Đề kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 8176Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan
Trường THPT Trần Quang Khải
Tổ Ngữ văn
 ĐỀ KẾT HỢP TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ KIỂM TRA LỚP 11, MÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 PHÚT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong Qúa trình học chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 11.
- Đề khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì 1 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
+ Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại của tác phẩm đã học
+ Hiểu ghĩa của từ, thành ngữ gần gũi với đời sống hàng này
+ Nhớ được những đặc trưng 
+ Hiểu cách sử dụng ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ báo chí
+ Phân tích được ngôn ngữ trong tác phẩm văn học
+ Cảm nhận được về người kể trong tác phẩm VH
+ Biết so sánh nội dung các tác phẩm văn học giai đoạn 30-45
+ Vận dung kiến thức làm bài nghị luận xã hội
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức : Trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm phần trắc nghiệm khách quan trong 10 phút, phần tự luận trong 35 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 11, học kì 1
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên)
Xác định khung ma trận
KHUNG MA TRẬN kiỂm trA LỚP 11, MÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN LÀM BÀI : 45PHÚT
 Mức độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Tiếng Việt
- Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
- Hoạt động giao tiếp
- Một số KT khác
- Hoàn thiện KT đã học
- Nhận ra đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí
- Nhận biết thành ngữ
- Nhận ra nghĩa của từ
- Hiểu việc sử dụng dụng từ ngữ trong ngôn ngữ báo chí
- Phân tích ngôn ngữ nghệ thuật
3
0,75
1
0,25
2
0,5
15%=1,5đ
2. Văn học
- Văn bản văn học
- Lịch sử văn học
- Lí luận văn học
- Nhớ được kiến thức về tác giả văn học
- Nhớ được thể loại VH TĐ và VH HĐ
- Phát hiện và hiểu giá trị chi tiết nghệ thuật trong TP
- Nội dung TPVH
- Người kể trong TP tự sự
3
0,75
1
0,25
2
0,5
15%=1,5đ
3. Làm văn
- Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản
-Các kiểu văn bản
Viết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
1
7
70%=7 đ
TS câu
TS điểm
6
1,5
15%
2
0,5
5%
4
1,0
10%
1
7
7%
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA LỚP 11, MÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 PHÚT
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
1. Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho ai?
A. Trịnh Doanh 	
B. Trịnh Sâm 
C. Trịnh Tông 	
D. Trịnh Cán
2. Nguyễn Công Trứ là tác giả của tác phẩm
A. Tự tình 
B. Câu cá mùa thu 
C. Bài ca ngất ngưởng 
D. Thương vợ 
3. Hương Sơn phong cảnh ca là văn bản viết theo thể
	A. Đường luật
	B. lục bát
	C. hát nói
	D. song thất lục bát
4. Trả lời câu hỏi của quản ngục, Huấn Cao nói: 
	"Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
Hãy cho biết tác dụng của việc tách bộ phận của câu ra thành câu riêng nêu trên.
A. Thể hiện diễn biến sự việc của truyện
B. Thể hiện thái độ khảng khái của Huấn Cao trong cảnh ngục tù
C. Thể hiện nỗi buồn của người anh hùng không gặp thời
D. Thể hiện suy nghĩ của Huấn Cao trước sự biệt đãi đặc biệt của quản ngục với mình
5. Người kể truyện trong truyện ngắn nào biểu lộ niềm thương cảm sâu lắng, thiết tha đối với những kiếp người nghèo khổ?
	A. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) 
B. Hai đứa trẻ (Thạch Lam) 
	C. Hạnh phúc của một tang gia (Trích “Số đỏ” Vũ Trọng Phụng) 
	D. Chí Phèo (Nam Cao)
6. Tác phẩm nào được coi là có giá trị hiện thực, sâu sắc và mới mẻ nhất trong giai đoạn 1930-1945?
	A. Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)
	B. Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)
	C. Chí Phèo (Nam Cao)
	D. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
7. Dòng nào nêu đúng đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí?
A. Tính thông tin sự kiện
B. Tính đa nghĩa
C. Tính công khai về chính kiến, tư tưởng, lập trường chính trị, xã hội
D. Dấu ấn riêng của tác giả
8. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của thể loại truyện?
	A. Thể hiện tinh tế, sâu sắc cảm xúc suy tư của con người 
	B. Tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện
	C. Có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn
	D. Đi vào những mảnh đời, những diễn biến trong tâm hồn con người
9. Đọc câu văn:
"Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một lan xa để gọi buổi chiều. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời." (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
	Hãy cho biết các từ ngữ gợi hình ảnh trong câu văn trên được sử dụng nhằm mục đích nào?
A. Thuyết minh
B. Miêu tả
C. Lập luận 
D. Tự sự
10. Nghĩa của thành ngữ trong câu thơ "Một duyên hai nợ âu đành phận" là
	A. Duyên có một, nợ có hai
B. Cứ có một duyên thì sẽ có hai nợ
	C. Duyên thì ít mà nợ thì nhiều
	D. Một là duyên, hai là nợ
11. Từ xuân trong câu thơ nào không được dùng với nghĩa gốc?
	A. Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua 
B. Mùa xuân là cả một mùa xanh
C. Hãy gương cao súng lên chào xuân 68! 
	D. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
12. Nhan đề những bản tin sau đây có chung đặc điểm gì?
- Họ đang sống giữa nguồn nước “chết”
- “Sao” mọc như ... “nấm” sau mưa
- “Ngất ngưởng” học phí Đại học
- Kẻ “bức tử” những ... dòng sông
	A. Đều sử dụng biện pháp nhân hóa, tạo ấn tượng đặc biệt 
	B. Đều sử dụng phép đối từ ngữ, tạo ra những bất ngờ thú vị 
	C. Trật tự từ trong các nhan đề được sử dụng rất hiệu quả
	D. Các từ ngữ quan trọng được dùng với một hàm ý 
Phần tự luận (7 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân từ những vấn đề được đặt ra trong Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm? 
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM 
ĐỀ KIỂM TRA LỚP 11, MÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN LÀM BÀI : 45PHÚT
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
C
B
B
C
A
A
B
A
D
D
Phần tự luận (7 điểm)
1. Học sinh có thể có cách trình bày khác nhau nhưng thể hiện sự chủ động định lượng bài viết, biết bố cục cho bài làm rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lời văn mạch lạc, trình bày bài cẩn thận. 
Những hình thức như vậy được lựa chọn nhằm giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của đề bài. Học sinh có thể có suy nghĩ, ý kiến khác nhau, điều cốt yếu phải trình bày được một số nội dung sau:
- Giới thiệu nội dung “cầu hiền” trong Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm và vai trò, ý nghĩa của vấn đề được đặt ra trong văn bản này.
(1 điểm)
- Trình bày suy nghĩ của bản thân (khuyến khích sự tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực tế, cả mặt mạnh, cả điểm còn yếu...) về:
+ Chủ trương "cầu hiền" của Đảng, nhà nước và những cống hiến của những người hiền tài cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước ta những năm qua; những điều mà người hiền tài mong mỏi và những điều người hiền tài phải suy nghĩ...
(3 điểm)
+ Những giải pháp để làm tốt hơn nữa việc "cầu hiền" chung tay chấn hưng đất nước (chủ trương của nhà nước, sự vào cuộc của các tổ chức, các ban ngành tạo điều kiện tốt nhất để người hiền tài có cơ hội làm việc...)
(2 điểm)
- Bày tỏ niềm tin tưởng của bản thân về những cơ hội và cống hiến của người hiền tài cho đất nước trong giai đoạn hiện nay.(1 điểm)
Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn nghị luận là 2 điểm.
- Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 2 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt: 1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTran Quang Khai.doc