Đề khảo sát học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2014 - 2015 - môn: sinh học- lớp 9 thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1402Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2014 - 2015 - môn: sinh học- lớp 9 thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2014 - 2015 - môn: sinh học- lớp 9 thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 HIỆP HÒA
Đề chính thức
Đề thi gồm có: 01 trang
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015 - MÔN: SINH HỌC- LỚP 9
 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,5 điểm).
a. Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp? 
b. Vì sao thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, các tính trạng lặn là các tính trạng xấu?
Câu 2: (2,0 điểm).
a. Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ ?
 b. Nêu bản chất mối quan hệ theo sơ đồ sau:
 Gen ( một đoạn ADN ) -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng.
Câu 3: (2,0 điểm).
 Một gen chứa 3900 liên kết hiđrô. Mạch khuôn của gen đó có X1 – T1 = 125 và G1 – A1 = 175.
a. Tính số Nuclêôtít từng loại của gen.
b. Xác định chiều dài và số chu kỳ xoắn của gen đó.
Câu 4: (2,5 điểm).
 a.Mức phản ứng là gì? Cho một ví dụ trên vật nuôi hoặc cây trồng. Mức phản ứng có di truyền được không? Vì sao?
b. Phân biệt biến dị tổ hợp và thường biến.
Câu 5: (3,0 điểm).
	Một loài động vật đơn tính, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX; ở giới đực là XY. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của một cá thể (A) thuộc loài này đã có một số tế bào bị rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính ở cùng một lần phân bào. Tất cả các giao tử đột biến về nhiễm sắc thể giới tính của cá thể (A) đã thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra: 4 hợp tử XXX, 4 hợp tử XYY và 8 hợp tử XO; 25% số giao tử bình thường của cá thể (A) thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra 48 hợp tử XX và 48 hợp tử XY. 
	a. Quá trình rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính của cá thể (A) xảy ra ở giảm phân I hay giảm phân II? 
	b. Tính tỉ lệ % giao tử đột biến tạo ra trong quá trình giảm phân của cá thể (A).
Câu 6: (2,5 điểm).
	 a.Ở một loài thực vật, thế hệ P có 1/3 số cây có kiểu gen AA, 2/3 số cây có kiểu gen Aa . Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F1 trong trường hợp giao phấn ngẫu nhiên.
b.Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng thì gen lặn có thể biểu hiện ra kiểu hình khi nào?
Câu 7: (2,5 điểm).
	Cho lai giữa cây cà chua lưỡng bội có kiểu gen AA với cây cà chua lưỡng bội có kiểu gen aa, ở đời con xuất hiện một cây cà chua có kiểu gen Aaa.
a.Giải thích cơ chế phát sinh cây cà chua có kiểu gen trên.
b. Nêu đặc điểm của cây cà chua có kiểu gen Aaa xuất hiện trong phép lai .
Câu 8: (3,0 điểm).
Khi lai giữa P đều thuần chủng, nhận được F1. Cho F1 lai với một cá thể khác chưa biết kiểu gen, đời F2 xuất hiện các kiểu hình theo tỷ lệ 131 quả lớn, vị ngọt: 253 quả bé, vị ngọt: 126 qủa lớn, vị chua.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng quả lớn trội hoàn toàn so với quả bé.
 a. Biện luận quy luật di truyền đã chi phối phép lai trên.
b. Xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai.
..................( HẾT)..................
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 THÀNH PHỐ THANH HÓA
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2013 - 2014 
HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN SINH HỌC- LỚP 9
Câu
Ý
Nội dung trả lời
Điểm
Câu1
2,5đ
a
- Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. 
- Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a). Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai. Quyết định kiểu hình ở đời con lai là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội.
- Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có một kiểu hình thì cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp: AA x aa → Aa 
- Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó phải có kiểu gen dị hợp : Aa x aa → Aa : aa 
 0.25
0.5
0.5
0.5
b
Các tính trạng trội bao giờ cũng được biểu hiện, vì vậy nếu là các tính trạng xấu sẽ bị đào thải ngay. Các tính trạng lặn chỉ thể hiện thành kiểu hình ở trạng thái đồng hợp, ở trạng thái dị hợp nó không được thể hiện vì gen lặn bị gen trội lấn át, vì vậy tính trạng lặn khó bị đào thải. Đó là lí do khiến các tính trạng trội thường là các tính trạng tốt.
0.75
Câu 2
2,0đ
a
- Không có dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ vì với ADN có cấu trúc mạch kép luôn có: A=T; G=X .Nên tỉ lệ luôn không đổi.
1.0
b
Bản chất mối quan hệ theo sơ đồ:
-Số lượng, thành phần, trình tự các Nu trong mạch khuôn của gen(ADN) quy định số lượng, thành phần, trình tự các Nu trong mARN.
- Từ đó quy định số lượng, thành phần, trình tự các axita min trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin.
- Prôtêin trực tiếp tham gia và cấu trúc, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng của cơ thể sinh vật. Hay nói cách khác gen quy định tính trạng của cơ thể sinh vật thông qua mARN.
0.25
0.25
0.5
Câu 3
2,0đ
a 
Từ mạch khuôn ta có: (X1 – T1) + (G1 – A1) = 125 + 175
 ó (X1 + G1) – (T1 + A1) = 300
Trong cả gen: G – A = 300 (1)
Theo đề ra: 2A + 3G = 3900 (2)
Từ (1) và (2) tính được: A = T = 600 (nu); G = X = 900 (nu);
0.25
0.25
0.25
0.25
b
- Lgen = (600 + 900) x 3,4 = 5100 Å
- C = 5100/34 = 150 (chu kỳ) 
0.5
0.5
Câu 4
2,5đ
a
- Mức phản ứng: là giới hạn thường biến của một kiểu gen( hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
- VD: Học sinh lấy 1 ví dụ trên vật nuôi hoặc cây trồng.
- Mức phản ứng di truyền được.
- Vì mức phản ứng do kiểu gen quy định.
0.25
0.25
0.25
0.25
b
Biến dị tổ hợp
Thường biến
Khái niệm
Là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
Là sự biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể (của cùng một kiểu gen) dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Đặc điểm
- Xuất hiện riêng lẻ, có thể dự đoán được quy mô xuất hiện nếu biết trước đặc điểm di truyền của P.
- Xuất hiện trong sinh sản hữu tính, liên quan đến kiểu gen, di truyền được.
-Xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định tương ứng với ĐK môi trường.
- Phát sinh trong đời sống cá thể, không liên quan đến kiểu gen, không di truyền được. 
Ý nghĩa
Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
Giúp sinh vật thích nghi linh hoạt với môi trường sống.
Nếu học sinh trình bày theo cách khác nhưng đúng và đủ ý vẫn cho điểm tối đa.
0.5
0.5
0.25
0.25
Câu 5
3,0đ
a 
-Từ hợp tử XYY đã có giao tử đột biến YY thụ tinh với giao tử bình thường Xcá thể sinh ra các giao tử đột biến có cặp nhiễm sắc thể (NST) XY.
- Hợp tử XXX do thụ tinh của giao tử đột biến XX với giao tử bình thường X. Hợp tử XO do thụ tinh của giao tử đột biến O với giao tử bình thường Xcá thể này đã sinh ra các loại giao tử đột biến là XX, YY, và O là do NST giới tính không phân li ở lần phân bào II của giảm phân. 
1.0
1.0
b
- Số giao tử đột biến sinh ra: 4 + 4 + 8 = 16. 
- Số giao tử bình thường sinh ra: (48+48): 25% = 384.
- Tỉ lệ % giao tử đột biến là: 16: (16+384).100% = 4%.
0.25
0.5
0.25
Câu 6
2,5đ
a
-Khi giao phấn ngẫu nhiên các cá thể P ta có các phép lai với tỷ lệ như sau: P: 1/3.1/3 ( AA x AA) F1: 1/9 AA
 P: 2/3.2/3 ( Aa x Aa) F1: 1/9 AA : 2/9 Aa : 1/9aa
 P: 1/3.2/3.2 ( AA x Aa) F1: 2/9 AA : 2/9 Aa 
 -Tổng hợp cả 3 phép lai ta có tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F1 :
 4/9 AA : 4/9 Aa : 1/9 aa
1.25
b
 Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng thì gen lặn có thể biểu hiện ra kiểu hình khi:
- Ở trạng thái đồng hợp lặn.
- Chỉ có 1 alen ( thể khuyết nhiễm) trong tế bào lưỡng bội. 
- Chỉ có một alen ở đoạn không tương đồng của cặp XY (hoặc XO) .
- Chỉ có một alen ở cơ thể mang cặp NST bị mất đoạn có alen trội tương ứng; ở thể đơn bội; ở thể lưỡng bội đột biến gen trội thành gen lặn ở cặp gen dị hợp tử (Aa -> aa) .
1.0
Câu 7
2,5 đ
a
* TH1: Cây Aaa là thể dị bội 2n+ 1:
- Trong giảm phân do ảnh hưởng của tác nhân gây đột biến cây lưỡng bội có kiểu gen aa giảm phân không bình thường, cặp NST mang cặp alen aa không phân li đã tạo ra giao tử dị bội n+ 1 mang cả 2 alen trong cặp aa. Cây lưỡng bội có kiểu gen AA giảm phân bình thường cho giao tử đơn bội A.
- Sự thụ tinh giữa giao tử dị bội aa với giao tử bình thường A, tạo ra hợp tử dị bội 2n + 1 có kiểu gen Aaa à phát triển thành cây dị bội Aaa (2n+1).
 * TH2: Cây Aaa là thể tam bội 3n:
- Trong giảm phân do ảnh hưởng của tác nhân gây đột biến cây lưỡng bội có kiểu gen aa giảm phân không bình thường, tất cả các cặp NST không phân li đã tạo ra giao tử lưỡng bội 2n có kiểu gen aa. Cây lưỡng bội có kiểu gen AA giảm phân bình thường cho giao tử đơn bội n có k.gen A.
- Sự thụ tinh giữa giao tử lưỡng bội aa với giao tử bình thường A, tạo ra hợp tử tam bội 3n có kiểu gen Aaa à phát triển thành cây tam bội (3n) có kiểu gen Aaa.
- HS viết đúng sơ đồ lai thay cho lý luận cũng cho điểm tối đa.
1.5
0.5
b
 Đặc điểm biểu hiện:
- Thể dị bội Aaa: cơ thể phát triển không bình thường, thường bất thụ hoặc giảm độ hữu thụ.
- Thể tam bội: Hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng gấp 1,5 lần so với thể lưỡng bội, kích thước tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, quá trình sinh trưởng diễn ra mạnh mẽ... Thường bất thụ, quả không có hạt.
0.25
0.25
Câu 8
3,0đ
Quy luật di truyền
* Xét sự di truyền hình dạng quả: Quy ước: A : quả lớn; a: quả bé.
F2: quả lớn:quả bé = (131 + 126): 253 ≈ 1:1. Đây là kết quả lai phân tích cá thể dị hợp Aa x aa (1) 
* Xét sự di truyền tính trạng vị quả:
F2: quả ngọt: quả chua = (131+ 253): 126 ≈ 3:1 à quả ngọt trội hoàn toàn so với quả chua. 
Quy ước: B: quả ngọt; b: quả chua . F1 dị hợp: Bb x Bb(2).
* Xét chung kiểu hình: 131: 253: 126 ≈ 1:2:1 # (1:1)(3:1) vì vậy đây là kết quả của di truyền liên kết. Mặt khác F2 không xuất hiện kiểu hình mang 2 tính trạng lặn nên liên kết ở đây là liên kết đối.
0.5
0.5
0.5
b
Kết hợp (1) và (2) ta có kiểu gen của F1 và cá thể lai với nó là: x
* Trường hợp 1: Nếu F1 có kiểu gen àkiểu gen của P: x ( HS viết SĐL từ P-F2)
* Trường hợp 2: Nếu F1 có kiểu gen àkiểu gen của P: x ( HS viết SĐL từ P-F2)
0.5
0.5
0.5
...................( HẾT )..................

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_sinh_9_hsg_cuc_hay.doc