Đề khảo sát chất lượng giữa học kì I năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 12

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1271Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kì I năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng giữa học kì I năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 12
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 -2016
MÔN: NGỮ VĂN 12
THỜI GIAN: 90 PHÚT
( ĐẾ 1)
I.Đọc hiểu: (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.
... Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời... Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng."
(Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành)
1.Chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng? (2 điểm)
2.Xác định phương thức biểu đạt và đặt nhan đề đoạn trích. (1 điểm)
II.Làm văn: (7 điểm )
Cảm nhận của anh (chị) về con đường hành quân của người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"
(Tây Tiến, Quang Dũng)
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 -2016
MÔN: NGỮ VĂN 12
THỜI GIAN: 90 PHÚT
(ĐẾ 2)
I.Đọc hiểu: (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người."
(Vợ nhặt, Kim Lân)
1.Chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng? (2 điểm)
2.Xác định phương thức biểu đạt và đặt nhan đề đoạn trích. (1 điểm)
II.Làm văn: (7 điểm )
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rãi rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Tây Tiến, Quang Dũng)
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu:
3,0
1
Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn trích: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ
+ So sánh: "Có những cây bị chặt..., đổ ào ào như một trận bão", "vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng.
+ Nhân hóa: "Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng".
+ Ẩn dụ: Rừng xà nu, Cây xà nu - người dân Tây Nguyên
Tác dụng; Thể hiện sức sống bền bỉ, bất diệt của rừng xà nu
1,0
1,0
2
Phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn trích: miêu tả, tự sự, biểu cảm
Đặt nhan đề: Sức sống bất diệt của rừng xà nu, Sức sống của rừng xà nu, ...
0,5
0,5
II
Làm văn:
7,0
1.Yêu cầu về kỹ năng:
Đảm bảo cấu trúc làm bài văn nghị luận đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. Vận dụng tốt thao tác lập luận không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Khuyến khích cho điểm những bài viết sáng tạo.
2.Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, học sinh cảm nhận con đường hành quân của người lính Tây Tiến, cần đảm bảo những nội dung sau:
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
Cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của tác giả về miền Tây hùng vĩ và đoàn quân Tây Tiến.
Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm mà thơ mộng trữ tình.
Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân đầy gian nan, nguy hiểm; tuy vất vả, hy sinh nhưng vẫn ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn.
Nghệ thuật: kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, biện pháp tu từ đặc sắc...
Đánh giá chung về đoạn thơ.
1,0
1,0
1,0
2,0
1,0
1,0
Điểm toàn bài: I + II = 10 điểm
10,0
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu:
3,0
1
Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn trích: so sánh, phóng đại
+ So sánh: "Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma".
+ Phóng đại: Người chết như ngả rạ
Tác dụng; Thể hiện cụ thể, sinh động bức tranh ngày đói, năm đói thê lương, ảm đạm
1,0
1,0
2
Phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn trích: miêu tả, biểu cảm, tự sự
Đặt nhan đề: Ngày đói, Năm đói, Bức tranh ngày đói, ...
0,5
0,5
II
Làm văn:
7,0
1.Yêu cầu về kỹ năng:
Đảm bảo cấu trúc làm bài văn nghị luận đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. Vận dụng tốt thao tác lập luận không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Khuyến khích cho điểm những bài viết sáng tạo.
2.Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, học sinh cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến, đảm bảo những nội dung sau:
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
Hình ảnh người lính với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và bi tráng:
+ Khí phách oai phong lẫm liệt, sức mạnh phi thường trong hình hài tiều tụy.
+ Tâm hồn trẻ trung, hào hoa, lãng mạn.
+ Tinh thần xả thân vì lý tưởng, sự hy sinh cao cả vì Tổ quốc
Nghệ thuật: 
+ Kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, hình ảnh gợi cảm gây ấn tượng sâu sắc...
+ Sử dụng nhiều từ Hán - Việt, giọng thơ gân guốc, chắc khỏe, giàu tính nhạc, ngôn ngữ tạo hình độc đáo
Đánh giá chung về đoạn thơ.
1,0
1,5
1,0
1,5
0,5
0,5
1,0
Điểm toàn bài: I + II = 10 điểm
10,0

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKI Van 12 (Truc).doc