự nhớ lại tài liệu đã học tập trước đó như các sự kiện, thuật ngữ hay các nguyên lý, quy trình. Định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, phác thảo... 2. THÔNG HIỂU: Khả năng hiểu biết về các sự kiện và nguyên lý, giải thích tài liệu học tập, nhưng không nhất thiết phải liên hệ các tư liệu. Phân biệt, ước tính, giải thích, biến đổi, mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đoán, tóm tắt, viết một đoạn... 3. VẬN DỤNG MỨC THẤP: Khả năng vận dụng tài liệu đã học vào giải quyết các tình huống quen thuộc hoặc giải bài toán cụ thể. Xác định, tính toán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập mối liên hệ, chứng minh, giải quyết, sử dụng, minh hoạ... 4. VẬN DỤNG MỨC CAO: Khả năng vận dụng tài liệu đã học vào các tình huống mới lạ hoặc giải các bài toán phức tạp hơn. Đòi hỏi khả năng phân tích liên hệ, gắn kết các thành phần của một tổng thể, cấu trúc có tính tổ chức sao cho có thể hiểu được; nhận biết được các giả định ngầm hoặc các nguỵ biện có lý; hoặc giải bài toán bằng tư duy sáng tạo. Đó còn là khả năng đánh giá, thẩm định giá trị của tư liệu theo một mục đích nhất định. Khám phá, tính toán, sửa đổi, thao tác, dự đoán, chứng minh, giải quyết, sử dụng. Vẽ sơ đồ, phân biệt, suy luận, chỉ ra, thiết lập quan hệ, chọn ra, chia nhỏ ra. Phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại, thiết kế, lý giải, tổ chức, lập kế hoạch, cấu trúc lại, tóm tắt,. Đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận, phê bình, mô tả, suy xét phân biệt, giải thích, đưa ra nhận định, ủng hộ...
Tài liệu đính kèm: