PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 (LẦN 1) NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: SINH HỌC Thời gian 60 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Câu 1: Gen A trội hoàn toàn so với gen a. Phép lai nào sau đây cho kết quả ở con lai đồng tính trội? A. aa x aa B. AA x aa C. Aa x Aa D. Aa x aa Câu 2: Trong các phép lai sau đây, phép lai nào có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất? A. AaBBDD x AABbDd B. AABbdd x AabbDD C. AaBbdd x aabbdd D. AaBbDd x AaBbDd Câu 3: Ở ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kỳ sau của giảm phân I. Tế bào đó có bao nhiêu NST trong các trường hợp sau: A. 2 B. 4 C.8 D. 16 Câu 4: Một đoạn gen có cấu trúc như sau: ... - XGG – AAT – GXX – TTA – XGX – TAT – GXX – TTA – XGG – AAT – GXG - ... Đoạn gen này quy định bao nhiêu axit amin tương ứng trong cấu trúc bậc 1 của Protein? A. 5 B. 7 C. 6 D. 11 II. Phần tự luận: (8 điểm) Câu 1: a) Phát biểu nội dung qui luật phân li. b) Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? Câu 2: Một đoạn phân tử ADN có 35 vòng xoắn. a) Tính số lượng nuclêôtit có trong đoạn phân tử ADN trên. b) Tính chiều dài (A0) của đoạn phân tử ADN trên. Câu 3: a) Tại kì nào trong quá trình phân chia tế bào, nhiễm sắc thể co ngắn cực đại? b) Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào? c) Ở động vật, có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân? Cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL HỌC SINH LỚP 9 (LẦN 1) NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Sinh học 9 I. Phần trắc nghiệm: (2điểm; mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án B D C D B. Phần tự luận: (8 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 (3đ) a. Nội dung qui luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. b. Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội, ta sử dụng phép lai phân tích: Cho cá thể có kiểu hình trội cần xác định kiểu gen lai với cá thể có kiểu hình lặn. - Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội - Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. 1đ 1đ 0,5đ 0,5đ 2 (2đ) a. Số lượng nuclêôtit có trong đoạn phân tử ADN: Một vòng xoắn có 10 cặp nuclêôtit " Đoạn phân tử ADN có số nuclêôtit là: 35 × 10 × 2 = 700 (nu) b. Chiều dài của đoạn phân tử ADN: Mỗi vòng xoắn dài 35A0 " Chiều dài của đoạn phân tử ADN là: 35 × 34A0 = 1190 ( A0) . 1đ 1đ 3 (3đ) a. Trong quá trình phân chia tế bào: Ở kì giữa trong quá trình phân chia tế bào, NST co ngắn cực đại (đóng xoắn tối đa) b. Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính do: - Trong quá trình tạo giao tử có sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST..... - Trong quá trình thụ tinh có sự tổ hợp tự do, ngẫu nhiên của các giao tử đực và giao tử cái....... - Do hiện tượng trao đổi chéo giữa 2 cromatit không cùng nguồn gốc ở giảm phân I.... c. Số loại tinh trùng và trứng: - Có 2 loại tinh trùng: tinh trùng chứa NST giới tính X và tinh trùng chứa NST giới tính Y. - Có 1 loại trứng là trứng chứa NST giới tính X 0,5đ 1,5đ 1đ
Tài liệu đính kèm: