Đề cương trắc nghiệm ôn tập học kì I Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Huệ

doc 15 trang Người đăng dothuong Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương trắc nghiệm ôn tập học kì I Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương trắc nghiệm ôn tập học kì I Giáo dục công dân lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Huệ
 SỞ GD VÀ ĐT BÌNH PHƯỚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUÊ
ĐỀ CƯƠNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
Bài 4. Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
1. Hiểu như thế nào là không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học?
Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể
Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau
Không có mặt này thì không có mặt kia
Hai mặt đối lập hợp lại thành một khối thống nhất.
2. Các mặt đối lập tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau được gọi là gì?
A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
B. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
C. Sự bài trừ giữa các mặt đối lập
D. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập
3. Mặt đối lập của mâu thuẫn là:
A. Là những mặt khác nhau của sự vật, hiện tượng
B. Là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau
C. Là những yếu tố trái ngược nhau bất kì của sự vật, hiện tượng như đen-trắng, cao-thấp ...
D. Là những khuynh hướng khác biệt nhau, không có quan hệ nào với nhau
4. Hiểu như thế nào là đúng về mâu thuẫn triết học ?
Các mặt đối lập không cùng nằm trong một chỉnh thể, một hệ thống
B. Một mặt đối lập nằm ở sự vật, hiện tượng này, mặt đối lập kia nằm ở sự vật, hiện tượng khác
C. Hai mặt đối lập phải cùng tồn tại trong một chỉnh thể.
D. Hai mặt đối lập cùng tồn tại tách biệt trong một chỉnh thể
5. Khi mâu thuẫn được giải quyết thì có tác dụng như thế nào ?
A. Sự vật hiện tượng có sự chuyển biến tích cực
B. Sự vật hiện tượng tự mất đi và được thay thế bằng một sự vật, hiện tượng khác
C. Sự vật, hiện tượng phát triển
D. Sự vật, hiện tượng vẫn tồn tại.
6. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách nào ?
A. Sự thương lượng giữa các mặt đối lập
B. Sự điều hoà mâu thuẫn
C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
D. Cả ba ý trên
7. Mặt đối lập của mâu thuẫn đó là những khuynh hướng tính chất đặc điểm .. mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những .
A. chiều hướng tiến lên	B. chiều hướng cùng chiều
C. chiều hướng trái ngược nhau	D. chiều hướng thụt lùi
8. Điều kiện để hình thành một mâu thuẫn là.
A. Hai mặt đối lập phủ định nhau trong một sự vật hiện tượng
B. Hai mặt đối lập đấu tranh với nhau trong một sự vật hiện tượng
C. Hai mặt đối lập trái ngược nhau trong một sự vật
D. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật ,hiện tượng
9. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi là
A. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập	B. mặt đối lập của mâu thuẫn
C. mâu thuẫn	D. Không mâu thuẫn
10. Xác định các cặp mâu thuẫn:
A. Giai cấp nông dân và công nhân.	B. Giai cấp chủ nô và giai cấp vô sản.
C. Giai cấp tư sản với địa chủ, quan lại.	D. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
11. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự vận động, phát triển:
A. Do lực lượng siêu nhiên
B. Do mâu thuẫn của bản thân sự vật, hiện tượng
C. Do tính chất của bản thân sự vật, hiện tượng
D. Do phủ định
12. Những câu tục ngữ nào sau đây liên quan đến nội dung mâu thuẫn:
A. Yêu nên tốt, ghét nên xấu
B. Mềm nắn, rắn buông
C. Xanh vỏ, đỏ lòng
D. Tất cả các câu trên
13. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây:
A. Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức
B. Biết phân tích để phân biệt đúng sai, tốt xấu
C. Biết phê bình và tự phê bình
D. Xuê xoa, dàn hòa
 14 :Mâu thuẫn triết học là
A. Là một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
B. Hai mặt đối lập thống nhất với nhau
C. Hai mặt đối lập đấu tranh với nhau
D. Cả ba ý trên.
 15: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là :
A. Các mặt đối lập luôn tác động, loại bỏ, bài xích, thủ tiêu lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau.
B. Các mặt đối lập luôn tác động, gắn bó, gạt bỏ nhau
C. Các mặt đối lập luôn tác động, gạt bỏ, bài trừ lẫn nhau 
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
16: Hiểu như thế nào về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học ?
A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể
B. Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau
C. Không có mặt này thì không có mặt kia
D. Hai mặt đối lập hợp lại thành một khối thống nhất.
17: Mặt đối lập của mâu thuẫn là:
A. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm... mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng đi theo chiều hướng trái ngược nhau
B. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng đi theo chiều hướng khác nhau
C. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo cùng một chiều
D. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng không chấp nhận nhau.
 18: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi nào ?
A. Các mặt đối lập còn tồn tại
B. Các mặt đối lập bị thủ tiêu, chuyển thành cái khác
C. Các mặt đối lập đấu tranh gay gắt với nhau
D. Một mặt đối lập bị thủ tiêu, mặt kia còn tồn tại
 19: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học ?
A. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có giai cấp đối kháng,
B. Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp,
C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau,
D. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.
20 : V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu đó V.I Lê-nin bàn về:
A. Nội dung của sự phát triển 
B. Điều kiện của sự phát triển.
C. Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng 
D. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng 
E. Cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Bài 5. Cách thức của sự phát triển.
 21: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, số lượng, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là:
A. Mặt đối lập	
B. Chất	
C. Lượng	
D. Độ
22: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác là
A. Điểm nút	
B. Chất	
C. Lượng	
D. Độ
Câu 23:Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng là:
A. Điểm nút	
B. Bước nhảy	
C. Lượng	
D. Độ
24: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là:
A. Điểm nút	
B. Bước nhảy	
C. Chất	
D. Độ
25:Trong những câu dưới đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi
A. Có công mài sắt có ngày nên kim
B. Chín quá hóa nẫu
C. Đánh bùn sang ao
D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
26: Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau : Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải:
A. Học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
B. Cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được
C. Kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn
D. Tích luỹ dần dần
27: Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì:
A. Chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng
B. Lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng
C. Cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ
D. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
28: Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi”  để chỉ chất của quá trình học tập của học sinh thì lượng của nó là gì (chọn phương án đúng nhất)?
A. Điểm số kiểm tra hàng ngày
B. Điểm kiểm tra cuối các học kỳ
C. Điểm tổng kết cuối các học kỳ
D. Khối khối lượng kiến thức, mức độ thuần thục về kỹ năng mà học sinh đã tích luỹ, rèn luyện được.
 29 : Câu nói nào sau đây không nói về lượng và chất ?
Dốt đến đâu học lâu cũng biết.	B. Góp gió thành bão.
C. Năng nhặt chặt bị	D. Chị ngã em nâng.
30: Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượnt bao giờ cũng bắt đầu từ:
Sự biến đổi về lượng B. Sự thay đổi những thuộc tính cơ bản của lượng
C. Quá trình biến đổi trạng thái của lượng D. Sự thay đổi lượng đặc trưng
A. Độ tốt, xấu của sự vật, hiện tượng	
B. Tính hiệu quả (có chất lượng ) của hoạt động
C. Vật liệu cấu thành sự vật	
D. Những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng , tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác
32. Độ của sự vật hiện tượng là
A. Sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng
B. Giới hạn của sự vật, hiện tượng
C. Sự thống nhất, liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng
D. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất
33. Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau : Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải:
Học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
Cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được
Kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn
Tích luỹ dần dần
34. Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi
Chất quy định lượng
Mỗi lượng có chất riêng của nó
Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau
E. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
35. Sự biến đổi về lượng chỉ dẫn tới sự biến đổi về chất khi:
A. Lượng biến đổi trong giới hạn của độ
B. Lượng biến đổi đến điểm nút thì dừng lại
C. Lượng biến đổi đến điểm nút và tiếp tục biến đổi
D. Cả ba ý trên đều sai
36. Các Mác viết “Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hoá thành sự khác nhau về chất”. Trong câu này, Mác bàn về:
Nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng
Cả ba phương án trên.
37. Khi chất mới ra đời thì:
A. Lượng cũ vẫn giữ nguyên 
B. Lượng mất đi
C. Lượng cũ bị thay thế bằng một lượng mới tương ứng
D. Tất cả các câu đều đúng.
38. Cơ sở nào để so sánh sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác:
A. Thuộc tính bên trong, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng
B. Tất cả các thuộc tính của sự vật, hiện tượng
C. Tính quy định về lượng
D. Thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng
39. Câu nào trong các câu tục ngữ sau đây nói về lượng và chất:
A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết
B. Có công mài sắt có ngày nên kim
C. Miệng ăn núi lỡ
D. Tất các các câu trên
Bài 6. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
40: Theo quy luật phủ định của phủ định con đường phát triển của của SVHT diễn ra như thế nào?
A. Đường tròn khép kín
B. đường thẳng đi lên
C. Đường parabol
D. Đường xoáy ốc đi lên	
41. Theo quan điểm của phủ định biện chứng luận điểm nào sau đây sai
A. Phủ định biện chứng xóa bỏ hoàn toàn cái cũ
B. Phủ định biện chứng không đơn giản là xóa bỏ cái cũ 
C. Phủ định biện chứng loại bỏ những yếu tố không thích hợp của cái cũ
D. Phủ định biện chứng giữ lại và cải biến những yếu tố thích hợp của cái cũ. 
42: Khái niệm dùng để chỉ việc xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng là gì ?
A. Phủ định	
B. Phủ định biện chứng	
C. Phủ định siêu hình	
D. Diệt vong.
43: Cái mới theo nghĩa Triết học là:
A. Cái mới lạ so với cái trước
B. Cái ra đời sau so với cái trước
C. Cái phức tạp hơn cái trước
D. Cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.
 44: xóa bỏ sạch trơn sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật là
A. Quan điểm siêu hình 
B. Quan điểm biện chứng duy vật
C. Quan điểm biện chứng duy tâm
D. cả A và C
45: Quy luật phủ định của phủ định làm rõ vấn đề gì ?
A. Chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
B. Chỉ ra cách thức của sự phát triển
C. Chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển
D. Chỉ ra động lực của sự phát triển
46: V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn”. Ở câu này, Lênin bàn về:
A. Nội dung của sự phát triển 
B. Điều kiện của sự phát triển.
C. Cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
D. Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng 
47. Cái mới theo nghĩa Triết học là:
A. Cái mới lạ so với cái trước
B. Cái ra đời sau so với cái trước
C. Cái phức tạp hơn cái trước
D. Cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.
48. Trường hợp nào sau đây là phủ định biện chứng?
A. Lúa gạo trồng được đem ăn hết
 B. Tiền làm ra tiếp tục đầu tư kinh doanh sinh ra tiền lời 
 C. Lai tạo giống cho ra đời loại dưa hấu không hạt
 D. Không chấp nhận bất kỳ hình thức kinh tế nào của Nhà nước tư bản chủ nghĩa, coi các hình thức đó là sai hoàn toàn và phải bị thay thế. 
 49. Những câu nào sau đây không có yếu tố biện chứng :
A. Rút dây động rừng
B. Trời sinh voi trời sinh cỏ
C. Môi hở răng lạnh
D. Có thực mới vực được đạo
50. Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định siêu hình ?
A. Do sự tác động, can thiệp từ bên ngoài
B. Nguyên nhân của sự phủ định là mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng
C. Cản trở hoặc xoá bỏ sự phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng
D. Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ.
51. Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định biện chứng ?
A. Là sự phủ định có tính khách quan
B. Cái mới ra đời có sự kế thừa những yếu tố tiến bộ, tích cực của cái cũ
C. Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ.
D. Nguyên nhân của sự phủ định nằm bên trong sự vật, hiện tượng.
52. Lê-nin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn”. Ở câu này, Lênin bàn về:
Nội dung của sự phát triển
Điều kiện của sự phát triển.
Cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
53. Trong những ví dụ sau, ví dụ nào là phủ định siêu hình:
A. Quả trứng -> gà con
B. Con tằm -> cái kén
C. Hạt thóc xay thành gạo -> nấu cơm ăn
D. Học lớp 10 -> lớp 11
54. Trong những ví dụ sau, ví dụ nào là phủ định biện chứng:
A. Quả trứng -> luộc ăn
B. Con tằm -> cái kén
C. Hạt thóc xay thành gạo -> nấu cơm ăn
D. Bão làm đổ nhà
51. Phủ định biện chứng có mấy đặc điểm: 
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
55. Phủ định diễn ra do “nguyên nhân nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng, tạo điều kiện và làm tiền đề cho sự phát triển”, đây là đặc điểm gì của phủ định biện chứng:
A. Tính khách quan
B. Tính kế thừa
C. Tính tất yếu
D. Tính biện chứng
56. Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng “cái mới không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ, mà chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, giữ lại những yếu tố tích cực”, đây là đặc điểm gì của phủ định biện chứng:
A. Tính khách quan
B. Tính kế thừa
C. Tính tất yếu
D. Tính biện chứng
57. Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng cái mới ra đời phủ định cái cũ nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn ra đời phủ định lại. Triết học gọi đó là: 
A. Phủ định biện chứng
B. Phủ định siêu hình
C. Phủ định của phủ định
D. Khuynh hướng phát triển
58. Học sinh phải học như thế nào để phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng:
A. Luôn luôn suy nghĩ để đổi mới phương pháp học tập
B. Phê phán cái cũ nhưng không phủ định tất cả
C. Giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa
D. Tất cả các việc làm trên
59. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là:
A. Cái mới ra đời phủ định cái cũ
B. Cái mới ra đời kế thừa và thay thế cái cũ
C. Cái mới ra đời kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn
D. Tất cả đều đúng
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
60: Con người đúc rút được kinh nghiệm trong cuộc sống là: 
A. Nhờ quan sát thời tiết.	
B. Nhờ thần linh mách bảo.
C. Nhờ thực tiễn lao động, sản xuất.	
D. Nhờ các mối quan hệ trong cuộc sống
61 Hoạt động thực tiễn có mấy hình thức
A. 1 
B. 2 
C. 3 
D. 4
62: Hình thức hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò:
A. Chủ đạo 
B. Trung tâm 
C. Quan trọng 
D. Cần thiết 
63: Qúa trình nhận thức có mấy giai đoạn?
A. 2 
B. 3 
C. 4 
D. Tất cả đều sai
64: Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc của các cơ quan cảm giác tới sự vật hiện tượng đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm của chúng.
A. Gián tiếp - bên trong
B. Trực tiếp - bên trong
C. Trực tiếp - bên ngoài
D. Gián tiếp - bên ngoài
65: Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào.......của con người , để tạo nên những hiểu biết về chúng.
A. Bộ não
B. Bộ óc
C. Trí óc
D. Trí nhớ
66: “Nhờ đi sâu phân tích người ta tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hóa học của muối, điều chế được muối”
A. Giai đoạn nhận thức cảm tính
B. Giai đoạn nhận thức lý tính
C. Giai đoạn nhận thức cảm tính và lý tính
67: Những việc làm nào sau đây không vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?
A. Thực hành sử dụng máy vi tính.	B. Tham quan bảo tàng lịch sử.
C. Hoạt động mê tín, dị đoan.	D. Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.	
D. Tất cả đều sai.
68. Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức:
A. Ở giữa B. Giai đoạn đầu	 
C. Giai đoạn tiếp theo	 D. Giai đoạn cuối
69. Nhận thức cảm tính được tạo nên do:
A. Sự tiếp xúc ngẫu nhiên của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.
B. Sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.	
C. Sự tiếp xúc liên tục của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.	
D. Sự tiếp xúc bên ngoài của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.
70. Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức của quá trình nhận thức?
A. Tiếp theo
B. Kế tiếp
C. Cuối cùng
D. Bên cạch nhận thức cảm tính.
71. Nhận thức là quá trình: 
A. Phản xạ tự nhiên vào sự vật, hiện tượng.
B. Phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người.
C. Là sự tiếp xúc với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
D. Là sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người.
72. Thực tiễn là: 
A. Hoạt động vật chất của con người, mang tính lịch sử, xã hội 
B. Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của con người
C. Hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của loài người 
D. Toàn bộ hoạt động tinh thần của xã hội.
73. “ Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” là câu nói của:
A. V.I. LêNin
B. Các Mác, Ăng Ghen
C. Hồ Chí Minh
D. Tất cả đáp án trên
74 : Thực tiễn luôn luôn vận động , luôn đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy nhận thức phát triển là vai trò nào ?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý 
75 : Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác mắt sẽ cho biết muối có màu trắng, dạng tinh thể. Mũi cho ta biết muối không mùi. Lưỡi cho ta biết muối có vị mặn.
A. nhận thức lý tính
B. Nhận thức cảm tính
C. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
D. Tất cả đều sai.
76: Quan niệm nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về thực tiễn?
A. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần.
B. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người.
C. Những hoạt động cải tạo xã hội.
D. Những hoạt động thực nghiệm khoa học.
77. Hồ Chí Minh đã từng nói : "Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông". Câu nói trên thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Cơ sở C. Tiêu chuẩn của chân lý 
B. Động lực D. Mục đích
78. Con người tìm ra vacxin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Cơ sở C. Tiêu chuẩn của chân lý 
B. Động lực D. Mục đích
79. Con người thám hiểm vòng quanh trái đất chụp hình ảnh quả đất trên vệ tinh chứng minh quả đất hình cấu. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Cơ sở C. Tiêu chuẩn của chân lý 
B. Động lực D. Mục đích
80. Quá trình nhận thức của con người đi từ:
A. Nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính
B. Nhận thức lí tính đến nhận thức cảm tính
C. Nhận thức cảm tính đến thực tiễn
D. Nhận thức lí tính đến thực tiễn.
81. Họat động thực tiễn cơ bản nhất của con người là:
A. Hoạt động chính trị - xã hội 
B. Hoạt động sản

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_trac_nghiem_thi_hoc_ky_I_2016_2017.doc