Đề khảo sát thi THPT quốc gia Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT A Nghĩa Hưng

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát thi THPT quốc gia Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT A Nghĩa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát thi THPT quốc gia Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT A Nghĩa Hưng
 MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ
 SẢN PHẨM CỦA NHÓM GV – TRƯỜNG THPTA. NGHĨA HƯNG
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng thấp
Vận dụng cao
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Nhớ và xác định được vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Số câu: 1 TN = 0,25đ
Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
Nêu được đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam 
Phân tích được đặc điểm các thành phần tự nhiên
Sử dụng biểu đồ,ALĐLVN, kiến thức để phân tích được các đặc điểm 
và mối quan hệ 
giữa các thành phần tự nhiên.
Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên
Số câu: 1 TN = 0,25đ
Số câu: 1 TN = 0,25đ
 Số câu: 1 TN = 0,25đ
 Số câu: 1 TN = 0,25đ
Sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Biết được một thiên tai của nước ta.
Biết được sự suy thoái một số loại tài nguyên thiên nhiên.
Hiểu được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đối với sản xuất và đời sống.
Số câu: 1 TN = 0,25đ
Số câu: 1 TN = 0,25đ
Số câu: 7 câu TN
 = 1,75 đ
Số câu: 3 TN 
 = 0,75 đ
 Số câu: 2 TN 
 = 0,5đ
Số câu:1TN
 = 0,25 đ
 Số câu:1TN
 = 0,25 đ
 ĐỊA LÍ DÂN CƯ
- Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
- Lao động và việc làm
- Đô thị hóa
Trình bày đặc điểm dân số
Phân tích được một số đặc điểm dân số- lao động
Liên hệ được vấn đề 
sử dụng nguồn lao động
Số câu:3 câu TN 
 = 0,75 đ
Số câu: 1 TN 
 = 0,25 đ
Số câu: 1 TN 
 = 0,25 đ
Số câu: 1 TN 
 = 0,25 đ
 ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bổ công nghiệp
- Một sô vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
Nêu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo nhành, theo thành phần kinh tế và theo...
Trình bày được cơ cấu của ngành nông nghiệp,trồng trọt,chăn nuôi,tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng,vật nuôi chính của nước ta .
Trình bày và nhận xét được cơ cấu công nghiệp theo ngành
- Chứng minh được xu hướng chuyển dịch  cơ cấu nông nghiệp
- Chứng minh và giải thích được các đặc điểmchính của nền nông nghiệp nước ta.
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển và phân bố của 1 số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta
- Giải thích sự phát triển và phân bố của 1 số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta
- Nhận xét được sự phát triển và phan bố công nghiệp địa phương
- Làm rõ được những đặc trưng của nông nghiệp nhiệt đới, cơ cấu nông nghiệp...ở 
Đánh giá tình hình phát triển và phân bố của 1 số ngành công nghiệp trọng điểm
Số câu:10 câu TN 
 = 2,5 đ
Số câu: 3 TN 
 = 0,75 đ
Số câu:3TN 
=0,5đ
Số câu: 3TN
= 0,75đ
Số câu: 1TN = 0,25 đ
ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ
- Vấn đề KTTM ở trung du và miền núi Bắc Bộ
- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH
-Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ
-Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Vấn đề KTTM ở Tây Nguyên
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở ĐNB
- Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng Bằng sông Cửu Long
- Vấn đề phát triển kinh tế , an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo,quàn đảo
- Các vùng kinh tế trọng điểm
- Kể tên được các tỉnh thuộc 1vùng
- Chứng minh được sự phát triển theo chiều sâu trong nông nghiệp của Đông Nam Bộ
- Hiện trạng phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên
- Hiểu và trình bày được một số biện pháp cải tạo, sử dụng tự nhiên ở Đồng Bằng sông Cửu Long
- Phân tích được xu hướng chuyển dịch cỏ cấu kinh tế ở đb sông Hồng
- Liên hệ thực tế ở các vùng kinh tế
- So sánh ba vùng KTTĐ về thế mạnh, hiện trạng và định hướng phát triển
- Nhận xét các vấn đề kinh tế - xã hội, tài nguyên , môi trường an ninh quốc phòng ở vùng biển nước ta
Số câu:10 câu TN 
 = 2,5 đ
Số câu: 3 TN 
 = 0,75 đ
Số câu: 2 TN 
 = 0,75 đ
Số câu: 4 TN 
 = 0,5 đ
Số câu: 1 TN = 0,25 đ
KĨ NĂNG
- At lat địa lí Việt Nam
- Bảng số liệu
- Biểu đồ
- Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để nhận ra một số hiện tượng ĐLTN và KT - XH
- Biết phân tích lựa chọn biểu đồ địa lí phù hợp với tính chất số liệu.
- Từ bảng số liệu dân cư, biết đánh giá xu hướng thay đổi.
Số câu:10 câu TN 
= 2,5 đ
Số câu: 4 TN = 1,0 đ
Số câu: 2 TN 
 = 0,5 đ
Số câu: 3 TN 
= 0,75đ
Số câu: 1TN 
 = 0,25 đ
 Tổng:40TN 
 ( 10điểm)
 35% (3,5 điểm)
14 câu TN
 25% (2,5 điểm)
 10câu TN
 30% (3,0 điểm)
12câu TN
10% (1,0 điểm)
4 câu TN
 ĐỀ KHẢO SÁT THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ
 Câu 1. Vùng biển chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông rộng khoảng (triệu km 2) 
 A. 1,0. B. 2,0. 
 C. 3,0. D. 4,0
Câu2. Địa hình thấp dưới 1000m so với toàn bộ diện tích đất liền nước ta chiếm tỉ lệ khoảng
 A. 75%.	 B. 80%.	 C. 85%.	 D. 90%.
Câu 3. Đây là đặc điểm của bão ở nước ta : 
A. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước. 
 B. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.
C. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB. 
 D. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam
.Câu 4. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ : 
A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.
C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).
Câu 5. 
Vùng thường xảy ra lũ quét là
A. Vùng núi phía Bắc. B. Đồng bằng sông Hồng
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết dãy núi Pu Đen Dinh thuộc vùng núi nào ở nước ta?
A. Trường Sơn Bắc.	 B. Tây Bắc.	C. Đông Bắc.	D. Trường Sơn Nam.
Câu 7. Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển, thì biện pháp phòng chống tốt nhất là :
A. Sơ tán dân đến nơi an toàn.
B. Củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.
C. Thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão. 
D. Có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.
Câu8. Trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta xếp thứ tự từ cao xuống thấp là 
A. Dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động.
B. Ngoài độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động. 
C. Trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động. 
D. Trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động. 
Câu 9. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì lực lượng
lao động trong các khu vực kinh tế ở nước ta sẽ chuyển dịch theo hướng : 
A. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng. 
B. Giảm dần tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ.
C. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư.
D. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Câu 10. Để sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động dư thừa ở nông thôn, biện pháp tốt nhất là :
A. Khôi phục phát triển các ngành nghề thủ công. 
B. Tiến hành thâm canh, tăng vụ.
C. Phát triển kinh tế hộ gia đình.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 11. Biểu hiện nào sau đây không đúng với việc nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả đặc
điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới? 
A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn
B. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái
C. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng
D. Đẩy mạnh sản xuất, phục vụ nhu cầu trong nước
Câu 12. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng:
A. Hội nhập nền kinh tế thế giới.
B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. Kinh tế thị trường định hướng XHCN
 D. Mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
Câu 13. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
A. Dệt – may. B. Luyện kim 
C. Chế biến lương thực thực phẩm. D. Năng lượng 
Câu 14. Trong nội bộ ngành, sản xuất nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng :
 	A. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
B.Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt.
 C.Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm.
 D.Tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả, giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực.
Câu 15. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ 
Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.
Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.
D. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng
Câu 16. Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt
điện ở miền Nam.
A. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
Câu 17. Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là : 
A. Sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.
B. Miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.
C. Sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều. 
D. Sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.
Câu 18. Sa Huỳnh là nơi nổi tiếng nước ta với sản phẩm :
A. Muối. B. Nước mắm. C. Chè. D. Đồ hộp.
Câu 19. Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của
A. Các thiên tai ngày càng tăng
B. Tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp
C. Sự biến động của thị trường
D. Nguồn lao động đang giảm
Câu 20. Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, không phải vì ngành này .
	A. Có thế mạnh lâu dài, dựa trên nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào.
	B. Có vai trò chủ lực trong xuất khẩu hàng hoá.
	C. Mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.
	D. Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
Câu 21. Các tỉnh không thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước.	 C. An Giang, Long An, Cần Thơ. 
B. Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng.	D. Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang.
Câu 22 . Cây công nghiệp quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là
A. Cà phê B. Chè C. Cao su D. Dừa
Câu 23. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ mấy của cả nước? 
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4 .
Câu 24. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần: 
(1). Giải quyết tốt vấn đề nước ngọt
(2). Tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn
(3). Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
(4). Cải tạo diện tích đất hoang thành diện tích đất thổ cư, đất trồng trọt
(5). Xây dựng hệ thống thủy lợi tốt. 
 Số nhận định đúng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
Câu 25. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của đồng bằng sông Hồng là
Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III
Tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III
Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
D.Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III
Câu 26. Hai trung tâm du lịch quan trọng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Quảng Nam, Đà Nẵng B. Nha Trang, Khánh Hòa
C. Đà Nẵng, Nha Trang. D. Bình Thuận, Đà Nẵng
Câu 27. Trữ năng thủy điện tương đối lớn của Tây Nguyên trên các sông
 A. Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai. B. Đà Rằng, Thu Bồn, Trà Khúc. 
C. Đồng Nai, Xê Xan, Đà Rằng. D. Xrê Pôk, Đồng Nai, Trà Khúc.
Câu 28. Xếp theo thứ tự ba vùng kinh tế trọng điểm có tỉ trọng GDP từ cao xuống thấp lần lượt là
A. Phía Bắc, miền Trung, phía Nam B. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung. 
C. Phía Nam, miền Trung, phía Bắc. D. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.
Câu 29. Khó khăn chủ yếu về tự nhiên ở Tây Nguyên là
A. Mùa khô kéo dài. B. Hạn hán và thời tiết thất thường
C. Bão và trượt lỡ đất đá. D. Mùa đông lạnh và khô
Câu30. Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là
Một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta
Nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất
Hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta
Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất xám trên phù sa cổ rất thích hợp cho trồng cây cao su tập trung nhiều nhất ở vùng nào của nước ta?
A. Đông Nam Bộ.	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Tây Nguyên.	D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 32. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước ?
A. Đồng Tháp.	B. An Giang.	C. Cà Mau.	D. Bạc Liêu.
Câu 33. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết thị trường xuất – nhập khẩu lớn nhất của nước ta năm 2007 là
A. Hoa Kì.	B. Xingapo.	C. Nhật Bản.	D. Trung Quốc.
Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết theo thứ tự các tỉnh ven biển từ 
Bắc vào Nam là 
A. Quảng Trị, Thừa thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
B. Quảng Trị, Thừa thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
C. Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh.
D. Quảng Nam Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa. 
Câu 35. Theo quy hoạch, chúng ta phải nâng độ che phủ rừng của cả nước hiện tại từ trên 30% lên đến
(%)
 A. 40-45. B. 45-50. C. 50-55. D. 55-60
Câu 36. Cho bảng số liệu
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2000-2013 (Đơn vị: tỉ đồng)
Giá trị sản xuất
Năm
Trồng và 
nuôi rừng
Khai thác và 
chế biến lâm sản
Dịch vụ 
lâm nghiệp
2000
1131,5
6235,4
307,0
2005
1403,5
7550,3
542,4
2010
2 11,1
14948,0
1055,6
2013
2949,4
24555,5
1538,2
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp của nước ta thời kỳ 2000 – 2013, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? 
A. Biểu đồ đường.	B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ tròn.	D. Biểu đồ cột.
Câu 37. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của
nước ta thời kì 1990 - 2005. (Đơn vị : % )
 Ngành
 1990
1995
2000
2005
Trồng trọt
 79,3
78,1
78,2
76,7
Chăn nuôi
 17,9
18,9
19,3
21,1
Dịch vụ nông nghiệp
 2,8
3,0
2,5
2,2
 Loại biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông nghiệp là :
 A. Hình cột ghép. B. Hình tr
 C. Miền. D. Cột chồng.
Câu 38. Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ( %)
Năm
1990
1995
2000
2003
2005
Thành thị
19.5
20.8
24.2
25.8
26.9
Nông thôn
80.5
79.2
75.8
74.2
73.1
Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn?
A. Dân số thành thị chiếm tỉ lệ cao và ngày càng tăng, dân số nông thôn ngược lại.
B. Dân số nông thôn nhiều nhưng có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 1990 – 2005.
C. Dân số thành thị có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 1990 – 2005.
D. Dân số nông thôn chiếm tỉ lệ cao tuy nhiên có xu hướng giảm nhưng vẫn còn chậm, dân số thành thị chiếm tỉ lệ nhỏ có xu hướng tăng lên nhưng còn chậm.
Câu 39. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy xác định các cảng biển nước sâu của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam 
 A. Vũng Áng, Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Cái Lân.
 B. Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
 C. Nghi Sơn, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
 D. Cái Lân, Vũng Áng, Nghi Sơn, Dung Quất, Chân Mây.
Câu 40. 
 Biểu đồ tỉ suất sinh, tỉ suất tử của nước ta giai đoạn 1960-2014
 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng ?
 A.Tỉ suất tử của nước ta không biến động.
 B. Tỉ suất sinh của nước ta liên tục giảm. 
 C. Tỉ suất sinh của nước ta liên tục tăng. 
 D.Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng tăng
 ---------- HẾT ----------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
 phát hành từ năm 2009-2017
ĐÁP ÁN
1. A
2. C
3. D
4. D
5. A
6. D
7. B
8. C
9. D
10. D
11. D
12. B
13. B
14. A
15. D
16. B
17. C
18. A
19. C
20. B
21. A
22. C
23. B
24. D
25. C
26. C
27. A
28. B
29. A
30. D
31. A
32. B
33. C
34. B
35. B
36. A
37. C
38. D
39. B
40. B

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_MT39_A NGHIA HUNG.doc