Đề cương ôn thi học kì I Vật lí lớp 8 - Bùi Xuân Hạnh

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 814Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I Vật lí lớp 8 - Bùi Xuân Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi học kì I Vật lí lớp 8 - Bùi Xuân Hạnh
đề cương ôn tập vật lí 8 – kì i
GV: Bùi Xuân Hạnh
 Dưới đây là phần công thức và một số dạng bài tập cơ bản, phần lý thuyết (các kết luận, các định luật và hiện tượng vật lí) các em tự ôn tập.
Phần I: Các công thức cần nhớ:
1. Công thức tính vận tốc: v = s/t. Đơn vị km/h hoặc m/s: 
- Muốn đổi m/s ra km/h ta nhân m/s với 3,6 và ngược lại.
2. Công thức tính vận tốc trung bình trên nhiều đoạn đường: vtb = 
3. Công thức tính áp suất chất rắn: P = F/S; trong đó p là áp suất, F là áp lực (N), S là diện tích mặt bị ép (m2). đơn vị áp suất là N/m2 hoặc Pa.
4. Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h; trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng đơn vị là N/m3 (trọng lượng riêng bằng 10 lần khối lượng riêng), h là chiều cao cột chất lỏng tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng của chất lỏng (m).
5. Lực đẩy Acsimet: FA = d. V; trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật (bằng thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ).
Chú ý: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì trọng lượng P của vật bằng lực đẩy Acsimet.
6. Công cơ học:
- Công trên mặt phẳng nằm ngang: A = F.s ; A là công (J), F là lực tác dụng vào vật (N),
 s là quãng đường vật dịch chuyển (m).
- Công khi đưa vật lên cao (hoặc xuống dưới ) một đoạn h là: A = P.h với P là trọng lượng của vật.
- Công kéo vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng: A = F.l với F là lực kéo trên mặt phẳng nghiêng, l là chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
Phần II: Một số dạng bài tập thường gặp.
Bài 1: Một ô tô trong 1,8 giờ đi được đoạn đường dài 90km. Tính vận tốc của ô tô ra km/h và m/s.
Tóm tắt: Cho biết t = 1,8h; S = 90km
 Hỏi: V = ? (km/h; m/s)	Giải:
 Vận tốc của ô tô là: V = km/h = 13,9m/s
 Đ/S: 50km/h; 13,9m/s
Bài 2: Một người đi xe đạp trên ba quãng đường, quãng đường đầu xuống dốc dài 120m hết thời gian 30s, quãng đường thứ hai bằng phẳng dài 60m đi hết 24s, quãng đường thứ ba lên dốc dài 40m đi hết 32s. Tính vận tốc trung bình của xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường đó.
Tóm tắt: Cho biết: S1 = 120m, S2 = 60m, S3 = 40m, t1 = 30s, t2 = 24s, t3 = 32s
 Hỏi: v1 = ?; v2 = ?; v3= ?, vtb = ?
Giải
Vận tốc của xe trên đoạn đường xuống dốc, bằng phẳng và lên dốc lần lượt là:
 V1 = ; v2 = ; v3 = 
Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là: vtb= 2,6m/s.
Bài 3: Hai xe ô tô khởi hành cùng lúc từ hai địa điểm A và B đi ngược chiều để gặp nhau, xe thứ nhất đi từ A với vận tốc 40km/h, xe thứ hai đi từ B với vận tốc 60km/h, sau 2 giờ thì hai xe gặp nhau. Tính độ dài quãng đường AB.
Giải: (tự tóm tắt)
Cách 1: Trong hai giờ xe thứ nhất đi được quãng đường là: S1 = v1.t1 = 40.2 = 80km
 Trong hai giờ xe thứ hai đi được quãng đường là: S2 = v2.t2 = 40.2 = 120km
Hai xe di ngược chiều khi gặp nhau thì đi vừa hết quãng đường AB nên quãng đường AB dài là: S = S1+S2 = 80 + 120 = 200km.
Cách 2: Tổng vận tốc của hai xe là: V = V1 + V2 = 40 + 60 = 100km/h
 Hai xe sau hai giờ gặp nhau thì đi vừa hết quãng đường AB nên quãng đường AB dài là: S = v.t = 100. 2= 200km
 Đ?S: 200km.
Bài 4: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với sàn là 0.03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?
Tóm tắt: Cho biết: p = 1,7.104N/m2, S = 0,03m2
 Hỏi: P = ?, m = ?
Giải
Trọng lượng của người đó là: P = p.S = 1,7.104 . 0.03 = 510N
Khối lượng của người đó là: m = = 51kg
 Đ/S: 510N, 51kg
Bài 5: Một người có khối lượng 55kg đứng trên mặt sàn với diện tích mỗi bàn chân là 0,02m2. Tính áp suất của người đó tác dụng lên mặt sàn trong trường hợp.
a. Người đó đứng hai chân
b. Người đó đứng 1 chân
Tóm tắt: Cho biết: m = 55kg P = 550N, S 1 = 0,02m2
 Hỏi: a. p = ? (đứng hai chân)
 b. p = ? (đứng một chân)
Giải
a. Khi người đó đứng hai chân thì áp suất tác dụng lên mặt sàn là:
 p1 = Pa
b. Khi người đó đứng một chân thì áp suất là:
 p2 = Pa
 Đ/S: a. 13 750Pa; b. 27 500Pa.
Bài 6: Một thùng hàng có khối lượng 500kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Tính áp suất của thùng hàng đó lên mặt sàn biết diện tích tiếp xúc của thùng hàng là 12000cm2.
Tóm tắt: Cho biết: m = 500kg P = 5000N; S = 12000cm2 = 1,2m2
 Hỏi: p = ?
Giải:
Vì thùng hàng nằm ngang nên áp lực cũng chính là trọng lượng thùng hàng, do đó áp suất là: p = 4166,7Pa
 Đ/S: 4166,7Pa.
Bài 7: Một cái bể cao 1,5m, người ta chứa vào bể một lượng nước cao tới 1,2m. Tính áp suất gây ra tại đáy bể và tại một điểm cách đáy bề 40cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3
Giải: (Tự tóm tăt)
áp suất của cột nước gây ra tại đáy bể là: p = d.h = 10 000 . 1,2 = 12 000Pa
Ta đổi: 40cm = 0,4m. Tại điểm cách đáy 0,4m thì cột chất lỏng có chiều cao so với mặt thoáng là: h1 = h – 0,4 = 1,2 – 0,4 = 0,8m
áp suất của cột nước gây ra tại điểm đó là là: p1 = d. h1 = 10 000 . 0,8 = 8000Pa
 Đ/S: 12 000Pa; 8000Pa.
Bài 8: Thể tích của một miếng sắt là 20dm3. Tính lực đẩy Acsimét tác dụng lên miếng sắt khi ta nhúng chìm miếng sắt đó vào trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3 Nếu ta nhúng chìm miếng sắt ở các độ sâu khác nhau thì lực đẩy Acsimét lên miếng sắt có thay đổi không? Vì sao.
Tóm tắt: Cho biết V = 20dm3 = 0,020m3; d = 10 000N/m3
Hỏi: FA = ?
Giải
Lực đẩy Acsimét tác dụng lên miếng sắt là: FA = d. V = 10 000. 0,020 = 200Pa
Khi ta nhúng chìm miếng sắt ở các độ sâu khác nhau thì lực đẩy Acsimét tác dụng lên miếng sắt là không đổi, vì lực đẩy này chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Bài 9: Một vật có khối lượng 3kg đang nổi trên mặt một chất lỏng. Hãy tính lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật.
Giải
 Vì khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lúc đó trọng lượng của vật cân bằng với lực đẩy Acsimét. Do đó độ lớn của lực đẩy Acsimét là: 
 FA = P = 10. 3 = 30Pa
 Đ/S: 30Pa
Bài 10: Một con Ngựa kéo một chiếc xe với lực kéo 500N đi được quãng đường dài 120m. Tính công của lực kéo của Ngựa.
Tóm tắt: Cho biết: F = 500N, S = 120m
 Hỏi: A = ?
Giải
Công của lực kéo của Ngựa là: A = F. S = 500. 120 = 60 000J
 Đ/S: 60 000J
Bài 11: Một quả bởi có khối lượng 1,5kg rơi từ độ cao 2m xuống đất.
 a. Lực nào đã sinh công trong trường hợp này.
 b. Tính công của lực đó.
Tóm tắt: Cho biết: m = 1,5kg P = 15N, h = 2m
 Hỏi:
a. Lực sinh công
b. A = ?
Giải:
a. Trọng lực (lực hút của trái đất) đã sinh công trong trường hợp này.
b. Công của trọng lực là: A = P . h = 15 . 2 = 30 J
 Đ/s: a. Trọng lực; b. 30J
Bài 12: Người ta kéo một gàu nước có khối lượng 5kg thừ dưới giếng sâu 8m lên miệng giếng. Tính công của lực kéo gầu nước.
Tóm tắt: Cho biết: m = 5kg P = 50N, h = 8m
 Hỏi: A = ?
Giải
Công của lực kéo gầu nước là: A = P. h = 50. 8 = 400J
 Đ/S: 400J
Bài 13: Người ta kéo một vật nặng lên sàn ô tô bằng mặt phẳng nghiêng với lực kéo 400N. Biết chiều dài mặt phẳng nghiêng là 4m. Hãy tính công của lực kéo (Bỏ qua ma sát của mặt phẳng nghiêng).
Tóm tắt: Cho biết: F = 400N, l = 4m
 Hỏi: A = ?
Giải
Công của lực kéo trên mặt phẳng nghiêng là: A = F.l = 400. 4 = 1600J
 Đ/S: 1600J
Chúc các em thi đạt kết quả cao!
********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docON VLI 8 - KI.doc