Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì I lớp 12 môn lịch sử

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì I lớp 12 môn lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì I lớp 12 môn lịch sử
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KÌ I LỚP 12 
MÔN LỊCH SỬ 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng và vận dụng cao
Cộng
1. Phong trào dân tộc dân chủ ở VN từ năm 1919 đến năm 1925
- Trình bày được những chuyển về kinh tế - xã hội ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX.
-Trình bày được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1924.
Hiểu được vì sao cho rằng cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) là một cái mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh.
-Đánh giá được công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian từ năm 1911 đến năm 1924.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu ½;1
Số điểm:4;3
Tỉ lệ 100%;75%
Số câu 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ 100%
Số câu 1/2
Số điểm 1
Tỉ lệ 25%
Số câu:2;1
6;4 điểm
 60%; 40%
2. Phong trào dân tộc dân chủ ở VN từ năm 1925 đến năm 1930
Nêu được quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hiểu được tại sao các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản vào những năm 1919 – 1930 đều thất bại.
- Hiểu được tại sao nói “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam”.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1/2
Số điểm:2
Tỉ lệ 50% 
Số câu 1+ 1/2
Số điểm:2+2
Tỉ lệ 100%+50%
Số câu:2
6 điểm 
60% 
3. Phong trào cách mạng 
1930-1935
Trình bày được một số điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh đầu tiên của Đảng để khẳng định đó là đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo.
Phân tích được một số điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh đầu tiên của Đảng để khẳng định đó là đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1/2
Số điểm:2
Tỉ lệ 50% 
 Số câu 1/2
Số điểm:2
Tỉ lệ 50%
Số câu:1
4 điểm
40% 
Tổng số câu Tổng số điểm
Tỉ lệ
Số câu 1+½;1/2+1/2
Số điểm:6;5
60 %;50%
Số câu 1;1+1/2
Số điểm: 2;4
20%;40%
Số câu ½;1/2
Số điểm: 2;1
20%;10%
Số câu 3;3
10;10 100%;100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Lịch Sử 12
(Thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ 1
Câu 1: Trình bày những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX. (4đ)
Câu 2: Nêu và phân tích một số điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh đầu tiên của Đảng để khẳng định đó là đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo.(4đ)
Câu 3: Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) là một cái mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh. (2đ)
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Lịch Sử 12
(Thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ 2
Câu 1: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1924. Nêu những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian từ năm 1911 đến năm 1924. (4đ)
Câu 2: Nêu quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại sao nói “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam” ?(4đ)
Câu 3: Tại sao các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản vào những năm 1919 – 1930 đều thất bại? (2đ)
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ 1
TT
Hướng dẫn chấm 
Biểu điểm
Câu 1
Trình bày những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX.
4đ
* Chuyển biến về kinh tế: Nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới: kỹ thuật và nhân lực được đầu tư. Tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối, lạc hậu, nghèo nàn phụ thuộc kinh tế pháp. 
* Chuyển biến về giai cấp 
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Tiếp tục bị phân hoá. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc, dân chủ chống Pháp và tay sai. 
- Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, bị đế quốc, phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hoá, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. 
- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống Pháp và tay sai. 
- Giai cấp tư sản: số lượng ít, thế lực yếu, trong quá trình phát triển bị phân hoá thành hai bộ phận:
 +Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với đế quốc.
 +Tư sản dân tộc: có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
- Giai cấp công nhân: ngày càng phát triển, bị 3 tầng áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
→Những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc VN với Pháp và tay sai.
1đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 2
Nêu và phân tích một số điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh đầu tiên của Đảng để khẳng định đó là đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo.
4 đ
- Hội nghị hợp nhất các đảng cộng sản do Nguyễn Ái Quốc chủ trì tại Cửu Long (Hương Cảng, TQ), từ 6/1/1930.
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đây là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.
- Nội dung:
+ Xác định đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam là tiến hành Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
+ Nhiệm vụ: là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do.
+ Lực lượng: Công, nông, tiểu tư sản, trí thức. Với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc thì lợi dụng hoặc trung lập họ.
+ Lãnh đạo: Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp vô sản
+ Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
 => Đây là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 3
Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) là một cái mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh.
4 đ
- Là cuộc đấu tranh quan trọng đầu tiên của công nhân có tổ chức, lãnh đạo.
- Đấu tranh không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn vì mục tiêu chính trị.
- Họ đã tỏ rõ sức mạnh giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản.
- Đánh dấu công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh tự giác.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
ĐỀ 2
TT
Hướng dẫn chấm 
Biểu điểm
Câu 1
Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1924. Nêu những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian từ năm 1911 đến năm 1924.
4đ
- Sau nhiều năm bôn ba, cuối 1917 Nguyễn Tất Thành trở về Pháp; năm 1919, tham gia Đảng Xã hội Pháp.
- 6/1919, với tên mới là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi đến hội nghị Vecxai bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng cho dân tộc.
- 7/1920, Người đọc bản sơ thảo Luận cương lần thứ nhất của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, từ đó Người đi theo con đường cánh mạng Vô sản.
- 12/1920, tham dự Đại hội đảng xã hội Pháp, tán thành Quốc tế 3, đồng sáng lập ra Đảng Cộng Sản Pháp và trở thành người Cộng sản đầu tiên của VN.
- 1921, Người sáng lập “Hội liên hiệp thuộc địa”, nhằm tuyên truyền lực lượng chống đế quốc.
- Năm 1922, ra báo “Người cùng khổ”, làm cơ quan ngôn luận, viết nhiều bài cho báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân, viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
- 6/1923, sang Liên Xô dự ĐH Quốc tế nông dân (10/1923). 
- 1924, dự ĐH lần thứ V Quốc tế cộng sản. Sau đó hoạt động ở Quốc tế cộng sản, viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín quốc tế.
-11/1924, về Quảng Châu tiếp tục tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng.
*công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.
+ Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
+ Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
+ Truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào VN (Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng cộng sản).
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
1đ
Câu 2
Trình bày quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại sao nói “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam” ?
4 đ
* Hoàn cảnh.
- Năm 1929, ba tổ chức Cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý quần chúng và sự phát triển chung của phong trào cách mạng cả nước.
-Yêu cầu hợp nhất các tổ chức Cộng sản được đặt ra một cách bức thiết.
-Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về TQ triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
- Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì tại Cửu Long (Hương Cảng, TQ), từ 6/1/1930.
*Nội dung hội nghị. 
- Hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành ĐCSVN.
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đây là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.
*“Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam”:
+ Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
+ Từ đây cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học và sáng tạo.
+ Cách mạng VN trở thành bộ phận của cách mạng thế giới.
+ Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam
1 đ
1 đ
0.5đ
0.5đ
0.5 đ
0.5đ
Câu 3
Tại sao các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản vào những năm 1919 – 1930 đều thất bại?
2 đ
- Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam non kém về kinh tế, què quặt về chính trị.
- Tổ chức non kém, không đủ sức để chống đỡ trước mọi thủ đoạn khủng bố của kẻ thù để tồn tại và phát triển.
- Khuynh hướng dân chủ tư sản dân tộc Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
0.5đ
0.5đ
1 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKI Su 12 (Thuan).doc