Đề cương ôn thi chất lượng Vật lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 665Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi chất lượng Vật lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi chất lượng Vật lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến
PHÒNG GD & ĐT LAGI
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CHẤT LƯỢNG HK I
MÔN: VẬT LÍ 9
NĂM HỌC: 2016 – 2017
I. Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
1. Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho...
tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây. 
B. tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây.
 C. tính cản trở electron nhiều hay ít của dây. 
 D. tính cản trở từ trường nhiều hay ít của dây.
2. Biến trở là một dụng cụ dùng để
Thay đổi vật liệu trong vật dẫn. 
 B. Điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
C. Thay đổi khối lượng riêng của dây dẫn. 
D. Điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
3. Cho 1 bóng dèn đang hoạt động với HĐT U, CĐDĐ I trong thời gian t. Biểu thức nào dưới đây dùng để tính điện năng tiêu thụ của đèn:
 A. Q= U.I.t B. P= U.I C. A= U.I.t	 D. P= U.I.t
4. Một bóng đèn loại 220V-100W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là:
	 A. 220 KWh	B 100 KWh	C. 1 KWh	D. 0,1 KWh
5. Đối với mỗi dây dẫn, thương số là
 A. Điện trở của dây dẫn và có giá trị không đổi.
 B. Điện trở của dây dẫn và có giá trị tỉ lệ nghịch với HĐT giữa hai đầu dây dẫn.
 C. Điện trở của dây dẫn và có giá trị tỉ lệ thuận với CĐDĐ chạy qua dây dẫn.
 D. A, B, C đều đúng.
6. Một biến trở con chạy có dây quấn làm bằng nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6 Ω m. tiết diện là 0,5mm; chiều dài dây là 6,28m. Điện trở lớn nhất của biến trở là:
352 Ω B. 3,52 Ω C. 35,2 Ω D. 0,352 Ω.
 7: Một dây dẫn có điện trở là 2Ω được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U= 3V. Cường độ dòng điện qua điện trở đó là
 A. 1,5A B. 2A C. 3A D. 9A.
 8. Phát biểu nào sau đây về định luật Ôm cho một đoạn mạch là đúng?
 A. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.
 B. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây dẫn.
 C. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không phụ thuộc vào điện trở của dây dẫn.
 D. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn.
9. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết :
 A. Thời gian sử dụng điện ở gia đình. 	 B. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
 C. Công suất điện mà gia đình đã sử dụng D. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng
10. Một bóng đèn ghi 220V-75W hoạt động bình thường trong 4h. Điện năng tiêu thụ của đèn trong thời gian trên là bao nhiêu?
 A. 150Wh B. 300J C. 220J D. 300Wh 
11. Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định:
 A. Chiều quay của nam châm.
 B. Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn.
 C. Chiều của đường sức từ và chiều của dòng điện trong dây dẫn.
 D. Chiều của các từ cực của nam châm
12. Khi động cơ điện một chiều hoạt động
 A. Khung dây bị nam châm hút.
 B. Khung dây bị nam châm đẩy.
 C. Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực từ ngược chiều tác dụng.
 D. Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực từ cùng chiều tác dụng.
13. Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị:
 A. Máy phát điện. B. Làm các la bàn. C. Rơle điện từ. D. Bàn ủi điện.
14. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
 A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi hai cực Nam để gần nhau.
 C. Khi để hai cực Bắc, Nam gần nhau. D. Khi cọ xát hai cực Nam vào nhau.
15. Cho hình biểu diễn lực từ tác dụng lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường của nam châm. Hãy chỉ ra trường hợp nào biểu diễn lực F tác dụng lên khung dây dẫn AB? A đúng
16. Làm thế nào để nhận biết một điểm trong không gian có từ trường
 A. Đặt ở đó 1 sợi dây dẫn, dây dẫn bị nóng lên.
 B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim nam châm bị lệch khỏi hướng Bắc-Nam.
 C. Đặt ở đó một kim bằng sắt, kim đó luôn chỉ hướng Bắc-Nam.
 D. Đặt ở đó vài mẩu giấy vụn, các mẩu giấy bị hút về hướng Bắc-Nam.
17. Hai nam châm đặt gần nhau thì:
 A. Các cực từ cùng tên thì đẩy nhau.
 B. Các cực từ cùng tên thì hút nhau.
 C. Các cực từ cùng tên thì đẩy nhau, các cực từ khác tên thì hút nhau.
 D. Chúng luôn luôn hút nhau.
K
S
N
C
D
18. Qua hình vẽ a cho biết, C, D của cuộn dây là 
những cực gì?
 A. C là cực Nam, D là cực Bắc.
 B. C là cực Bắc, D là cực Nam.
 C. C, D đều là cực Bắc.
 D. Không xác định cực từ của cuộn dây được.
19. Quy tắc bàn tay trái dùng để xác định: 
 A. Chiều quay của nam châm. a
 B. Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn.
 C. Chiều của đường sức từ.
 D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn.
20. Trong bệnh viện, các bác sĩ có thể lấy các mạt sắt nhỏ ra khỏi mắt bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây:
 A. Dùng kìm B. Dùng kéo C. Dùng nam châm D. Dùng một viên bi còn tốt
21. Động cơ điện là loại thiết bị:
 A. Biến đổi cơ năng thành nhiệt năng.
 B. Biến đổi điện năng chủ yếu thành cơ năng.
 C. Biến đổi cơ năng thành điện năng.
 D. Biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
23. Hai cực khác tên của hai nam châm thẳng hút nhau theo hình 23.5. Đường sức từ được biểu diễn đúng ở hình nào ? 
24. Vì sao nam châm điện lại sử dụng lõi sắt non chứ không phải lõi thép:
 A. Vì lõi sắt non nặng hơn lõi thép cùng kích thước.
 B. Vì lõi sắt non làm tăng tác dụng từ của nam châm điện.
 C. Vì lõi sắt non bị mất từ tính khi ngắt điện.
 D. Vì lõi sắt non bị nhiễm từ mạnh hơn lõi thép
 25. Hình nào biểu diễn đúng lực điện từ tác dụng lên dây dẫn ? 
II. Hệ thống các câu hỏi lý thuyết :
Nắm nội dung định luật , hệ thức của định luật của định luật Ôm, Jun-Len Xơ
Nắm được quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái
Nắm được hệ thống các công thức trong đoạn mạch nối tiếp, song song, các công thức tính công suất điện, công thức tính công của dòng điện,.
 4. Nắm được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều
III Các bài tập tham khảo:
1. Vận dụng quy tắc nắm bàn tay phải và quy tắc bàn tay trái để xác định và bổ sung các yếu tố còn thiếu trên các hình vẽ sau:
N
S
 N S
 F
	 a b c d 
 2. Vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định một trong 3 yếu tố sau: chiều của lực điện từ hoặc chiều của dòng điện hoặc chiều của đường sức từ (xác định tên từ cực của nam châm). 
+
S
N
S
N
+
 A b
 c 
A
K
B
N
S
 3. Quan sát, vẽ hình vẽ: 
a. Xác định các cực H, G của ống dây ? ...... ...... 
b. A, B nối với cực nào của nguồn điện ? H G
 Dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện
	trong ống dây.
 4. Vẽ hình, vận dụng quy tắc ban tay trái chỉ chiều lực điện từ 
5. Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin có chiều dài 3m, tiết diện 0,068 mm2 và điện trở suất 1,1.10-6 Wm. Được đặt vào hiệu điện thế U = 220V và sử dụng trong thời gian 15 phút
	a. Tính điện trở của dây.
	b. Xác định công suất của bếp?
	c. Tính nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong khoảng thời gian trên?
 +
 A
o
o
R1
R2
R3
M
-
 B
6. Cho mạch điện như hình vẽ ,R = 6Ω, R = 4Ω, R = 12Ω, khi nối giữa hai điểm A và B một hiệu điện thế không 
đổi U thì đo được U = 12V. Bỏ qua điện trở của các dây 
nối.
 a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
 b. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
7. Một bình nóng lạnh có ghi 220V – 1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V.
 a. Tính điện trở của dây bình và cường độ dòng điện chạy qua bình khi đó.
 b. Tính thời gian để bình đun sôi 5 lít nước từ nhiệt độ 200C, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và nhiệt lượng bị hao phí là rất nhỏ.
 c. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bình trong 30 ngày, biết rằng thời gian sử dụng trung bình mỗi ngày là 0,5giờ và giá tiền điện là 1000đ/kw.h.
8. Trong mùa đông, một lò sưởi điện có ghi 220V – 880W được sử dụng với hiệu điện thế 220V trong 2 giờ mỗi ngày.
 a. Tính điện trở của dây nung và cường độ dòng điện chạy qua lò sưởi khi đó.(1đ)
 b. Tính nhiệt lượng mà lò sưởi này tỏa ra trong mỗi ngày theo đơn vị J và Kwh.(1đ)
 c. Tính tiền điện phải trả cho việc dùng lò sưởi trong 30 ngày. Cho rằng giá tiền điện là 1000đ/kw.h.(1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề cương.doc