Đề kiểm thi học kì II môn: sinh học 8 thời gian: 45 phút

doc 10 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1218Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm thi học kì II môn: sinh học 8 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm thi học kì II môn: sinh học 8 thời gian: 45 phút
ĐƠN VỊ:TRƯỜNG THCS HÒA THẠNH, THÁI BÌNH, THỊ TRẤN, HẢO ĐƯỚC.
 ĐỀ KIỂM THI HKII
MÔN: SINH HỌC 8
Thời gian: 45 phút
I. MA TRẬN
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp 
Vận dụng cao
1. Bài tiết
03 tiết 
- Nêu được cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.
- Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích được cơ sở khoa học của nó.
2câu
25% = 2,5 điểm
1 câu
 20% = 0,5 điểm
 1 câu
 80% = 2 điểm
2.Thần kinh và giác quan
11 tiết
- Nêu được cấu tạo của cầu mắt. 
- Biết được nơi tập trung tế bào hính que và tế bào hình nón của mắt. 
- Biết được bộ phận quan trọng nhất của hệ thần kinh ở người. 
- Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật 
- Xây dựng được các thói quen sống để bảo vệ hệ thần kinh 
6 câu
45%= 4,5 điểm
3 câu
55 % = 2,5 điểm
2 câu
 22.5 % = 1,0 điểm
1 câu
 22.5% = 1,0 điểm
Nội tiết
05 tiết
- Nêu rõ được tính chất và vai trò của hoocmôn 
- Biết được loại hoocmôn sinh dục đực 
- Chứng minh sự phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết
3 câu
30%= 3 điểm
2 câu
 67 % = 2,0 điểm
1 câu
 33% = 1 điểm
Tổng số câu 
Tổng số điểm
100 % =10 điểm
6 câu
5 điểm 50 %
3 câu
3 điểm 
30 %
1 câu
1 điểm 
 10 %
1 câu
1 điểm 
10 %
II. ĐỀ KIỂM TRA
 A. Trắc nghiệm ( 3 điểm) 
(Mỗi câu đúng 0.5 điểm)
1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan. 
A. Thận, bóng đái.
B. Thận, bóng đái và ống dẫn nước tiểu.
C. Thận và ống thận
D. Thận , ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
 2. Người cận thị thường mang kính ở dạng. 
A. Mặt kính dày.
B. Mặt kính mỏng.
C. Mặt kính lõm.
D. Mặt kính lồi
3. Người viễn thị thường mang loại kính 
A. Mặt lõm.
B. Mặt lồi.
C. Mặt phẳng.
D. Mặt kính dày.
4. Tế bào hình que và hình nón của mắt có ở. 
A. Màng mạch.
B. Màng lưới.
D. Màng cứng.
D. Thể thủy tinh.
5. Bộ phận quan trọng nhất của hệ thần kinh ở người là. 
A. Bộ não.
B. Tủy sống.
C. Hành tủy.
D. Các dây thần kinh.
6. Hoocmôn sinh dục đực có tên là.
A. Ơstrôgen.
B. Testostêrôn.
C. Tirôxin.
D. Ađrênalin
B. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Em có thói quen vệ sinh hệ bài tiết như thế nào ?
Câu 2 (1.5 điểm)
Nêu cấu tạo của cầu mắt?
Câu 3: (1 điểm)
Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh các em cần quan tâm tới những vấn đề gì ?
Câu 4: (1.5 điểm)
Nêu tính chất và vai trò của hoocmôn ?
Câu 5: (1 điểm)
Hãy lấy VD chứng minh có sự phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
---Hết ---
III. ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm ( 3 điểm)
 Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm
1D
2C
3B
4B
5A
6B
 B. Tự luận( 7 điểm)
CÂU HỎI
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
* Thói quen vệ sinh hệ bài tiết
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu
- Khẩu phần ăn uống hợp lí: không ăn quá nhiều prôtêin, quá chua, quá mặn,quá nhiều chất tạo sỏi; không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại; uống đủ nước
- Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay
0.75
0.75
0.5
Câu 2
* Cấu tạo của cầu mắt:
Màng bọc:
+ Màng cứng: bảo vệ. Phía trước là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt.
+ Màng mạch: có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành phòng tối ( lòng đên).
+ Màng lưới: chứa các tế bào thụ cảm có 2 loại: tế bào nón và tế bào que.
- Môi trường trong suốt: thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.
0.25
0.25
0.25
0.75
Câu 3
Vệ sinh hệ thần kinh cần chú ý:
Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau 1 ngày là việc căng thẳng
Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu
Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 4
+ Vai trò của hoocmôn:
Duy trì tính ổn định môi trường trong cơ thể 
 Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
+ Tính chất của hóoc môn:
- Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 số cơ quan xác định.
- Hóoc môn có hoạt tính sinh học rất cao.
- Hóoc môn không mang tính đặc trưng cho loài
0.75
0.75
Câu 5
- VD trong hoạt động lao động, các cơ quan cần được tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng và ôxi.
- Hệ thần kinh tăng nhịp đập, các mạch máu ở cơ bắp dãn ra đưa glucôzơ và ôxi đến các cơ đó, đồng thời đưa CO2 và sản phảm của quá trình chuyển hóa trong các cơ quan đến các cơ quan bài tiết hoặc các tế bào của cơ thể như gan, phổi, thận, trong khi đó các tế bào α thuộc tuyến tụy tiết ra glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen dự trữ trong các tế bào gan và cơ thành glucôzơ đưa vào máu để cung cấp cho các cơ quan đang hoạt động. Qua đó ta thấy được sự phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
0.25
0.75

Tài liệu đính kèm:

  • docngan_hang_de.doc