Bài 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI Câu 5. Nối tên sông ở cột bên trái với chiều dài thích hợp ở cột bên phải: Bảng 5.1. Chiều dài của một số sông lớn ở Châu Phi Tên sông Chiều dài 1. Sông Nin a. 4.600 km 2. Sông Cônggô b. 2.600 km 3. Sông Nigiê c. 6.800 km 4. Sông Zămbezơ d. 4.100 km Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu làm mở rộng diện tích hoang mạc của châu Phi trong giai đoạn hiện nay: a. Vị trí địa lí. c. Khai thác từng quá mức. b. Khí hậu khô nóng . d. Tất cả đều đúng. Câu 7. Châu Phi có tỉ lệ người HIV cao nhất thế giới là do: a. Có ngành du lịch phát triển. c. Trình độ dân trí thấp. b. Xung đột sắc tộc. d. Nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ. Câu 8. Nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển: a. Nghèo tài nguyên thiên nhiên. c. Thiếu lao động. b. Khủng bố chính trị. d. Thiếu khả năng quản lí nền kinh tế. Câu 9. Trong các tổ chức kinh tế sau, tổ chức kinh tế nào không thuộc châu Phi. a. EEAC b. OAU c. SADC d. APEC Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5(1-c, 2-a, 3-b, 4-d), 6c, 7c, 8c, 9d Bài 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC VÀ CHÂU LỤC (tiếp theo) Tiết 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH Câu 5. Hãy nối tên cảng phù hợp với tên nước ở bảng sau: Tên cảng Tên nước 1. Ri-ô-đe-gia-nê-rô a. Cu Ba 2. ha-ba-na b. Ac-hen-ti-na 3. Buê-nôt- Ai-ret c. Chi-lê 4. Van-pa-rai-xô d. Bra-xin Câu 6. Đới cảnh quan chủ yếu ở khu vực phía tây châu Mĩ La tinh là: a. Vùng núi cao. c. Xa van và xa van rừng. b. Thảo nguyên và thảo nguyên rừng. d. Hoang mạc và bán hoang mạc. Câu 7. Nền kinh tế các nước Mĩ La tinh chậm phát triển là do: a. Nghèo tài nguyên thiên nhiên. c. Chậm cải cách nền kinh tế. b. Phụ thuộc vào nước ngoài. d. Các thế lực bảo thủ của Thiên Chúa giáo. Câu 8. Kênh đào Pa-na-ma được xây dựng vào năm: a. 1903 b. 1904 c. 1905 d. 1906 Câu 9. Các quốc gia Mĩ La tinh đã củng cố bộ máy nhà nước bằng cách: a. Phát triển giáo dục. b. Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài. c. Quốc hữu hóa một số ngành kinh tế. d. Tất cả các ý kiến trên. Đáp án phần trắc nghiệm khách: 5(1-d, 2-a, 3-b, 4-c), 6a, 7c, 8b, 9d. Bài 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Tiết 1. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ Câu 5. Tài nguyên kim loại quý hiếm của Hoa Kì phân bố ở vùng: a. Vùng phía Tây. c. Vùng phía Nam. b. Vùng Trung tâm. d. Vùng Đông Bắc. Câu 6. Các đô thị lớn của Hoa Kì chủ yếu phân bố ở vùng: a. Vùng phía Tây. c. Vùng phía Nam. b. Vùng Trung tâm. d. Vùng Đông Bắc. Câu 7. Luồng nhập cư vào Hoa Kì ở thế kỉ XX có nguồn gốc từ: a. Châu Âu b. Châu Á c. Mĩ La tinh d. Châu Phi Câu 8. Dân số Hoa kì tăng nhanh, chủ yếu do: a. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao. c. Nhập cư. b. Kết cấu dân số trẻ. d. Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao. Câu 9. Ưu thế vị trí địa lí Hoa Kì cho phép nước này: Khống chế thị trường Mĩ La tinh. Mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế với các châu lục khác. Không bị ảnh hưởng bởi 2 cuộc đại chiến thế giới. Tất cả đều đúng. Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5a, 6d, 7b, 8c, 9d. Bài 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo) Tiết 2. KINH TẾ Câu 5. Ngành công nghiệp được coi là “sở trường” của Hoa Kì với tổng giá trị xuất khẩu năm 2000 đạt 600 tỉ USD: a. Công nghiệp chế tạo máy. c. Công nghiệp môi trường. b. Công nghiệp năng lượng. d. Công nghiệp vũ trụ. Câu 6. Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) cao nhất thế giới (2004): a. Hoa Kì. b. Luc-xăm-bua. c. Nhật Bản. d. Pháp. Câu 7. Nhân tố có tính chất quyết định cho Hoa Kì trở thành siêu cường quốc kinh tế số 1 trên thế giới: Vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. Nguồn lao động có chất lượng cao và năng động. Tất cả các ý kiến trên. Câu 8. Miền Đông Bắc Hoa Kì sớm trở thành “cái nôi” của ngành công nghiệp, nhờ: a. Dầu mỏ phong phú. c. Giàu than và thủy điện. b. Đồng bằng rộng lớn. d. Nhiều kim loại quý hiếm. Câu 9. Chính sách trợ giá cho nông nghiệp Hoa Kì được áp dụng từ năm nào? a. Năm 1936. b. Năm 1940. c. Năm 1985. d. Năm 1996. Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5c, 6b, 7c, 8c, 9d.
Tài liệu đính kèm: