SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI ĐỀ KIỂM BÀI VIẾT SỐ 3 Trung tâm GDTX- HN Sơn Hà MÔN: Ngữ văn 12 Tổ Chuyên môn Thời gian : 90 phút I. Mục tiêu đề kiểm tra: - Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12, sau khi HV kết thúc tuần 10. Nội dung bài viết số 3 : Làm văn nghị luận về văn học - Mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị luận văn học về tác phẩm thơ - Hình thức kiểm tra tự luận. - Cụ thể: + Ôn lại các kiến thức và kĩ năng cơ bản về văn học sử từ CMT8/ 1945 đến hết thế kỉ XX và kiến thức về văn bản Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước . + Ôn kiến thức tiếng việt trong bài luật thơ để có thể sử dụng phân tích giá trị biểu cảm, gợi hình của nhạc điệu trong bài thơ đoạn thơ + Ôn lại kĩ năng nghị luận bài thơ đoạn thơ và vận dụng thao tác Chú ý các thao tác lập luận : phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.. + Xem lại những bài làm văn số 2 để tránh lỗi diễn đạt, lập luận còn vướng mắc. Chú ý ưu điểm , nhược điểm để rút kinh nghiệm. II. Hình thức đề kiểm tra: Hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận. III. Thiết lập ma trận: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Đọc- hiểu Những thông tin về tác giả, hoàn cảnh sáng tác. Hiểu được đề tài và chủ đề, khuynh hướng, cảm hứng thẩm mĩ, giọng điệu của nhân vật trữ tình, những sáng tạo đa dạng về ngôn ngữ hình ảnh của tác phẩm văn học 2. Nghị luận về đoạn thơ: Việt Bắc của Tố Hữu -Vận dụng kiến thức kĩ năng về nghị luận đoạn thơ . Tích hợp kiến thức , kĩ năng về bài NLXH. -Vận dụng các thao tác lập luận trong bài nghị luận văn học, huy động kiến thức đã học trong bài khái quát và luật thơ để phát hiện nghị luận về đoạn thơ trích từ: Tây Tiến,Việt Bắc, Đất nước -Nâng cao năng lực tư duy tổng hợp so sánh đối chiếu để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn thơ -Xây dựng được luận điểm , luận cứ và dẫn chứng xác thực. Chú ý liên kết trong bài viết. Số câu : 1 Số điểm : 0.5đ Tỉ lệ : 5 % Số câu : 3 Số điểm:2.5đ Tỉ lệ 25 % Số câu : 1 Số điểm:7,0 Tỉ lệ : 70 % TC : Số câu: 1 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% 1 Số điểm : 0.5 đ Tỉ lệ : 5 % 3 Số điểm:2.5đ Tỉ lệ 25 % 1 Số điểm : 7,0 đ Tỉ lệ : 70 % Số câu : 3 Số điểm : 10 đ Tỉ lệ : 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ: ĐỀ KIỂM BÀI VIẾT SỐ 3 Môn Ngữ văn 12 - Năm học: 2015- 2016 Thời gian : 90 phút I.Đọc –hiểu: HV đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau: (3 đ) “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời ! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng) 1.Những thông tin sau đây về bài thơ và tác giả đúng hay sai: (0.5 đ) Thông tin Đúng Sai 1.Tác giả của bài thơ là một nhà thơ lãng mạn, giai đoạn 1930 – 1945 2.Bài thơ được sáng tác năm 1948 3.Quang Dũng sáng tác bài thơ nhân chuyến thăm đoàn quân Tây Tiến 4.Mường Hịch là địa danh của nước Lào 2.Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên và hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp đó? (1.5 đ) 3.Nhận xét về cách sử dụng địa danh của câu thơ trên? (0.5 đ) 4.Nêu nội dung chính của đoạn thơ bằng một câu văn? ( 0.5 đ) II.Làm văn: ( 7 đ) “Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ra cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời..” (Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm) Phân tích trách nhiệm của nhà thơ và thế hệ của ông với đất nước, từ đó anh (chị) hãy trình bày trách nhiệm của tuổi trẻ hiện nay đối với đất nước. V. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN & THANG ĐIỂM Câu Nội dung Điểm 1 2 3 4. 1.Những thông tin sau đây về bài thơ và tác giả đúng hay sai: (0.5 đ) Thông tin Đúng Sai 1.Tác giả của bài thơ là một nhà thơ lãng mạn, giai đoạn 1930 – 1945 x 2.Bài thơ được sáng tác năm 1948 x 3.Quang Dũng sáng tác bài thơ nhân chuyến thăm đoàn quân Tây Tiến x 4.Mường Hịch là địa danh của nước Lào x *Lưu ý: - HV làm đúng từ 2 đến 3 ý: 0.25 đ - HV làm đúng 1 ý: 0 đ 1,0 đ 2,0 đ 7,0 đ Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: 1.bỏ quên đời: cách nói giảm - Hiệu quả: khẩu khí lãng mạn, nói hi sinh, mất nói hi sinh, mất mát nhẹ nhõm kiêu bạc, giảm bớt đau thương, bi lụy→Dù vất vả nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa. 2. Cọp trêu người, thác gầm thét :nhân hóa: -Hiệu quả: núi rừng Tây Bắc hoang sơ, man dại, đầy bí ẩn. 3. Chiều chiều, đêm đêm: từ láy - Hiệu quả: thường xuyên đối mặt với nguy hiểm, dữ dội, bí ẩn, hoang vu của chốn rừng thiêng nước độc. 4.Phép đối : Đường hành quân gian khổ * HV xác định được mỗi biện pháp nghệ thuật và nêu đúng hiệu quả nghệ thuật đó: 0.5 đ Nhận xét về cách sử dụng địa danh Mường Hịch: Yêu cầu HV nêu ngắn gọn, chính xác: 0.5 đ Mường Hịch: địa danh xa lạ của núi rừng Tây Bắc, cách sử dụng thanh trắc khi đọc lên nghe như bước chân cọp đang rình rập, đe dọa đoàn quân Tây Tiến HV nêu được nội dung chính của đoạn thơ: Con đường hành quân của người lính Tây Tiến đầy gian khổ, nguy hiểm. 0,5 II.Làm văn: ( 7 đ ) 1,5 a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ. Có luận điểm, luận cứ rõ ràng. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: HV có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng phải hướng đến các nội dung sau: - Trách nhiệm của nhà thơ và thế hệ của ông với đất. -Nêu những suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ hiện nay đối với đất nước 1,5 Tiêu chuẩn cho điểm: -Điểm 6-7:đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức,có thể còn vài sai sót về diễn đạt. -Điểm 4-5:đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức,còn mắc một số lỗi về diễn đạt,chính tả,... -Điểm 2-3: chỉ đáp ứng một phần các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả,... -Điểm 1-0: không đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức,mắc quá nhiều lỗi về diễn đạt,chính tả. Không làm bài. 1,5
Tài liệu đính kèm: