Đề khảo sát chất lượng THPT quốc gia Lịch sử lớp 12 - Mã đề 128 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng THPT quốc gia Lịch sử lớp 12 - Mã đề 128 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng THPT quốc gia Lịch sử lớp 12 - Mã đề 128 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 128
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA
 NĂM HỌC 2016-2017 - MÔN LỊCH SỬ 12
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ tên thí sinh.........................................................................Số báo danh.....................................................
Câu 1. Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
	A. Chống chế độ độc tài thân Mĩ, bảo vệ độc lập.
	B. Chống chủ nghĩa thực dân cũ, giải phóng dân tộc.	
	C. Chống thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.	
	D. Chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai.
Câu 2. Nửa sau những năm 20 của thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cách mạng là
	A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Nghĩa đoàn.
	B. Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng, Hội Phục Việt.
	C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Hội Hưng Nam, Việt Nam Quốc dân đảng.
	D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 3. Đến thập niên 70 của thế kỉ XX, trên thế giới hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất là
	A. Mĩ, Tây Âu, Canađa.	B. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.	
	C. Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc.	D. Mĩ, Tây Âu, Liên Xô.
Câu 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương gì để giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
	A. Kêu gọi nhân dân cả nước tham gia xóa nạn mù chữ.
	B. Ra Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.
	C. Nhanh chóng khai giảng các trường học cấp phổ thông.
	D. Thành lập hệ thống trường học các cấp.
Câu 5. Từ những năm 60 - 70 của thế kỉ XX trở đi, nhóm các nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược gì?
	A. Cách mạng chất xám.	B. Cam kết và mở rộng.
	C. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.	D. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
Câu 6.Trong các nhà xuất bản tiến bộ dưới đây, nhà xuất bản nào gắn liền với sự thành lập của Việt Nam Quốc dân đảng (1927)?
	A. Quan hải tùng thư.	B. Sự thật.	C. Nam Đồng thư xã.	D. Cường học thư xã.
Câu 7. Thực dân Pháp có âm mưu gì khi tấn công căn cứ Việt Bắc năm 1947?
	A. Thực dân Pháp muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
	B. Thực dân Pháp muốn mở đường khai thông với Trung Quốc.
	C. Thực dân Pháp muốn mở rộng địa bàn chiếm đóng.
	D. Thực dân Pháp muốn xây dựng căn cứ ở Việt Bắc để đánh bại chủ lực của ta.
Câu 8. Cho các sự kiện sau:
(1) Thành lập Đảng lập hiến. 
(2) Thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.
(3) Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
	Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
	A. (3), (2), (1).	B. (1), (2), (3).	C. (1), (3), (2).	D. (2), (1), (3).
Câu 9. Hội nghị nào của Đảng đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
	A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3 - 1938.
	B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1940.
	C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936.
	D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939.
Câu 10. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta gặp những khó khăn gì?
	A. Giặc ngoại xâm, nạn dốt.	
	B. Nạn đói, khó khăn về tài chính, nạn dốt và giặc ngoại xâm. 	
	C. Nạn đói và khó khăn về tài chính.
	D. Giặc ngoại xâm, khó khăn về tài chính.	
 Câu 11. Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
	A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).	
	B. Liên minh châu Âu (EU). 	
	C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).	
	D. Tổ chức Hiệp ước Vácsava. 	
 Câu 12. Lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi vì 
	A. chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ ở châu Phi.
	B. 17 nước châu Phi giành độc lập.
	C. tất cả các nước châu Phi giành độc lập.	
	D. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân tan rã.
 Câu 13. Tháng 2 - 1973, các phe phái ở Lào đã thỏa thuận kí Hiệp định Viêng Chăn nhằm
	A. kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ.
	B. tăng cường khối đoàn kết với Việt Nam.
	C. chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Lào.
	D. lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
 Câu 14. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), chiến dịch nào đánh dấu quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ)?
	A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.	
	B. Chiến dịch Biên Giới thu - đông 1950.	
	C. Cuộc chiến đấu trong các đô thị từ cuối năm1946 đến đầu năm 1947.	
	D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 15. Những nước nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (2 - 1945)?
	A. Mĩ, Liên Xô, Ấn Độ.	B. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.	
	C. Mĩ, Liên Xô, Pháp.	D. Mĩ, Anh, Liên Xô.	
Câu 16. Nhận xét nào sau đây không đúng về Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 - 1930)?
	A. Luận cương đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản.
	B. Luận cương không đưa được vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp.
	C. Mặc dù có nhiều hạn chế, nhưng Luận cương đã xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương.
	D. Luận cương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp.
Câu 17. Trong những năm 1939 - 1945, sự phát triển lực lượng chính trị cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương có đặc điểm gì?
A. Từ đồng nông thôn về các thành thị.	B. Từ miền núi phát triển xuống miền xuôi.
C. Từ thành thị phát triển về nông thôn.	D. Từ miền xuôi phát triển lên miền ngược.
Câu 18. Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng?
	A. Đỏ.	B. Búa liềm.	C. Người nhà quê.	 D. An Nam trẻ.
Câu 19. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỉ XX là gì?
	A. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.
	B. Mâu thuẫn giữa tư sản người Việt với tư sản Pháp.
	C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
	D. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư bản Pháp.
Câu 20. Nguyên nhân nào quyết định nhất dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989 - 1991?
	A. Do không bắt kịp những tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến.
	B. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
	C. Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thiếu công bằng, dân chủ.
	D. Khi cải tổ phạm sai lầm làm khủng hoảng trầm trọng thêm.
Câu 21. Sự ra đời và phát triển của "Cộng đồng châu Âu" (EC) năm 1967 là
	A. biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa sau Chiến tranh lạnh.
	B. biểu hiện của xu thế liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX.
	C. hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX.
	D. biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX.
Câu 22. Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX chuyển biến từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?
	A. Năm 1928, diễn ra phong trào "vô sản hóa".
	B. Tháng 8 - 1925, thợ máy xưởng Ba Son tại Sài Gòn bãi công.	
	C. Năm 1920, thành lập Công hội (bí mật) ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
	D. Năm 1919, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn bãi công.	
Câu 23. Sự kiện nào đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được thực hiện quyền công dân?
	A. Ngày 2 - 3 - 1946, cử tri cả nước tham gia bầu cử.
	B. Ngày 9 - 11 - 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua.
	C. Ngày 6 - 1 - 1946, hơn 90% cử tri trong cả nước tham gia bầu cử.
	D. Ngày 2 - 3 - 1946, tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa I đã thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
Câu 24. Nhận xét nào sau đây không đúng về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
	A. Đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo.
	B. Tư tưởng cốt lõi trong cương lĩnh này là độc lập và tự do.
	C. Đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn.
	D. Đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc có nhiều hạn chế.
Câu 25. Nguyễn Ái Quốc đã tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) với tư cách là
	A. phái viên của Quốc tế Cộng sản.	B. một hội viên của An Nam Cộng sản đảng.	
	C. một hội viên của Đông Dương Cộng sản đảng.	D. một chính khách.
Câu 26. Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
	A. Mâu thuẫn gay gắt với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
	B. Đoàn kết với Lào và Việt Nam trong mặt trận chung chống đế quốc Mĩ.
	C. Hòa bình, trung lập.
	D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Câu 27. Đến thập niên 80 của thế kỉ XX, vị trí siêu cường tài chính số một thế giới thuộc về
	A. Trung Quốc.	B. Nhật Bản.	C. Tây Âu.	D. Mĩ.	
Câu 28. Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam khi nào?
	A. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng năm 1941.
	B. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi năm 1954.
	C. Khi Đảng vừa ra đời năm 1930.
	D. Khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
Câu 29. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), chiến dịch nào của quân dân ta đã đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng?
	A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.	
	B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
	C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947.	
	D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.	
Câu 30. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
	A. phong trào đấu tranh ở Nghệ An, Hà Tĩnh dẫn tới sự ra đời các Xô viết vào tháng 5 năm 1930.
	B. phong trào đấu tranh ở Nghệ An, Hà Tĩnh dẫn tới sự ra đời của các Xô viết vào giữa năm 1931.
	C. phong trào đấu tranh ở Nghệ An, Hà Tĩnh dẫn tới sự ra đời các Xô viết vào cuối năm 1930 - đầu năm 1931.
	D. phong trào đấu tranh ở Hà Nội dẫn tới sự ra đời các Xô viết vào đầu năm 1930.
 Câu 31.Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới được điều chỉnh theo chiều hướng nào?
	A. Hạn chế hợp tác về mọi mặt.	B. Chỉ hợp tác về kinh tế.
	C. Đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.	D. Đối đầu căng thẳng.
 Câu 32: Yếu tố nào dưới đây đã làm thay đổi sâu sắc "bản đồ chính trị thế giới" sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Cục diện Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
B. Trật tự hai cực Ianta được xác lập trên thế giới.
C. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
 Câu 33. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng tại Quảng Châu - Trung Quốc đã được xuất bản thành tác phẩm
	A. Bản án chế độ thực dân Pháp.	B. Vi hành.
	C. Đường Kách mệnh. 	D. Con Rồng tre.	
 Câu 34. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
	A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và phong kiến, đem lại độc, lập tự do cho dân tộc.
	B. Mở ra một kỉ nguyên trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
	C. Buộc Nhật phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
	D. Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc, thực dân.
 Câu 35. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ vào nửa sau thế kỉ XX là
	A. chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.	
	B. chính sách đối ngoại có lợi cho Mĩ và các nước tư bản khác.
	C. chiến lược "Cam kết và mở rộng".
	D. chiến lược "Phản ứng linh hoạt".
Câu 36. Nước nào dưới đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
	A. Hoa Kì.	B. Nhật Bản.	C. Liên Xô.	D. Trung Quốc.
 Câu 37. Ngay sau khi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được ban bố (19 - 12 - 1946), cuộc kháng chiến toàn quốc của quân dân ta đã diễn ra đầu tiên ở đâu?
	A. Ở các đô thị miền Nam. 	B. Ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.	C. Ở các đô thị phía Bắc.	D. Trên cả nước.
 Câu 38. Lực lượng xã hội nào đóng vai trò nòng cốt trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1925 - 1930?
	A. Công nhân.	B. Tư sản.	C. Nông dân.	D. Tiểu tư sản.
 Câu 39. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ nằm dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào?
	A. Đảng Lập hiến.	B. Đảng Tự do.	C. Đảng Quốc Đại. 	D. Đảng Cộng hòa.
 Câu 40. Cho các sự kiện sau:
(1) Nước Cộng hòa Ấn Độ thành lập.
(2) Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
(3) Nước Cộng hòa Cuba ra đời.
	Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
	A. (2), (1), (3).	B. (2), (3), (1).	C. (1), (2), (3).	D. (3), (2), (1).
..................................Hết.......................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docx4_LICH SU 128.docx