SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGHĨA MINH MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TRƯỚC KÌ THI THPTQG LẦN I Bài thi: KHXH-Môn Địa lí- Khối 12 NĂM HỌC 2016-2017 (Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề) Chủ đề Mức độ nhận thức Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Địa lí tự nhiên 3 câu 3 câu 1 câu 7 câu 2. địa lí dân cư 1 câu 2 câu 3 câu 3. địa lí các ngành kinh tế 4 câu 3 câu 2 câu 1 câu 10 câu 4. Địa lí các vùng kinh tế 4 câu 2 câu 3 câu 1 câu 10 câu 5. Đọc atlat địa lí Việt Nam 2 câu 3 câu 5 câu 6. làm việc với biểu đồ đã cho 1 câu 1 câu 2 câu 7. Làm việc với bảng số liệu 2 câu 1 câu 3 câu Tổng số câu 40 Tổng số điểm 10 Tỉ lệ 100% 14 3,5 35% 13 3,25 32,5% 9 2,250 22,5% 4 1,0 10% 40 10,0 100% SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGHĨA MINH ĐỀ KHẢO SÁT TRƯỚC KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) Câu 1. Các quốc gia có đường biên giới với Việt Nam cả trên biển và đất liền là: A. Trung Quốc và Lào. B. Thái Lan và Campuchia. C. Trung Quốc và Campuchia. D. Lào và Campuchia. Câu 2. Ở nước ta khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng là A. Đồng bằng sông Hồng B. Tây Bắc C. Duyên hải miền Trung. D. Tây Nguyên. Câu 3. Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa Bắc - Nam? A. Do nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á. B. Do lãnh thổ nước ta hẹp ngang theo chiều kinh độ. C. Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ. D. Do nước ta tiếp giáp biển. Câu 4. Rừng ngập mặn của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng nào? A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Bắc Bộ. D. Nam Bộ. Câu 5. Ven biển nước ta, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển thuận lợi nhất cho nghề A. khai thác, nuôi trồng thủy hải sản. B. khai thác dầu khí. C. làm muối. D. giao thông vận tải biển. Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn? A. Cho năng suất sinh học cao. B. Diện tích đã bị thu hẹp nhiều. C. Có nhiều loài cây gỗ quý. D. Phân bố ở ven biển. Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) ở nước ta? A. Biên độ nhiệt lớn. B. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C. D. Biên độ nhiệt nhỏ. Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết ranh giới tự nhiên của hai miền Nam - Bắc của nước ta là A. dãy Hoành Sơn. B. dãy Trường Sơn. C. dãy Bạch Mã. D. dãy Ngọc Linh. Câu 9. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió Tây khô nóng ở nước ta? A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Trung du miền núi Bắc Bộ. Câu 10. Dựa vào bảng số liệu LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA HAI ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1676 989 + 687 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245 Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Hà Nội có lượng mưa cao hơn, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm thấp hơn. B. Hà Nội có lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm thấp hơn. C. TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm cao hơn. D. Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi thấp hơn, cân bằng ẩm cao hơn. Câu 11. Ở nước ta, vùng đồng bằng có mật độ dân số cao hơn nhiều vùng trung du và miền núi là do A. miền núi và trung du có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng. B. đồng bằng có diện tích lớn. C. điều kiện sản xuất và cư trú của đồng bằng thuận lợi hơn. D. đồng bằng là nơi người Việt xuất hiện sớm nhất. Câu 12. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do A. nước ta phát triển mạnh nông nghiệp thâm canh lúa nước. B. trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao. C. người dân thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp. D. nước ta có ít thành phố lớn. Câu 13. Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn “dân số vàng” từ năm 2007. Câu nào mô tả đúng đặc điểm cơ cấu “dân số vàng”? A. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao gấp đôi so với người phụ thuộc. B. Tháp dân số kiểu mở rộng: đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải. C. Tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh. D. Tháp dân số kiểu ổn định: tỉ suất sinh thấp, tỉ lệ tử cao ở nhóm già, dân số ổn định. Câu 14. Chọn nhận định đúng nhất rút ra từ bảng số liệu dân số nước ta thời kỳ từ 1960 đến 2007 dưới đây Năm 1960 1976 1979 1989 1999 2005 2007 Dân số (triệu người) 30,17 49,16 52,46 64,41 76,60 83,11 85,17 A. Thời kỳ này tỷ lệ tăng dân số ổn định vì mỗi năm tăng hơn 1 triệu dân. B. Thời kì 1960 - 1989 có tỷ lệ tăng dân số trung bình năm cao nhất. C. Thời kì 1989 - 2007 có tỷ lệ tăng dân số trung bình năm cao nhất. D. Dân số tăng với tốc độ ngày càng nhanh. Câu 15. Trong ngành trồng trọt, xu thế chuyển dịch hiện nay ở nước ta là A. giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp. B. tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp hằng năm, giảm tỉ trọng ngành trồng cây ăn quả. C. giảm tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp lâu năm, tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm. D. tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm, giảm tỉ trọng ngành trồng lúa. Câu 16. Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng hải sản là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ. Câu 17. Các trung tâm công nghiệp nằm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hoá về A. luyện kim, cơ khí. B. dệt may, vật liệu xây dựng. C. năng lượng. D. hoá chất, giấy. Câu 18. Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay? A. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt. B. Đẩy mạnh phát triển ở tất cả các ngành công nghiệp. C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ. D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. Câu 19. Điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam? A. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn. B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí. C. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố. D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam. Câu 20. Loại hình vận tải có vai trò không đáng kể về vận chuyển hành khách của nước ta là A. đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường hàng không. B. đường sắt, đường sông, đường hàng không. C. đường sông, đường hàng không, đường biển. D. đường biển. Câu 21. Tuyến đường biển quan trọng nhất nước ta là A. Sài Gòn - Cà Mau. B. Phan Rang - Sài Gòn. C. Hải Phòng -Thành Phố Hồ Chí Minh. D. Đà Nẵng - Quy Nhơn. Câu 22. Trở ngại chính đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông vận tải đường bộ nước ta là A. phần lớn lãnh thổ là địa hình đồi núi. B. Khí hậu và thời tiết thất thường. C. mạng lưới sông ngòi dày đặc. D. thiếu vốn và lao động kĩ thuật cao. Câu 23. Sự phát triển của ngành nội thương thể hiện rõ rệt qua A. lao động tham gia trong ngành nội thương. B. lực lượng các cơ sở buôn bán. C. tổng mức bán lẻ của hàng hóa. D. các mặt hàng buôn bán ở các chợ. Câu 24. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm A. Địa hình, khí hậu, di tích. B. Nước, địa hình, lễ hội. C. Khí hậu, di tích, lễ hội. D. Khí hậu, nước, địa hình. Câu 25. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy điện chạy bằng dầu có công suất lớn nhất hiện nay là A. Phú Mỹ. B. Phả Lại. C. Hiệp Phước. D. Hoà Bình. Câu 26. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết mặt hàng có tỉ trọng giá trị nhập khẩu lớn nhất của nước ta năm 2007 là A. máy móc, thiết bị, phụ tùng. B. công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. C. nguyên, nhiên, vật liệu. D. hàng tiêu dùng. Câu 27. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy sắp xếp các khu dự trữ sinh quyển thế giới sau theo thứ tự từ Nam ra Bắc là A. Cần Giờ, Cát Tiên, Cù Lao Chàm, Tây Nghệ An, Cát Bà. B. Cát Tiên, Cù Lao Chàm, Cần Giờ, Tây Nghệ An, Cát Bà. C. Cần Giờ, Cù Lao Chàm, Cát Tiên, Tây Nghệ An, Cát Bà. D. Tây Nghệ An, Cát Tiên, Cù Lao Chàm, Cát Bà, Cần Giờ. Câu 28. Cho biểu đồ CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (%) Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng, kinh tế ngoài nhà nước giảm. B. Kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên. C. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước tăng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng đang có xu hướng tăng nhanh. Câu 29. Khoáng sản nào sau đây không tập trung nhiều ở Trung du và miền núi Bắc bộ? A. Sắt. B. Đồng. C. Bôxit. D. Pyrit. Câu 30. Thế mạnh đặc biệt của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ để phát triển công nghiệp thủy điện là A. đất feralit. D. khí hậu phân hóa đa dạng. C. nhiều than đá. D. sông lớn, dốc. Câu 31. Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với A. biển Đông. B. duyên hải Nam Trung Bộ. C. bắc Campuchia. D. đông nam Lào. Câu 32. Trong cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng, loại đất nào chiếm tỉ lệ cao nhất? A. Đất ở. B. Đất chuyên dùng. C. Đất nông nghiệp. D. Đất chưa sử dụng, sông suối. Câu 33. Với mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để A. nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh. B. trồng được các cây công nghiệp lâu năm. C. tăng thêm được một vụ lúa . D. trồng được các loại rau ôn đới. Câu 34. Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là A. khai thác mặt nước nuôi trồng thủy sản. B. chống cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn. C. đắp đê ngăn lũ. D. chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác. Câu 35. Các tuyến đường Bắc - Nam chạy qua vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. quốc lộ 1A, đường 14. B. quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam. C. quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. D. đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc – Nam. Câu 36. Khó khăn chủ yếu về tự nhiên ở Tây Nguyên là A. mùa khô kéo dài. B. hạn hán và thời tiết thất thường. C. bão và trượt lỡ đất đá. D. mùa đông lạnh và khô. Câu 37. Trong tương lai, Đông Nam Bộ sẽ xuất hiện ngành công nghiệp A. thủy điện. B. lọc, hóa dầu. C. khai thác dầu khí. D. dịch vụ hàng hải. Câu 38. Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. mạo hiểm. B. nghỉ dưỡng. C. sinh thái. D. văn hóa. Câu 39. Cho biểu đồ sau: Diện tích rừng và độ che phủ rừng qua các năm của nước ta. Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là không đúng A. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta tăng 3,3 triệu ha, tăng không liên tục. B. Độ che phủ rừng của nước ta tăng 18,4% và tăng liên tục. C. Diện tích rừng trồng của nước ta tăng liên tục. D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn tổng diện tích rừng. Câu 40. Cho bảng số liệu GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐÔNG NAM BỘ NĂM 2005 (Đơn vị : Tỉ đồng) Vùng Tổng số Chia ra theo thành phần kinh tế Nhà nước Ngoài quốc doanh Vốn đầu tư nước ngoài Cả nước 261092.4 105119.4 63474.4 92498.6 ĐB S. Hồng 47745.0 19566.3 12912.9 15265.8 Đông Nam Bộ 125683.3 35615.9 27815.7 62251.7 Từ bảng số liệu, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là A. biểu đồ tròn bán kính khác nhau. B. biểu đồ tròn bán kính bằng nhau. C. biểu đồ cột kết hợp đường. D. biểu đồ cột nhóm. ----------- HẾT ---------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN 1. C 2. C 3. C 4. D 5. C 6. C 7. A 8. C 9. B 10. D 11. C 12. B 13. A 14. D 15. A 16. B 17. D 18. B 19. B 20. D 21. C 22. A 23. D 24. D 25. A 26. C 27. A 28. D 29. C 30. D 31. A 32. C 33. D 34. B 35. B 36. A 37. B 38. C 39. B 40. A
Tài liệu đính kèm: