Đề dự bị thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2008 – 2009 môn: Ngữ văn - Lớp 12 - thpt

doc 4 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 2211Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề dự bị thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2008 – 2009 môn: Ngữ văn - Lớp 12 - thpt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề dự bị thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2008 – 2009 môn: Ngữ văn - Lớp 12 - thpt
UBND tỉnh Bắc Ninh
Sở Giáo dục Đào tạo
Đề dự bi
Kì Thi chọn học sinh giỏi Cấp tỉnh
 lớp 12 THPT
Năm học 2008-2009
Môn thi : Văn
Thời gian thi:180 phút( không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 14 / 4/2009
Câu 1: (8 điểm)
 Suy nghĩ của anh( chị) về câu cách ngôn của người Pháp:
	 “ Nản lòng là cái chết trong tâm hồn” 
Câu 2: Nghị luận văn học
	Cảm nhận phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua hai kiệt tác của hai chặng đường sáng tạo: truyện ngắn Chữ người tử tù và tuỳ bút Người lái đò Sông Đà.
------------------- Hết ------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Hướng dẫn chấm thi 
chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Môn văn
Năm học : 2009- 2010
Câu 1: (8 điểm)
I. Yêu cầu 
+ Về kĩ năng: Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. Bố cục mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt.
+ Về kiến thức: 
Giải thích khái niệm:
+ "Nản lòng" : 
+ "Cái chết trong tâm hồn" phân biệt với "cái chết sinh học".
ý nghĩa câu cách ngôn: 
+ Dự báo kết cục bi thảm cho những ai thối chí, nản lòng.
+ Phê phán những người yếu đuối về mặt ý chí, nghị lực
+ Khẳng định cuộc sống đòi hỏi ở con người những tình cảm mạnh mẽ, giàu nghị lực, ý chí, niềm tin.
Chứng minh:
+ Hiện tượng nản lòng buông xuôi trước những gian khổ thử thách
+ Những tấm gương vượt lên khó khăn để toả sáng vẻ đẹp tâm hồn nhân cách: Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Đức Thìn, những tấm gương của thế hệ 8x, 9x hôm nay...
Bài học cho thế hệ trẻ:
+ Nỗ lực quyết tâm, không lùi bước trước những khó khăn gian khổ.
+ Không được đánh mất niềm tin và ý chí vươn lên trong cuộc đời
II. Biểu điểm:
- Điểm 7-8: Học sinh trình bày một cách thuyết phục các yêu cầu kiến thức, kiến thức xã hội phong phú, kĩ năng thành thạo, diễn đạt giàu cảm xúc, giàu chất văn.
- Điểm 5-6: Học sinh trình bày một cách tương đối các nội dung trên, còn thiếu một số ý nhỏ, kiến thức xã hội phong phú, diễn đạt mạch lạc, xúc cảm.
- Điểm 3-4: Học sinh trình bày được 1/2 yêu cầu về kiến thức, vi phạm nhiều lỗi trong các yêu cầu về kĩ năng.
- Điểm dưới 1-2: Chưa nắm được vấn đề, vi phạm nhiều lỗi về kĩ năng.
Câu 2: (12 điểm)
I. Yêu cầu: 
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận văn học
- Bố cục mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt.
* Yêu cầu về kiến thức:
ý1. Khái quát:
+ Khái niệm: Phong cách nghệ thuât
+ Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo được biểu hiện trên hai phương diện: tài hoa, uyên bác.
Truyện ngắn Chữ người tử tù viết trước Cách mạng Tháng 8 và tuỳ bút Người 
lái đò Sông Đà sau Cách mạng Tháng 8 là hai kiệt tác của hai chặng đường sáng tạo đã thể hiện rõ phong cách Nguyễn Tuân.
ý 2: Phân tích hai tác phẩm để làm rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân :
Nguyễn Tuân có cảm hứng mãnh liệt trước những cảnh tượng gây ấn tượng, tác động mạnh vào giác quan nghệ sĩ. 
Cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục trong phòng giam trong " Chữ người tử tù" 
Cảnh tượng khác thường xưa nay chưa từng có. Thời gian, địa điểm, khung cảnh, con người :  có sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, cái thiện và cái ác, cái đẹp và cái xấu xa từ đó khẳng định sự chiến thắng, ngợi ca cái thiện, cái đẹp, cái cao thượng.
Cảnh tượng đặc biệt kì vĩ vừa cực kì hung bạo lại rất đỗi trữ tình thơ mộng của sông Đà trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà. Nguyễn Tuân đã in dấu ấn bản ngã của mình vào sóng nước Đà giang.
NT luôn khám phá cuộc sống ở phương diện văn hoá thẩm mĩ và con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ
Chữ người tử tù: Tôn vinh hình tượng Huấn cao: con người tài hoa siêu việt, một con người hào kiệt, đầy khí phách=> thể hiện thái độ trân trọng cái tài, cái đẹp, khát vọng vượt lên cuộc đời ô trọc, trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống, lòng yêu nước kín đáo.
Người lái đò Sông Đà: tôn vinh hình tượng người lái đò: tay lái ra hoa, người nghệ sĩ trong nghề chèo đò vượt thác, anh hùng trên sông nước trong cuộc chiến đấu chế ngự thiên nhiên 
Tính chất uyên bác, tài hoa lịch lãm bậc thầy của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn ngữ, dựng cảnh, tả người
Nguyễn Tuân đã sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác 
+ Cảnh cho chữ: nghệ thuật điện ảnh.
+ Hình tượng sông Đà: địa lí, lịch sử, quân sự, điện ảnh, hội hoạ, thơ văn
Ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật
+ Chữ người tử tù: Tình huống kịch tính, ngôn ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo hình, bút pháp tương phản đối lập
+ Người lái đò sông Đà: những liên tưởng, so sánh kì thú, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình, câu văn như biết co duỗi nhịp nhàng
ý 3: Đánh giá:
- Hai tác phẩm là hai kiệt tác của 2 chặng đường sáng tác, thể hiện:
+ nét bền vững 
+ nét biến chuyển trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn có phong cách nghệ thuật độc đáo. Ông xứng đáng là cái định nghĩa về người nghệ sĩ khi cái tài đi liền với cái tâm.
II. Biểu điểm: 
	ý 1: 2 điểm
	ý 2: ý 2a- 3 điểm; 2b- 3 điểm; 2c- 3 điểm
	ý 3: 1 điểm
Cụ thể: 
Điểm 11-12: Kiến thức lí luận văn học vững vàng, kiến thức tác phẩm sâu sắc, phối hợp hai mảng kiến thức nhuần nhuyễn. Chỉ ra và phân tích được nét ổn định và phát triển trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng. Diễn đạt giàu chất văn.
Điểm 9-10: Có kiến thức lí luận, biết phân tích hai tác phẩm để làm rõ những đặc điểm phong cách nghệ thuật, song chưa chỉ ra nét ổn định và phát triển trong phong cách Nguyễn Tuân. Còn sót một số ý nhỏ. Diễn đạt mạch lạc. Bốc cụ sáng.
Điểm 7- 8: Hiểu được yêu cầu của đề, bước đầu đã cảm nhận được đặc điểm của phong cách Nguyễn Tuân thể hiện trong hai tác phẩm, luận điểm chưa rõ ràng. Diễn đạt mạch lạc.
 Điểm 5- 6: Đã có kỹ năng làm bài văn nghị luận. Nội dung sơ sài. Thiên về phân tích hai tác phẩm một cách rời rạc, chưa làm nổi bật phong cách Nguyễn Tuân. Còn mắc lỗi diễn đạt.
 Điểm 3- 4: Còn lúng túng khi xử lý đề bài. Phân tích hai tác phẩm một cách sơ sài. Diễn đạt yếu.
 Điểm 1- 2: Không hiểu đề - kỹ năng làm bài văn nghị luận còn yếu. Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docDe du bi van THPT 12.doc