Đề cương ôn tập thi học kì I môn Hóa 9 năm học: 2014 - 2015

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1410Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kì I môn Hóa 9 năm học: 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập thi học kì I môn Hóa 9 năm học: 2014 - 2015
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I MÔN HÓA 9
Năm học: 2014 - 2015
I. Phần trắc nghiệm khách quan:
Câu 1: Chất nào sau đây phản ứng với dd HCl thu được khí SO2?
A. KOH.	B. K2SO3.	C. K2SO4.	D. KNO3.
Câu 2: Để thu khí O2 có lẫn khí CO2 người ta dẫn hỗn hợp khí trên qua
dd Ca(OH)2.	B. dd H2SO4. 	C. dd NaCl.	D. H2O.
Câu 3: Khi cho kim loại kẽm (Zn) tác dụng với dd H2SO4 loãng thu được khí
A. O2.	B. SO2.	C. H2S. 	D. H2.
Câu 4: Có 3 chất bột đựng riêng biệt trong 3 lọ không nhãn gồm: P2O5, CaO, MgO, có thể dùng thuốc thử nào để nhận biết 3 chất bột trên?
A. H2O	B. dd HCl	C. H2O và quì tím	D. CO2
Câu 5: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch axit:
A. SO2, CaO, CuO, H2SO4.	B. K2O, CO2, Na2O, P2O5.
C. Ba(OH)2, BaO, MgO, Al	D. Na2O, Ag2O, CO2, SO3.
Câu 6: Phản ứng đặc trưng của oxit axit là
tác dụng với dd axit tạo muối và nước.
tác dụng với dd bazơ tạo muối và nước.
tác dụng với nước tạo dd axit.
 tác dụng với oxit bazơ tạo muối.
Câu 7: Trong phòng thí nghiệm dùng cặp chất nào sau đây để điều chế khí SO2:
A. K2SO3 và NaOH.	B. K2SO3 và H2SO4
C. CaO và H2SO4	D.CaSO4 và HCl
Câu 8: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dd NaOH:
A. CO2, CuO, Ba(OH)2, HCl	B. CaO, H2SO4, SO2, P2O5
C. BaO, HCl, N2O5, MgO	D. HCl, N2O5, CO2, H2SO4
Câu 9: Có 3 chất bột màu trắng đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn gồm: MgO, BaO, K2O có thể nhận biết bằng thuốc thử nào?
A. H2O	 	B. dd HCl	C. H2O và CO2 	D. dd HCl và quì tím
Câu 10: Oxit axit là loại oxit tác dụng với :
dd axit tạo muối và nước.	B. dd bazơ tạo muối và nước.
C.với nước tạo dd axit.	D. với oxitbazơ tạo muối.
Câu 11: Hòa tan 3,1g Na2O vào nước thu được 0,5 lít dd, dd thu được có nồng độ mol là:
A. 0.05M	B. 0,1M	C. 0,2M	D. 0,5M
Câu 12: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong một dung dịch?
A. KOH và H2SO4 	B. K2SO3 và Ca(OH)2	
C. K2SO4 và NaCl	D. Ba(OH)2 và CuSO4
Câu 13: Chọn nhóm chất đều tác dụng với dd Ca(OH)2 :
A. ZnCO3, HCl, P2O5, SO2	B. CuSO4, NaCl, CO2, FeCl2	
C. Al2(SO4)3	, Na2CO3, K3PO4, HCl	D. N2O5, K2CO3, Na2SO4, Ba(NO3)2
Câu 14: Cặp chất nào sau đây khi phản ứng với nhau có chất khí thoát ra?
A. CuO và H2SO4	B. K2CO3 và HCl
C. Ba(OH)2 và H2SO4	D. NaOH và CuSO4
Câu 15: Hòa tan 80g dung dịch NaOH 12% vào dd CuSO4 dư thu được khối lượng kết tủa là: 
A. 12,5g	B. 11,76g 	C. 23,52g	D. 25,32g
Câu 16: Dãy gồm các oxit bazơ là:
 A.CaO; CuO; MgO; Na2O.	B. CaO; CuO; Al2O3; Na2O.
 C.CaO; MgO; CO2; Fe2O3.	D. CaO; CuO; CO; CO2.
Câu 17: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Mg; MgO; Cu; CuO.	B. Mg; Fe; Cu; Al.
C. CaO; CO2; CuO; MgO.	D. Zn; CuO; Cu(OH)2; Fe.
Câu 18: Cho các chất sau: SO3, CuO, Fe2O3, Al2O3. Oxit tác dụng với dung dịch NaOH là:
A. CuO	B. SO3	C. Fe2O3	D. Al2O3
Câu 19: Để phân biệt hai dung dịch H2SO4 và NaOH có thể dùng thuốc thử nào sau đây:
A. Giấy quì tím	C. Dung dịch phenolptalêin
B. Dung dịch NaOH	D. Cả A và C đúng.
Câu 20: Đơn chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí?
A. Cacbon	B. Sắt	C. Đồng	D. Bạc
Câu 21: Dãy các chất nào sau đây đều là oxit axit :
 A. N2O5; CO; SO2; SO3.	B. CO2; N2O5; P2O5; SO3.
 C. SO2; SO3; CO2; NO.	D. SO2; SO3; CO2; K2O.
Câu 22: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. HCl; CO2; P2O5; CuO.	B. CO; CO2; SO2;SO3.
C. HCl; CO2; SO3; HNO3.	D. H2SO4; HCl; HNO3; CO.
Câu 23: Oxit nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl:
A. NO;	B. CO2;	C. CaO;	D. CuO.
Câu 24: Cho phương trình phản ứng: CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + X. X là:
A. Cl2	B. CO	C. SO2	D. CO2
Câu 25: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều mức độ hoạt động hoá học tăng dần?
A. Mg, K, Cu, Al, Fe	B. Cu, Zn, Al, Mg, Na
C. Ag, Au, Pb, Fe, K	D. Fe, Cu, K, Al, Ag
II. Phần tự luận:
Câu 1: Viết phương trình hoá học biểu diễn biến đổi sau đây:
	 (1) (2) (3) (4) (5)
Fe FeSO4 Fe(OH)2 FeCl2 Fe(NO3)2 Fe(OH)2	
Câu 2: Viết phương trình hoá học biểu diễn biến đổi sau đây:
	 (1) (2) (3) (4) (5)
AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Al Al2O3 Al2(SO4)3
Câu 3: Viết phương trình thực hiện chuỗi biến hóa sau:
 Na2 SO4 NaCl NaOH Na2CO3 CO2
Câu 4:Viết phương trình thực hiện chuỗi biến hóa sau:
 Na2O (1) NaOH (2) Na2CO3 (3) CO2 (4) CaCO3
Câu 5: Viết phương trình thực hiện chuỗi biến hóa sau:
 Cu(OH)2 CuO CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2
Câu 6: Cho các cặp chất sau, cặp chất nào xảy ra phản ứng? Viết các phương trình hoá học? (nếu có)
	a. Zn + H2SO4	b. Cu + ZnCl2	c. Fe + CuSO4
	d. Cu + HCl	e. Zn + Fe(NO3)2	g. Ag + ZnSO4
Câu 7: Nêu các hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra trong những trường hợp sau đây:
	a. Hòa tan bột CuO vào dd HCl.
	b. Cho một cây đinh sắt nhỏ vào dd H2SO4.
	c. Sục khí SO2 vào dd Ca(OH)2.
	d. Hòa tan bột Al2O3 vào dd NaOH.
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp Na2O và MgO vào nước. Sau đó lọc chất không tan đem phản ứng thì cần 400ml dd HCl 0,5M.
	a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.	
	b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu.
	c. Tính khối lượng muối trong dd sau phản ứng.	
(Cho biết: Mg = 24; Na = 23; O = 16; H = 1; Cl = 35,5)
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp K2O và CuO vào nước. Sau đó lọc chất không tan đem phản ứng thì cần 200ml dd HCl 1M.
	a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.	
	b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu.
	c. Tính khối lượng muối trong dd sau phản ứng.	
	( K= 39, Cu = 64, O =16, H = 1, Cl = 35,5)
Câu 10: Cho 31,2 gam hỗn hợp Fe và FeO tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí (đktc)
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
 c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
(Biết Fe = 56; O = 16; H =1; Cl = 35,5)
---------------HẾT---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_hoc_ki_I_Hoa_hoc_lop_9.doc