TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 – 2016 THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐỂ CON ĐỪNG ĐAU Thế là bọn trai trẻ thống nhất tối ngày mai sẽ cõng hết cha mẹ già đem lên rừng cho chó sói ăn thịt... *** Joo sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng nhỏ. Ngôi làng nằm khuất sâu trong rừng, mỗi lần muốn mua lương thực hay những vật dụng cần thiết mọi người phải đi rất lâu mới tới được thành phố. Vì vậy, lương thực ở đây đều khan hiếm và quý giá. Nhà Joo nghèo, có một người mẹ già. Bà không đi lại được. Joo ngày ngày lên rừng đốn củi rồi vất vả đem đi bán lấy tiền mua gạo. Ngày này qua tháng nọ, cuộc sống quanh đi quẩn lại chỉ có bấy nhiêu. Nhà nào ở đây cũng có một người già. Vì người già không có sức lao động, chỉ ngồi một chỗ nên gánh nặng đè cả lên vai người trẻ trong làng, đặc biệt là khi cái đói hoành hành. Trưởng làng – một người đàn ông sắp ba mươi – nhanh chóng triệu tập một cuộc họp gồm những người trẻ. - Chúng ta đang rất khó khăn. Ai cũng biết điều này đúng không? Và chúng ta đang phải lao động hết sức mình để mong ngóc đầu lên được, mà hiện vẫn chưa có gì sáng sủa. Thế mà những người già trong gia đình chúng ta chỉ biết ăn và ngồi một chỗ, khiến áp lực của chúng ta càng lớn. Tất cả im lặng, trưởng làng nói tiếp: - Nay tôi có một ý thế này. Sớm muộn gì những người già ấy cũng sẽ chết. Vậy thì cớ sao lại làm phiền chúng ta như bây giờ thêm nhiều năm nữa? Hãy cõng tất họ đem bỏ vào rừng. Như vậy là xong. Chúng ta có thể tự do lấy vợ, sinh con hoặc đi nơi khác tìm tương lai. Một người trong làng đứng dậy nói: - Nói chí phải! Tôi nhất trí, tôi mệt mỏi quá rồi! Thế là bọn trai trẻ thống nhất tối ngày mai sẽ cõng hết cha mẹ già đem lên rừng cho chó sói ăn thịt... Lúc Joo cõng mẹ lên rừng để bỏ bà, bà vẫn không hay biết gì. - Chúng ta đang đi đâu thế con? – Mẹ Joo tươi cười hỏi anh. - Con cõng mẹ lên rừng chơi, đã lâu rồi mẹ có ra khỏi nhà đâu! - Vui thế! – Mẹ Joo mỉm cười. Trên đường đi, bà không ngừng hát vang. Đến một đoạn rừng, bà giơ tay ra trước bẻ một nhánh cây đang chìa sát mặt Joo... - Mẹ làm gì thế? – Joo ngạc nhiên hỏi. - Mẹ bẻ cây, để nó không làm con đau... Đề bài: Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ về tình yêu thương của mẹ dành cho em. I/ĐÁP ÁN 1/ Yêu cầu chung: - Định hướng thể loại: Kể chuyện đời thường. Kể theo ngôi thứ nhất. - Định hướng nội dung: Một kỉ niệm đáng nhớ về tình thương yêu của mẹ dành cho em. - Yêu cầu về nội dung, hình thức: Nội dung: HS biết chọn một kỉ niệm đáng nhớ nhất về tình yêu thương của mẹ dành cho em để kể lạị. Kỉ niệm đáng nhớ ấy có thể là: em bị ốm mẹ lo lắng, chăm sóc cho em, mọt buổi chiều mưa giông, mẹ mạng áo mưa đến trường để đón em, một đêm mẹ không ngủ để chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới của em,v.v. Kể theo ngôi thứ nhất ( xưng “tôi”) theo sự hồi tưởng lại của mình. Hình thức: Bài viết đảm bảo theo bố cục 3 phần.Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. 2/ Yêu cầu cụ thể: MB: Giới thiệu kỉ niệm đáng nhớ về tình thương yêu của mẹ dành cho em . TB: Kể lại diễn biến cụ thể của về kỉ niệm ấy. Chuyện xãy ra vào lúc nào? Sự việc bắt đầu và diễn biến ra sao? ( Tạo tình huống cho truyện phát triển ) Điều khiến cho em nhớ nhất về mẹ của mình là gì? ( Tâm trạng và cảm xúc của em) - Kết thúc của sự việc như thế nào? KB: Cảm nghĩ của em về tình yêu thương ấy của người mẹ. "Con xin lỗi mẹ" - Bài văn được điểm 9 của một học sinh lớp 6 Tags: bài kiểm tra, xin lỗi, lỗi lầm, học sinh, của một, lớp 6, bài văn, mẹ, con, nói, người, mình Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng... Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”. Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "... Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi. Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương. "Từ thuở sinh ra tình mẫu tửTrao con ấm áp tựa nắng chiều". Trên đây là bài tập làm văn đạt điểm 9 của bạn Quách Trí Dũng, lớp 6A Trường phổ thông Amsterdam Hà Nội. Đề văn của cô giáo Châu ra như sau: "Đã có lần em mắc lỗi. Em hãy kể lại lỗi lầm đó". 5 năm học tiểu học, học bạ của Dũng đều đạt điểm 9 - 10. Năm học 2005 - 2006 Dũng đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quận Hoàn Kiếm. Dũng còn được Huy chương bạc của cuộc thi Toán giao lưu tuổi thơ toàn quốc lần thứ 2 năm 2006, giải nhất "Thần đồng đất Việt" của Đài truyền hình kỹ thuật số - VTC tổ chức (tháng 5/2006). Tổng kết phong trào "Người tốt việc tốt" em được Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao bằng chứng nhận đạt danh hiệu "Người tốt việc tốt" năm 2006 cấp thành phố, và được lãnh đạo nhà trường cử dự lễ trao bằng nhân kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô 10/10/2006.
Tài liệu đính kèm: