Đề cương thi học kỳ I khối 8 môn Tin học năm học: 2014 – 2015

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1076Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương thi học kỳ I khối 8 môn Tin học năm học: 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương thi học kỳ I khối 8 môn Tin học năm học: 2014 – 2015
ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KỲ I KHỐI 8 
MÔN TIN HỌC 
Năm học: 2014 – 2015
---------------
A/ LÝ THUYẾT
Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính
- Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
- Chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
- Ngôn ngữ dùng để viết chương trình cho máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
- Chương trình dịch dùng để chuyễn đổi ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.
Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình
- Ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
- Ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
- Tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra.
- Khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình: tên không được trùng với các từ khoá, không bắt đầu abng82 chữ số, không chứa dấu cách.
- Cấu trúc chương trình gồm phần khai báo và phần thân.
Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu
a. Kiểu dữ liệu cơ bản của pascal
Tên kiểu
Phạm vi giá trị
integer
Số nguyên trong khoảng -32768 đến 32767
real
Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9x 10-39 đến 1,7x1038 và số 0
char
Một kí tự trong bảng chữ cái
string
Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự
b. Một số phép toán cơ bản với dữ liệu số.
- Chuyển được biểu thức toán học sang ngôn ngữ lập trình.
- Hiểu phép toán chia lấy phần nguyên, chia lấy phần dư.
Kí hiệu
Phép toán
Kiểu dữ liệu
+
Cộng
Số nguyên, số thực
-
Trừ
Số nguyên, số thực
*
Nhân
Số nguyên, số thực
/
Chia
Số nguyên, số thực
Div
Chi lấy phần nguyên
Số nguyên
Mod
Chia lấy phần dư
Số nguyên
Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình
BIẾN
HẲNG
Biến, hằng là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, phải được khai báo trước khi sử dụng
Giá trị của biến có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Giá trị của hằng được giữ nguyên trong quá trình thực hiện chương trình.
Var
 : ;
Const
 = ;
Bài 5: Từ bài toán đến chương trình
- Bài toán là một công việc hay nhiệm vụ cần phải giải quyết.
- Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán.
- Xác định bài toán là xác định rõ điều kiện cho trước (Input) và kết quả cần thu được (Output).
- 3 bước giải bài toán trên máy tính: 
	- Xác định bài toán
	- Mô tả thuật toán
	- Viết chương trình
- Cần xác định được INPUT, OUTPUT của một bài toán đơn giản.
- Chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.
Bài 6: Câu lệnh điều kiện
- Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tùy theo một điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không.
- Cấu trúc rẽ nhánh có 2 dạng: dạng thiếu và dạng đử
Câu lệnh điều kiện dạng thiếu
Câu lệnh điều kiện dạng đủ
If then ;
If then else ;
B/ BÀI TẬP THAM KHẢO
I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong các tên sau đây, những tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal?
A. 9abc	B. Tu_giac	C. A 8bc	D. Ve hinh
Câu 2: Trong cấu trúc chương trình Pascal, phần nào là phần bắt buộc phải có?
A. Phần tiêu đề chương trình	B. Phần thân chương trình	C. Phần khai báo thư viện	d. Phần khai báo biến.
Câu 3 Ngôn ngữ lập trình là:
A. Chương trình máy tính.	 B. Ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
Môi trường lập trình. D. Một thuật toán.
Câu 4 Trong cách viết tiêu đề chương trình sau, cách nào đúng?
A. program bai_tap 1;	B. Program bai_tap;	C. Program bai tap;	D. Program bai_tap_1;
Câu 5 Trong các từ sau, từ nào không phải là từ khoá?
A. Program	B. Begin	C. Ct_dau_tien	D. End
Câu 6 Kiểu số nguyên có phạm vi giá trị từ .
A. 0 đến 127	B. 0 đến 255	C. -215 đến 215 – 1	D. -1000 đến 1000
Câu 7 Hãy chọn khai báo sai trong các khai báo sau đây:
A. Var x, y : integer;	B. Var y: real;	C. Const m: integer;	 D. Const	n = 8;
Câu 8: Giả sử B được khai báo là biến với dữ liệu số nguyên, Y là biến có kiểu dữ liệu kí tự phép gán nào sau đây không hợp lệ?
A. Y := “Tin hoc”	B. Y:= “6789”;	C. B:= 2009;	C. B:= “ Nghe An”;
Câu 9: Cấu trúc chung của chương trình gồm mấy phần?
A. 1 phần	B. 2 phần	C. 3 phần	D. 4 phần
Câu 10: Chọn phát biểu sai trong các câu phát biểu sau đây:
A. Input là thông tin vào máy tính	B. Output là thông tin cần máy tính đưa ra C. Input là mã hóa chương trình
D. Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như các dữ liệu khác.
Câu 11: Input của bài toán giải phương trình bậc 2 ax2 + bx + c = 0 là:
A. a, b, x	B. a, c, x	C. a, b, c	D. x, a, b, c.
Câu 12: Để gán giá trị 12 cho biến x ta thực hiện như sau:
A. x = 12;	B. x 12;	C. x:12;	D. x:= 12;
Câu 13: Câu lệnh cho phép ta nhập giá trị của a từ bàn phím là:
A.Write(‘nhap gia tri cua a:’); 	B.Readln(a);	C. Writeln(a);	D. Write(a);
Câu 14: Máy tính có thể hiểu trực tiếp ngôn ngữ nào trong các ngôn ngữ dưới đây?
A. Ngôn ngữ tự nhiên	B. Ngôn ngữ lập trình	
C. Ngôn ngữ máy 	D. Tất cả các ngôn ngữ nói trên
Câu 15: Số biến có thể khai báo tối đa trong một chương trình là bao nhiêu?
A. Chỉ một biến cho một kiểu biến	B. 10 Biến
C. Chỉ hạn chế bởi dung lượng nhớ	D. Không giới hạn.
Câu 16: Những từ nào sau đây là từ khoá?
A. Begin, Uses, End, Thong bao, Tam giac	B. Program, Begin, Uses
C. Var, Const	D. Câu b và câu c đúng
Câu 17: Hãy cho biết kết quả trên màn hình sau khi thực hiện chương trình sau?
	Begin 
	Writeln(‘16*2-3=’,16*2-3);
	End.
A. 29	B. 16*2-3	C. 16*2-3=	D. 16*2-
Câu 18. Các chương trình Pascal sau đây chương trình nào không hợp lệ?
 A. Chương trình 1 B. Chương trình 2
 Begin Program CT_Thuhai;
 Program CT_Thunhat; Begin
 Writeln(‘Chao cac ban’); Writeln(‘ Chao cac ban ‘); 
 End. End.
Câu 19: Để chạy chương trình Pascal em thực hiện:
A. Nhấn tổ hợp phím ALT + F9	B. Nhấn tổ hợp phím ALT + F5	
C. Nhấn tổ hợp phím CTRL + F9	D. Nhấn phím Enter
Câu 20: Trong Pascal câu lệnh Read hoặc Readln được dùng để:
A. In dữ liệu ra màn hình	B. Đọc dữ liệu vào từ bàn phím
C. Khai báo biến	D. Khai báo hằng
Câu 21: Biểu thức toán học được viết dưới dạng biểu thức trong Pascal là:
A. 12-5/4+6-2	B. (12-5)/(4+6)-2	C. (12-5-2)/(4+6)	D. (12-5)/(4+6-2)
Câu 22: Khi ta khai báo biến x có kiểu là integer thì phép gán nào sau đây là hợp lệ?
A. var x; interger;	b. Var x:interger;	c. Var x:integer;	d. Var x:integer
Câu 23. Trong Pascal câu lệnh Writeln hoặc Write được dùng để:
A. In dữ liệu ra màn hình	B. Đọc dữ liệu vào từ bàn phím
C. Khai báo biến	D. Khai báo hằng
Câu 24: Sau 2 câu lệnh 
x:=5;
if (45 mod 3)=0 then x:=x+1 else x:= x-1; 
 Giá trị của biến x là:
A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 25. Giả sử lúc đầu giá trị của x là 10.
Sau khi thực hiện câu lệnh: “if x > 5 then x := x+1 else x := x – 1” giá trị của x sẽ là:
A. 11	 B 10	 C. 9	 D. Đáp án khác
Câu 26. Thiết bị nào dưới đây được dùng để ra lệnh cho máy tính?
A. Bàn phím;	B. Loa;	C. Màn hình;	D. Máy in.
Câu 27. Từ nào sau đây là từ khóa trong ngôn ngữ lập trình Pascal?
A. Uses;	B. Hinh_tron;	C. End;	D. A và C.
Câu 28. Phạm vi giá trị nào sao đây là phạm vi giá trị của kiểu dữ liệu số nguyên (integer)?
 A. 2 đến 2 -1;	B. -215 đến 215 - 1;	C. -215 đến 215 -1;	D. -215 đến 215.
Câu 29. Kết quả của phép toán 45 div 2 mod 3 + 1 là bao nhiêu?
A. 7;	B. 5;	C. 3;	D. 2.	
Câu 30. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh khai báo nào sau đây đúng? 
A. var a, b : integer;	B. var x = real;	C. const x := 5 ;	D. var thong bao : string.
Câu 31 Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm có bao nhiêu bước?
A. 2;	B. 3;	C. 4;	D. 5.
Câu 32. Kết thúc thuật toán sau đây, hãy cho biết giá trị của biến T và i là bao nhiêu?
B1: T ß 20; i ß 0;
B2: i ß i + 5;
B3: Nếu i £ 20 thì T ß T + i và quay lại bước 2;
B4: Thông báo kết qủa và kết thúc thuật toán.
A. T = 25, i = 25;	B. T = 40, i = 25;	C. T = 70, i = 25;	D. T = 40, i = 20;
Câu 33. Trong Pascal, câu lệnh điều kiện nào sau đây được viết đúng?
A. if a := 1 then a := a + 1;	B. if a > b else write(a);
C. if (a mod 2) =0 then write(‘So khong hop le’);	D. if x = y; then writeln(y);
II – TỰ LUẬN
Câu 1. Viết biểu thức toán sau đây dưới dạng biểu thức trong Pascal.
a. ;	b. 
Câu 2: Chuyển các biểu thức viết trong Pascal dưới đây thành biểu thức toán học.
 a. 1/(n*(n+1)*(n+2))	b. (10*a +2*b)/(a*b)
Câu 3: Mô tả thuật toán tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác?
Câu 4: (1.5 điểm) Thuật toán là gì? Hãy mô tả thuật toán cho biết 3 số đó có phải là độ dài ba cạnh của một tam giác hay không?.
Câu 5: Cho biết tính hợp lệ của các câu lệnh Pascal sau và nêu lí do không hợp lệ:
if x:= a+b then x:= x+1;
if a>b then max = a
if a>b then max := a; else max:= b;
if a>b then max:= a else max:=b;
Câu 6. Vẽ mô hình cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ trong ngôn ngữ Pascal?
III – THỰC HÀNH
Câu 1: Viết chương trình nhập điểm của hai môn và in ra mà hình kết quả so sánh điểm của hai môn
Câu 2: Viết chương trình các bài toán sau:
So sánh và xuất kết quả ra màn hình với 2 số a, b nhập từ bàn phím.
Nếu a chia hết cho b thì a là bội của b, b là ước của a.
Tính diện tích các hình tròn, tam giác, vuông, chữ nhật, hình thang.
Hoán đổi vị trí 2 số a, b;
In ra màn hình dòng chữ “ xin chao cac ban”.
Tính tổng 7 + 8

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HKITIN_8.doc