Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 9 năm học: 2014 – 2015

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1367Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 9 năm học: 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 9 năm học: 2014 – 2015
 TRƯỜNG THCS ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
 NGUYỄN QUANG BÍCH Năm học: 2014 – 2015
 (Thời gian 90 phút)
Câu 1: (2 điểm) Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau, cho biết nó là câu đơn hay câu ghép?
a. “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh ,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp, còn tôi lon ton theo mẹ, lòng đầy vui sướng.”
b. “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.”
(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
Câu 2: (1 điểm) Hai câu văn thuộc văn bản nào, cho biết tên tác giả của văn bản ấy?
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
Câu 3: (2 điểm) Hãy triển khai câu chủ đề sau thành 1 đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu).
“Bài thơ “Ngắm trăng” giúp ta cảm nhận được tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác Hồ ”
Câu 4: (5 điểm) Trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, cảnh sinh hoạt của làng chài trên bến đỗ khi đoàn thuyền đánh cá trở về là một bức tranh đẹp. Em hãy phân tích khổ thơ để làm rõ vẻ đẹp của bức tranh ấy: 
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
 Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
 Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
 Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
 Dân chài lưới làn da ngăm rắm nắng,
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
 TRƯỜNG THCS ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
 NGUYỄN QUANG BÍCH Năm học: 2014 – 2015
 (Thời gian 90 phút)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu hỏi
 Nội dung kiến thức, kĩ năng cần đạt
Điểm
Câu 1
(2điểm)
a.
- Phân tích đúng cấu tạo câu :
“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi // 
 Trạng ngữ C1
âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp,(còn) tôi // 
 V1 C2
lon ton theo mẹ, lòng // đầy vui sướng.” 
 V2 C3 V3 
- Gọi tên kiểu câu: Câu ghép.
b. 
- Phân tích đúng cấu tạo câu :
“Chị Dậu// xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.”
 C V1 V2 V3
(“Chị Dậu// xám mặt,, chạy đến đỡ lấy tay hắn.”) 
 C V
- Gọi tên kiểu câu: Câu ghép
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2 (1điềm)
- Văn bản “Nước Đại Việt ta”. 
- Tác giả: Nguyễn Trãi.
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
(2điểm)
- Đoạn văn phải sử dụng câu chủ để đã cho triển khai đúng nội dung 
+ Tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm của Bác thể hiện ở sự xao xuyến, bối rối khi gặp vầng trăng đẹp. Dù điều kiện để ngắm trăng không có, nhưng Người vẫn muốn được thưởng thức vẻ đẹp của trăng. Vì thế cái băn khoăn, bối rối trong cụm từ “nại nhược hà?” thực sự là rung động của một nghệ sĩ có tâm hồn vô cùng nhạy cảm. 
+ Hình ảnh Bác say sưa ngắm trăng qua song sắt nhà tù, coi trăng là bạn tri âm tri kỉ cho ta thấy cách ngắm trăng ấy chỉ có thể có ở một tâm hồn nghệ sĩ lớn. 
+ Bài thơ cho ta thấy được một trong những nét đẹp trong tâm hồn Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là vẻ đẹp của một nghệ sĩ: yêu thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên. 
- Hình thức đoạn văn rõ ràng, liên kết chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt tốt. 
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4
(5điểm)
Về kĩ năng: 
Viết được bài văn phân tích văn học hoàn chỉnh, có bố cục 3 phần cân đối.
Bài viết có hệ thống ý chặt chẽ, văn viết trôi chảy, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng.
Về kiến thức:
Khái quát. (1 điểm)
- Giới thiệu nhà thơ Tế Hanh và bài thơ “Quê hương”
- Nội dung khái quát bài thơ, khổ thơ thứ ba.
Phân tích cụ thể: (3 điểm)
- Dẫn dắt mạch cảm xúc của bài thơ.
- Phân tích cụ thể khổ thơ thứ 3: 
+ Hình ảnh bến đỗ với không khí vui tươi, náo nhiệt tràn đầy sức sống (ồn ào, khắp dân làng tấp nập ) với tấm lòng mộc mạc, chân thành của người dân chài ( lời cảm tạ đất trời ). Đây là một cuộc sống lao động khỏe khoắn, chan hòa niềm vui, ngập tràn khát vọng của người dân chài.
+ Vẻ đẹp của người lao động miền biển: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng / Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Đó là vẻ đẹp khỏe khoắn vừa rất thực lại vừa đầy chất lãng mạn. “Làn da ngăm rám nắng” là nét vẽ thực vì đó là nét trưng của người dân chài quanh năm vật lộn với sóng nước biển khơi đầy nắng gió. “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” lại là 1 cảm nhận lãng mạn tinh tế: người dân chài là những đứa con của biển nên từ thân hình cho đến hơi thở của họ đều thẫm đẫm vị mặn mòi, mang nét hùng tráng của đại dương bao la, có tầm vóc phi thường. 
+ Hình ảnh con thuyền hiện lên chân thực sinh động, mang tâm hồn và vẻ đẹp của con người: “ Chiếc thuyền im.thớ vỏ”. Biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã làm cho con thuyền mang linh hồn và sức sống của con người. (Hình ảnh con thuyền là hình ảnh sáng tạo độc đáo, gợi lên cảm giác về sự yên bình, sự hài lòng mà theo Hoài Thanh nói đó là “sự mệt mỏi say sưa”) . Cũng như những người dân chài, con thuyền lao động ấy mang đậm hương vị của biển khơi, tạo nên vẻ đẹp riêng cho làng chài quê hương. 
- Khái quát: Khổ thơ thứ 3 là bức tranh sinh hoạt tràn đầy sức sống làm cho vẻ đẹp bức tranh quê của Tế Hanh trở nên trọn vẹn hơn, thể hiện sâu sắc hơn tình yêu quê của nhà thơ. 
Tổng hợp: (1 điểm)
- Khổ thơ với lời thơ bình dị, hình ảnh thơ vừa quen thuộc, chân thực vừa lãng mạn, bay bổng đã giúp người đọc hình dung được cuộc sống đơn sơ mộc mạc nhưng bình yên ấm áp, chân tình ở làng chài; thấy vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động miền biển.
- Qua khổ thơ thấy được tình yêu quê hương của Tế Hanh. 
1 điểm
0,25 điểm
1 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docKSCL.doc