Đề cương ôn tập văn 9

docx 13 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2959Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập văn 9
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 9
I. PHẦN THỨ NHẤT: VĂN HỌC.
I. CỤM BÀI VĂN BẢN NHẬT DỤNG.
1. Cho biết tác giả của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”? Qua văn bản, hãy cho biết vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là gì?
2. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Anh Trà đã cho biết sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh như thế nào?
3. Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã đưa những dẫn chứng nào về lối sống giản dị của Bác?
4. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em có suy nghĩ gì về cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
5. Ga-bri-en Gắc-xi-a Mac-két là nhà văn nước nào? Hoàn cảnh ra đời văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
6. Vì sao chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất?
7. Qua văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” , hãy nêu tình trạng trẻ em trên thế giới.
8. Nội dung chính của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”?
II. CỤM TRUYỆN, THƠ TRUNG ĐẠI:
1. Cho biết tác giả của các văn bản sau:
Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí, Lục Vân Tiên gặp nạn, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Chị em Thúy Kiều.
Tác giả của các văn bản:
Chuyện người con gái Nam Xương 	 Nguyễn Dữ.
Hoàng Lê nhất thống chí 	 Ngô gia văn phái.
Lục Vân Tiên gặp nạn 	 Nguyễn Đình Chiểu.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 	 Phạm Đình Hổ.
Chị em Thúy Kiều. 	 Nguyễn Du.
2. Sắp xếp các tác phẩm sau theo thứ tự thời gian sáng tác trước – sau.
Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí, Lục Vân Tiên, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên.
3. Tính cách của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” ?
4. Vì sao nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” phải chịu nỗi oan khuất?
5. Diễn biến tâm trạng của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan.
6. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả đưa vào nhiều yếu tố kì ảo nhằm thể hiện điều gì?
7. Đọc thêm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
8. Giải thích nhan đề “Hoàng Lê nhất thống chí”? Thể loại của tác phẩm?
9. Qua văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí”, em hãy nêu hình ảnh của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
10. Qua văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí”, em hãy nêu sự thất bại thảm hại của tướng sĩ nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
11. Nội dung của “Truyện Kiều”?
 12. 
“ Mai cốt cách thuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
a) Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) nào? Cho biết tác giả?
b) Nội dung, nghệ thuật hai câu thơ trên.
13. Phân tích nội dung, nghệ thuật của bốn câu thơ sau:
“ Vân xem trang trọng khác vời,
	Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.	
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.
14. Phân tích vẻ đẹp về nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều.
15. Phân tích bốn câu thơ:
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
16. Phân tích sáu câu thơ sau:
“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
17. Phân tích sáu câu thơ đầu của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều:
 “ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
 Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”
18. Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, hãy làm rõ tâm trạng thương nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ của Kiều?
19. Phân tích tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
20. Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, hãy phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên.
21. Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào?
22. 
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
a) Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) nào? Cho biết tác giả?
b) Nội dung hai câu thơ trên?
III. CỤM THƠ HIỆN ĐẠI:
1. Cho biết năm sáng tác và tác giả của các tác phẩm sau:
Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng.
	Tác phẩm	Tác giả	Năm sáng tác
	Đồng chí	Chính Hữu	1948
	Bài thơ về tiểu đội xe không kính	Phạm Tiến Duật	1969
	Đoàn thuyền đánh cá	Huy Cận	1958
	Bếp lửa	Bằng Việt	1963
	Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ	Nguyễn Khoa Điềm	1971
	Ánh trăng	Nguyễn Duy	1978
2. Chủ đề của bài thơ “Đồng chí”?
3. a) Chép lại 6 câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí”.
 b) Cho biết tác giả? Nội dung chính của 6 câu thơ trên.
4. Phân tích đoạn thơ sau:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu.
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!”
5. Qua bài thơ “Đồng chí”, hãy làm rõ những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính.
6. Phân tích ba câu thơ cuối bài “Đồng chí”.
7. a) Chép lại khổ thơ đầu trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật.
 b) Phân tích nội dung, nghệ thuật.
8. Qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, hãy nêu hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở đường Trường Sơn.
9. a) Cho biết tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”.
b) Nêu nội dung của bài thơ.
10. a) Chép lại khổ thơ đầu bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”.
b) Phân tích nội dung và nghệ thuật.
11. a) Chép lại khổ thơ cuối bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”.
b) Phân tích nội dung và nghệ thuật.
12. Qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, phân tích vẻ đẹp của cảnh đánh cá trên biển.
13. a) Chép lại ba câu thơ đầu của bài thơ “Bếp lửa”. Cho biết tác giả?
b) Phân tích ba câu thơ trên.
14. Qua bài thơ “Bếp lửa”, tuổi thơ của người cháu là một tuổi thơ như thế nào?
15. Qua bài thơ “Bếp lửa”, phân tích những suy ngẫm về bà và bếp lửa.
16. Phân tích khổ thơ cuối bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
 “Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? ”
17. a) Chép lại hai khổ thơ đầu bài “Ánh trăng”.
b) Cho biết tác giả, năm sáng tác.
18. Qua bài “Ánh trăng”, hãy nêu ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng.
19. Nêu chủ đề của bài thơ “Ánh trăng”.
20. Phân tích khổ thơ:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”
IV. CỤM TRUYỆN HIỆN ĐẠI:
1. a) Cho biết tác giả và năm sáng tác của truyện ngắn “ Làng” 
 b) Chủ đề của truyện ngắn “Làng”?
2. Qua truyện ngắn “Làng”, hãy làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai?
3. Nghệ thuật của truyện ngắn “Làng” có nhiều nét đặc sắc. Hãy làm rõ?
4. a) Cho biết tác giả và năm sáng tác truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.
b) Nêu chủ đề của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”?
5. Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy nêu những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên?
6. Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy nêu những chi tiết thể hiện chất trữ tình?
7. Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nêu tâm trạng của nhân vật họa sĩ và cô kĩ sư khi gặp anh thanh niên?
8. a) Cho biết tác giả và năm sáng tác truyện ngắn “Chiếc lược ngà”.
b) Tóm tắt và nêu chủ đề của truyện.
9. Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, hãy cho biết diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu?
10. Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, em có suy nghĩ gì về bé Thu?
10. Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, em có suy nghĩ gì về bé Thu?
11. Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, hãy phân tích tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho con?
12. Sau khi đọc xong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, em có suy nghĩ gì?
B.PHẦN II: TIẾNG VIỆT
I. PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
1.Lập bảng ôn tập các phương châm hội thoại
2.Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp:
3.Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ đâu?
4.Xưng hô trong hội thoại:
5.Vận dụng phương châm về lương để phân tích những câu thơ sau:
a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở trong nhà.
gThừa “ nuôi ở trong nhà” vì “gia súc” đã mang nghĩa thú nuôi trong nhà.
b. Én là một loài chim có hai cánh.
gThừa “có hai cánh” vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.
6.Trên cơ sở phương châm về chất, em hãy chỉ ra những trường hợp nào là cần tránh trong giao tiếp:
7.Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
1.Khái niệm
2.Tạo từ mới
III. THUẬT NGỮ
1.Thuật ngữ là gì?
2.Thế nào là đặc điểm của thuật ngữ?
IV.TRAU DỒI VỐN TỪ
1.Vì sao phải trau dồi vốn từ?
2.Có mấy hình thức trau dồi vốn từ?
V.TỪ TƯỢNG HÌNH, TƯỢNG THANH VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ VỀ TỪ VỰNG
1.Từ tượng hình, tượng thanh:
2.Các biện pháp tu từ về từ vựng:
VI. TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu 1: Các từ ngữ: nói trạng; nói nhăng; nói cuội; nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò; nói hươu, nói vượn; các cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 2:Truyện cười “Mất rồi”. Thuộc phương châm hội thoại nào? Phân tích.
Câu3: Trình bày yêu cầu của phương châm quan hệ:
 Khi người tham gia hội thoại dùng cách nói như:
a.Nhân tiện đây xin hỏi; nhân tiện đây xin nói thêm; nhân tiện đây xin báo cáo.
b. Nói khí không phải; xin bỏ quá cho; xin lỗi; thành thực mà nói; có thể mất lòng nhưng cũng xin nói thật là
Câu 4:Trong giao tiếp có phải lúc nào cũng phải tuân thủ phương châm hội thoại không? Vì sao?
Câu 5: ChoVD trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại và phân tích nguyên nhân.
Câu 6: Hãy kể ngôi số ít trong tiếng Việt:
Câu 7: Thầy cô giáo có thể gọi học sinh của mình bằng những từ ngữ nào? Cho VD.
Câu 8: Khi xưng hô với người đối thoại, người nói cần căn cứ vào đâu cho thích hợp? VD?
Câu10: Phân tích sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu với cai lệ từ “cháu” với “ông” (cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh) chuyển qua “tôi” với “ông” (Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ) và sau cùng là “mày” và “bà” (Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem).
Câu11:Giải thích nghĩa các từ “ta” trong các câu thơ sau:
 - Một mảnh tình riêng ta với ta.
(Qua Đèo Ngang-Bà Huyện Thanh Quan).
 b. - Bác đến chơi đây ta với ta.
	(Bạn Đến Chơi Nhà-Nguyễn Khuyến).
 c. - Chúng ta giỡn với sớm vàng và đùa với vầng trăng bạc.
	(Mây Và Sóng-Bản dịch Nguyễn Đình Thi).
Câu12: “Chợt đứa con nói rằng:
 -Cha Đản đến kia kìa.”
Đó là lời nói dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Dẫn lời nói hay ý nghĩ?
Câu13: “Nhưng khi nhận được chiếc thoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:
-Đây quả là vật dùng mà vợ tôi mang lúc ra đi’’.
Hãy chuyển lời nói trực tiếp của Trương Sinh thành lời dẫn gián tiếp.
Câu14: Khi kể chuyện bằng lời thì người ta thường dùng cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?
Câu15: Một từ có thể có nhiều nghĩa hay không? Cho VD về nghĩa khác nhau của một từ.
Câu16: Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ vựng? VD?
Câu17:Tìm các ví dụ về nghĩa khác nhau của từ “vua”:
Câu18: Xác định từ “chân”đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển trong các VD sau:
a.Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
b.Cho đành lòng kẻ chân mây cuối đời.
c.Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
d.Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Câu19: Tìm ba từ mới trong tiếng Việt được mượn trong tiếng nước ngoài:
Câu20: Trình bày những cách làm tăng vốn từ vựng tiếng Việt?
Câu21: Tìm các từ có cấu tạo theo mô hình Hải + X:
Câu 22: Tìm các từ Hán Việt trong đoạn thơ sau:
Tha cho thì cũng may đời
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen
Đã lòng tri quá thì nên
Truyền quân lệnh trướng tiền tha ngay.
Câu23: Thuật ngữ có đặc điểm gì?
Câu24: Tìm 5 VD về thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học ngữ văn, 5 VD toán học:
Câu 25: Có mấy cách trau dồi vốn từ? Muốn sử dụng tốt tiếng Việt phải chú ý gì đối với phần từ vựng?
Câu 26: Vẽ sơ đồ: Cấu tạo từ TV, Sự phát triển từ vựng, các phương châm hội thoại,...(Tự vẽ)
.....................................................................
C. PHẦN THỨ BA: TẬP LÀM VĂN
*. VĂN THUY ẾT MINH:
I. Khái quát về văn thuyết minh
 1. Khái niệm
 2. Vai trò và đặc điểm của văn thuyết minh
3. Yêu cầu về văn bản thuyết minh
4.Các phương pháp thuyết minh
 5. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
 Kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca . . 
 6. Kết hợp thuyết minh với miêu tả trong bài văn thuyết minh:.
 7. Một số đề bài tham khảo:
Đề 1: Giới thiệu một di tích lịch sử ở quê hương em
Đề 2: Làng Sen – Quê Bác
Đề 3: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
Đề 4: Hãy thuyết minh cấu tạo, công dụng và cách bảo quản chiếc phích nước (bình thủy)
Đề 5: Giới thiệu một loài động vật có ích đối với đời sống con người (con lợn, con trâu, con ếch, con gà . . .)
Đề 6: Cây lúa Việt Nam (cây tre, cây hoa mai . ..)
Đề 7: Giới thiệu một trò chơi dân gian
Đề 8: Thuyết minh một món ăn mang bản sắc dân tộc ở quê hương em.
Đề 9: Viết bài văn thuyết minh về quê hương, thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Du.
* Lưu ý chung:
Thuyết minh kết hợp các yếu tố (biện pháp nghệ thuật, miêu tả . . .)
C. VĂN TỰ SỰ:
I. Khái quát về văn tự sự:
 1. Thế nào là văn bản tự sự?
Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
 2. Các bước thực hành văn tự sự:
a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
b) Quan sát và tưởng tượng
c) Xác định nhân vật và xây dựng cốt truyện
d) Tìm các chi tiết có ý nghĩa
đ) Chọn từ đặc sắc
.
II. Nâng cao kĩ năng làm văn tự sự:
Bài văn tự sự hay cần phải đảm bảo hai yêu cầu sau:
Tự sự kết hợp với miêu tả:
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
Nghị luận trong văn bản tự sự:
Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
III. Một số đề luyện tập tham khảo:
Một số đề bài:
Đề 1: Thuật lại một buổi tảo mộ trong tiết thanh minh.
Đề 2: Hãy kể về một lần trót xem nhật ký của bạn.
Đề 3: Kể lại một lần em được gặp lại một nhân vật lịch sử.
Để 4: Tưởng tượng 20 năm sau khi tốt nghiệp THCS, em trở về thăm trường cũ vào một ngày hè. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy để kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Đề 5: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ trò chuyện đó.
Đề 6: Nhân ngày 20 tháng 11, kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
Đề 7: Một đêm thức giấc, em tình cờ nghe được những tâm sự của lọ mực qua câu chuyện của nó với bạn bè. Em hãy thuật lại câu chuyện ấy.
Để 8: Kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động.
Yêu cầu cụ thể:
Giả sử đi vào đề 5, học sinh cần làm rõ các yêu cầu sau:
Yêu cầu đề bài:
- Kể chuyện sáng tạo trên cơ sở một tác phẩm văn học. Đó là nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cần bám sát nội dung “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” để xây dựng một câu chuyện thích hợp.
- Bài viết cần vận dụng được các thao tác làm bài văn tự sự, kể linh hoạt, bố cục hợp lý.
Gợi ý:
- Trước khi làm bài các em cần đọc kĩ, hiểu bài thơ về chi tiết, cũng như chủ đề.
- Để nhân vật kể chuyện gặp nhân vật người lính lái xe cách đây đã hơn 30 năm, cần tạo được một tình huống truyện hợp lí.
- Có thể dựa vào bài thơ mà tách thành những cảnh nhỏ cho dễ kể và dễ thể hiện nhân vật. Ví dụ: Cảnh xe trên đường ra trận đầy gian khổ, hiểm nguy; cảnh những người lính lái xe gặp nhau, thành đoàn xe không kính; cảnh người lính lái xe quây quần hợp thành tiểu đội nơi bãi nghỉ . . .
C. DÀN BÀI:
Mở bài:
Tình huống để các nhân vật gặp gỡ:
- Có thể đến thăm gia đình thương binh, thăm Bảo tàng quân đội, thăm Nghĩa trang liệt sĩ . . .được gặp người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn năm xưa.
- Hoặc tưởng tượng đến Trường Sơn trong chiến tranh chống Mĩ và gặp các chiến sĩ lái xe.
(Lưu ý: tình huống cần tự nhiên, có tác dụng làm rõ tính cách người lính lái xe)
Thân bài:
- Người lính lái xe kể chuyện.
- Nhân vật “tôi” giữ vai trò gợi chuyện, đánh giá làm rõ ý nghĩa câu chuyện.
Cần làm rõ những ý sau:
+ Những gian khổ mà người lính lái xe phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, kính xe vỡ, xe bị tàn phá nặng nề. . . 
+ Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, lạc quan và có chút ngang tàng của nghề nghiệp, trẻ trung nhưng sống có lý tưởng, có trách nhiệm với Tổ quốc.
+ Sự khâm phục, yêu mến, kính trọng của nhân vật “tôi”
Kết bài:
Kết thúc cuộc nói chuyện
Chia tay với người lính lái xe.
Ấn tượng của nhân vật “tôi”
Suy nghĩ về người lính lái xe, về thế hệ cha anh kháng chiến 

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_CUONG_ON_TAP_VAN_9_KI_I.docx