Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 9 năm học: 2014 – 2015

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 9 năm học: 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 9 năm học: 2014 – 2015
 TRƯỜNG THCS ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
 NGUYỄN QUANG BÍCH Năm học: 2014 – 2015
 (Thời gian 90 phút)
Câu 1: (2 điểm) Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau, cho biết nó là câu đơn hay câu ghép?
a. “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh ,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp, còn tôi lon ton theo mẹ, lòng đầy vui sướng.”
b. “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.”
(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
Câu 2: (1 điểm) Hai câu văn thuộc văn bản nào, cho biết tên tác giả của văn bản ấy?
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
Câu 3: (2 điểm) Hãy triển khai câu chủ đề sau thành 1 đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu).
“Bài thơ “Ngắm trăng” giúp ta cảm nhận được tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác Hồ ”
Câu 4: (5 điểm) Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu). 
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần 
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào 
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không
Ta nghe hè dậy bên lòng 
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
 TRƯỜNG THCS ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
 NGUYỄN QUANG BÍCH Năm học: 2014 – 2015
 (Thời gian 90 phút)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu hỏi
 Nội dung kiến thức, kĩ năng cần đạt
Điểm
Câu 1
(2điểm)
a.
- Phân tích đúng cấu tạo câu :
“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi // 
 Trạng ngữ C1
âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp,(còn) tôi // 
 V1 C2
lon ton theo mẹ, lòng // đầy vui sướng.” 
 V2 C3 V3 
- Gọi tên kiểu câu: Câu ghép.
b. 
- Phân tích đúng cấu tạo câu :
“Chị Dậu// xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.”
 C V1 V2 V3
(“Chị Dậu// xám mặt,, chạy đến đỡ lấy tay hắn.”) 
 C V
- Gọi tên kiểu câu: Câu ghép
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2 (1điềm)
- Văn bản “Nước Đại Việt ta”. 
- Tác giả: Nguyễn Trãi.
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
(2điểm)
- Đoạn văn phải sử dụng câu chủ để đã cho triển khai đúng nội dung 
+ Tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm của Bác thể hiện ở sự xao xuyến, bối rối khi gặp vầng trăng đẹp. Dù điều kiện để ngắm trăng không có, nhưng Người vẫn muốn được thưởng thức vẻ đẹp của trăng. Vì thế cái băn khoăn, bối rối trong cụm từ “nại nhược hà?” thực sự là rung động của một nghệ sĩ có tâm hồn vô cùng nhạy cảm. 
+ Hình ảnh Bác say sưa ngắm trăng qua song sắt nhà tù, coi trăng là bạn tri âm tri kỉ cho ta thấy cách ngắm trăng ấy chỉ có thể có ở một tâm hồn nghệ sĩ lớn. 
+ Bài thơ cho ta thấy được một trong những nét đẹp trong tâm hồn Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là vẻ đẹp của một nghệ sĩ: yêu thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên. 
- Hình thức đoạn văn rõ ràng, liên kết chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt tốt. 
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4
(5điểm)
Về kĩ năng: 
Viết được bài văn Cảm nhận văn học hoàn chỉnh, có bố cục 3 phần cân đối.
Bài viết có hệ thống ý chặt chẽ, văn viết trôi chảy, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng.
Về kiến thức:
Khái quát. (1 điểm)
- Giới thiệu nhà thơ Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú” 
- Nội dung khái quát bài thơ: Tâm trạng của người thanh niên cộng sản khi bị nhốt trong nhà giam tách biệt với cuộc sông tự do.
Phân tích cụ thể: (3 điểm)
* Bức tranh thiên nhiên vào hè thể hiện tình yêu cuộc sống và nỗi khao khát tự do: (6 câu đầu)
- Âm thanh tiếng chim tu hú gọi bầy làm sống dậy trong lòng người tù cảnh vật mùa hè.
- Bức tranh mùa hè hiện lên sinh động, cụ thể. Đó là một thế giới tự do, rộn ràng, tràn trề nhựa sống: âm thanh rộn rã, sắc màu rực rỡ, hương vị ngọt ngào, không gian khoáng đạt tự do Một bức tranh đẹp.
- Đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ, ta thấy rõ bức tranh cuộc sống tươi đẹp này không chỉ được vẽ bằng trí tượng phong phú mà chủ yếu được hình dung từ một tâm hồn nồng nàn yêu cuộc sống, tha thiết gắn bó với quê hương, khao khát tự do. 
* Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt khi bị giam cầm: (4 câu cuối)
- Cách biểu cảm trực tiếp bằng nhưng từ ngữ mạnh (dậy, đập tan,chết uất ),từ ngữ cảm thán(ôi, thôi, làm sao); cách ngắt nhịp bất thường 6/2 câu 8, 3/3 câu 9 đã thể hiện rõ cảm giác ngột ngạt cao độ, sự đau khổ uất ức vô cùng, khát khao cháy bỏng muốn thoát khỏi tù ngục trở về với cuộc sống tự do của người tù.
- Tiếng chim tu hú được nhắc lại cuối bài thơ: là tiếng gọi tha thiết của tự do.
* Bài thơ xét về cấu trúc có hai đoạn tách bạch rõ ràng, cảnh và tình như đối lập nhau nhưng về mạch cảm xúc thì nhất quán. Vì sáu câu đầu không chỉ tả cảnh mà ẩn sau đó là một tình yêu cuộc sống tự do mãnh liệt, khát khao cháy bỏng được tự do, mà càng yêu càng khát khao tự do thì càng đau đớn, ngột ngạt khi bị giam cầm tù ngục (4 câu cuối). Diễn biến tâm trạng này thể hiện rõ tâm hồn yêu đời yêu tự do của người chiến sĩ cách mạng
Tổng hợp: (1 điểm)
- Tâm trạng của người tù cộng sản được thể hiện tự nhiên, chân thành và tha thiết tạo nên sức hấp dẫn và giá trị của bài thơ.
- Với mười câu lục bát giản dị, tràn đầy cảm xúc, bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người cộng sản trong hoàn cảnh tù đầy. Những nỗi niềm ấy cho thấy tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng thật phong phú, cao đẹp. 
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • dockhscl.doc