Đề cương ôn tập sinh học 9

doc 16 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 25480Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập sinh học 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 9
A. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ: 
I. CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN
Câu 1: Muốn xác định KG của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
Trả lời:
- Muốn xá định KG của cá thể mang tính trạng trội cần tiến hành phép lai phân tích.
- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định KG với cá thể mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có KG đồng hợp
+ Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có KG dị hợp
Câu 2: Tương quan trội lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
Trả lời:
- Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trạng trội thường có lợi. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một KG nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế
Câu 3: So sánh sự giống nhau và khác nhau về kết quả ở F1 và F2 trong di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn. (ĐCỐTHSG)
Câu 4: Biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? Vì sao ở các loài giao phối biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính? (ĐCỐTHSG)
II. CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ
Câu1: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.
Trả lời:
a. Thí dụ về tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật:
 Bộ NST trong tế bào của mỗi loài sinh vật có tính đặc trưng về số lượng và hình dạng
* Về số lượng:
Tế bào 2n của người có 46NST, của ruồi giấm có 8NST, của gà có 78NST, của bắp ngô có 20NST, của đậu Hà Lan có 14NST
* Về hình dạng:
Hình dạng bộ NST có trong tế bào của mỗi loài là đặc trưng riêng
Ví Dụ: Ở tế bào 2n của ruồi giấm có 8NST xếp thành 4 cặp NST gồm:
- 3 cặp NST thường giống nhau ở ruồi đực và ruồi cái trong đó có 1 cặp hình hạt và 2 cặp hình V
- 1 cặp NST giới tính gồm 2 chiếc hình que ở ruồi cái hoặc 1 chiếc hình que, 1 chiếc hình móc ở ruồi đực
b. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội:
Bộ NST lưỡng bội
Bộ NST đơn bội
- NST tồn tại thành cặp, mỗi cặp NST gồm 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc tườ mẹ
- Gen trên cặp NST tồn tại thành cặp alen
- Tồn tại trong tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai
- NST tồn tại thành nhiều chiếc riêng rẽ, mỗi chiếc hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ
- Gen tồn tại thành alen có nguồn gốc của bố hoặc mẹ
- Tồn tại trong tế bào giao tử đực hay giao tử cái
Câu 2: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó.
Trả lời:
- Cấu trúc hiển vi của NST thường được mô tả khi nó có dạng đặc trưng ở kì giữa
- Ở kì này, NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (Crômatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành 2 cánh. Tâm động là điểm dính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Nhờ đó, khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào, NST di chuyển về các cực của tế bào. Một số NST còn có eo thứ 2. Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu 1 phân tử ADN và prôtêin Histon.
Câu 3: Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
Trả lời:
NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến tự sự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 4: Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì? (ĐCỐTHSG)
Câu 5: Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
Trả lời:
- Kì đầu: Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động dính vào các sợi tơ của thoi phân bào.
- Kì giữa: Các NST kép tiếp tục đóng xoắn cho tới khi đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: 2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào.
- Kì cuối: Khi chuyển tới 2 cực, các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh. Sau đó bắt đầu một chu kì mới của tế bào.
Câu 6: Trình bày ý nghĩa của nguyên phân.
Trả lời:
- Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào. Cơ thể đa bào lớn lên thông qua quá trình nguyên phân
- Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính.
Câu 7: Nêu những diễn biến biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.
Trả lời:
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST
Lần phân bào I
Lần phân bào II
Kì đầu
- Các NST kép xoắn và co ngắn
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau. Sau đó lại tách rời nhau
- NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội
Kì giữa
Kì sau
- Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào
- NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào
Kì cuối
Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội kép (n NST kép)
- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội
Câu 8: Tại sao những diến biến cơ bản của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (nNST) ở các tế bào con được hình thành qua giảm phân? (ĐCỐTHSG)
Câu 9: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân. (ĐCỐTHSG)
Câu 10: Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật. (ĐCỐTHSG)
Câu 11: Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ? (ĐCỐTHSG)
Câu 12: Thụ tinh là gì? Bản chất của của sự thụ tinh
Trả lời:
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao tử cái (hay giữa một tinh trùng với một tế bào trứng) tạo thành hợp tử
- Bản chất của sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội có nguồn gốc từ bố và mẹ
Câu 13: Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào? (ĐCỐTHSG)
Câu 14: Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử. (ĐCỐTHSG)
Câu 15: Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. (ĐCỐTHSG)
Câu 16: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? (ĐCỐTHSG)
Câu 17: Tại sao cấu trúc dân số, tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ là 1:1? (ĐCỐTHSG)
Câu 18: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn.
Trả lời:
- Sự phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài (hoocmôn, ánh sáng, nhiệt độ)
- Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính, con người có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi
- Việc điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất, làm tăng hiệu quả kinh tế cao nhất cho con người.
Câu 19: Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân ly độc lập của Menden như thế nào? (ĐCỐTHSG)
Câu 20: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống. (ĐCỐTHSG)
III. CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN.
Trả lời:
- ADN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P
- ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, khối lượng lớn, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phân tử con gọi là đơn phân. Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại: A, T, G, X. Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân
Câu 2: Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?
Trả lời:
- ADN đa dạng: Do sự thay đổi trật tự sắp xếp, số lượng, thành phần các nu trên ADN
- ADN đặc thù: Do trật tự sắp xếp của nu trên ADN rất nghiêm ngặt
Câu 3: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào?
Trả lời:
* Cấu trúc không gian của ADN:
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải
- Mỗi chu kì xoắn cao 34A0 gồm 10 cặp nu. Đường kính vòng xoắn là 20A0 
- Các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp theo nguyên tắc bổ sung (NTBS): A liên kết với T còn G liên kết với X 
* Hệ quả của NTBS:
- Khi biết trình tự sắp xếp các nu trong mạch đơn này thì suy ra trình tự sắp xếp các nu trong mạch đơn kia
- Do NTBS nên trong phân tử ADN , số Timin bằng số Adênin và số Xitôzin bằng số Guanin
	A = T, G= X à A + T = G + X
Câu 4: ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc sau:
- NTBS: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nu ở mạch khuôn liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại. G liên kết với X hay ngược lại
- Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới
Câu 5: Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN 
Trả lời:
- Đầu tiên phân tử ADN tháo xoắn và tách dần dần hai mạch đơn ra dưới tác dụng của enzim
- Các nu trên mạch đơn sau khi được tách ra lần lượt liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X để tạo ra mạch mới
- Mạch mới tạo ra liên kết với mạch khuôn của ADN mẹ để tạo thành ADN con rồi đóng xoắn dần lại
- Do phân tử ADN mẹ có 2 mạch đơn đều làm mạch gốc nên sau 1 lần nhân đôi, nó tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống ADN mẹ lúc đầu. Hai ADN con này sau đó được phân chia cho hai tế bào con trong quá trình phân bào
Câu 6: Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?
Trả lời:
- Sau khi enzim tác động làm tách hai mạch đơn của ADN mẹ, các nu của môi trường vào liên kết với các nu trên cả hai mạch của ADN mẹ (gọi là 2 mạch gốc hay mạch khuôn) theo đúng nguyên tắc bổ sung:
	A mạch gốc liên kết với T môi trường
	T mạch gốc liên kết với A môi trường
	G mạch gốc liên kết với X môi trường
	X mạch gốc liên kết với G môi trường
- Nhờ nguyên tắc bổ sung mà từ mỗi mạch gốc đã tổng hợp 1 mạch giống hệt với mạch bổ sung với nó rồi liên kết tạo ra ADN con giống hệt ADN mẹ ban đầu
Câu 7: Nêu bản chất hoá học và chức năng của gen.
Trả lời:
- Bản chất hóa học của gen là ADN – mỗi gen cấu trúc là một đoạn mạch của phân tử ADN, lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của một loại prôtêin
- ADN hai chức năng quan trọng là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
Câu 8: Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN. (ĐCỐTHSG) 
Câu 9: ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ: Gen à ARN
Trả lời:
 ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc:
- Khuôn mẫu: dựa trên một mạch của gen
- Bổ sung:Các nu tự do trong môi trường nội bào đến lắp ghép với mạch gốc của gen dựa trên nguyên tắc bổ sung: 
A mạch gốc liên kết với U môi trường
T mạch gốc liên kết với A môi trường
G mạch gốc liên kết với X môi trường
X mạch gốc liên kết với G môi trường 
Bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ: Gen à ARN là trình tự các nu trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nu trên mạch ARN
Câu 10: Nêu các loại ARN và chức năng của chúng.
Trả lời:
ARN là axit ribônuclêic. Tùy theo chức năng mà người ta phân chia làm 3 loại ARN khác nhau: ARN thông tin, ARN vận chuyển, ARN ribôxôm
- ARN thông tin (mARN) có chức năng truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của prôtêin cần được tổng hợp 
- ARN vận chuyển (tARN) có chức năng vận chuyển axitamin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin
- ARN ribôxôm (rARN) là phần cấu tạo nên ribôxôm-nơi tổng hợp prôtêin
Câu 11: Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử ARN	
Trả lời:
- ARN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P
- ARN là một đại phân tử nhưng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN 
- ARN được cấu taọ theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân là các nu thuộc 4 loại A, U, G, X liên kết tạo thành một chuỗi xoắn đơn
Câu 12: Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử Protêin
Trả lời:	
- Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N và có thể có các nguyên tố khác
- Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn. Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm đơn phân. Đơn phân cấu tạo nên Prôtêin là axitamin, có hơn 20 loại axitamin khác nhau
Câu 13: Tính đa dạng và tính đặc thù của Prôtêin do yếu tố nào xác định?
Trả lời:
- Tính đa dạng: do trình trự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại axitamin
- Tính đặc thù: Mỗi phân tử Protêin không chỉ đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axitamin mà còn đặc trưng bởi cấu trúc không gian, số chuỗi axitamin
Câu 14: Vì sao nói Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Trả lời:
Prôtêin có rất nhiềuchức năng quan trọng trong tế bào và cơ thể như:
- Prôtêin là tành phần cấu tạo của tế bào, mô, các cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể
- Prôtêin là thành phần cấu tạo enzim, là chất xúc tác các phản ứng trao đổi chất của tế bào
- Prôtêin là thành phần của hoocmôn, đóng vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể
- Prôtêin tạo nên kháng thể, thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể
- Prôtêin là thành phần của cơ, tham gia vận động cơ thể
- Prôtêin còn là nguồn dự trữ cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào
- Protêin còn biểu hiện tính trạng của cơ thể
Vì vậy Protêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể
Câu 15: Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và Prôtêin.
Trả lời:
- Mối quan hệ giữa gen và ARN: Gen là khuôn mẫu tổng hợp ra ARN, trong đó trình tự các nu trên ADN qui định trình tự các nu trên ARN
- Mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin: Mạch mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axitamin trên Prôtêin tương ứng, trong đó trình tự các nu trên mARN qui định trình tự các axitamin trên prôtêin tương ứng (cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau ứng với một axitamin)
Câu 16: NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?
	Gen (một đoạn ADN)à mARN à Prôtêin
Trả lời:
- Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong mối quan hệ gen à mARN: 
	A mạch khuôn liên kết với U môi trường
	T mạch khuôn liên kết với A môi trường
	G mạch khuôn liên kết với X môi trường
	X mạch khuôn liên kết với G môi trường
- Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong mối hệ mARN à Prôtêin 
	A trên tARN khớp với U trên mARN và ngược lại
	G trên tARN khớp với X trên mARN và ngược lại
Câu 17: Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
	Gen (một đoạn ADN)à mARN à Prôtêin
Trả lời:
- Trình tự các nu trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nu trong mạch mARN 
- Trình tự các nu trong mạch mARN quy định trình tự các axitamin trong cấu trúc bậc 1 của Prôtêin
- Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
Như vậy thông qua prôtêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau cụ thể là gen quy định tính trạng
IV. CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ
Biến dị
Biến dị	 di truyền được	Biến dị không di truyền (thường biến)
Biến dị tổ hợp	Đột biến
Đột biến gen	Đột biến NST
	Đột biến cấu trúc NST	Đột biến số lượng NST
	Đột biến thể dị bội	Đột biên thể đa bội
Câu 1: Thế nào là đột biến gen? Đột biến gen có những dạng nào? Hãy nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen.
Trả lời:
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit
- Một số dạng của đột biến gen:
+ Mất cặp nuclêôtit
+ Thêm cặp nuclêôtit
+ Thay thế cặp nuclêôtit
- Nguyên nhân phát sinh đột biên gen: Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể
Câu 2: Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất.
Trả lời:
- Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin và biểu hiện tính trạng của cơ thể
- Trong thực tiễn sản xuất, người ta thường gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi cho bản thân sinh vật. Ví dụ đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa
- Đột biến gen ở vật nuôi và cây trồng có lợi cho con người vì cung cấp cho con người nguồn biến dị để chọn lọc những dạng phù hợp có lợi đối với con người, qua đó tạo ra những giống có năng suất cao và phẩm chất tốt.
Câu 3: Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một số dạng của đột biến cấu trúc NST và mô tả từng dạng đột biến đó.
Trả lời:
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. Có 4 dạng đột biến cấu trúc NST là: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn
+ Mất đoạn: Một đoạn nào đó của NST bị mất đi so với dạng ban đầu, làm độ dài của NST giảm đi
+ Lặp đoạn: Một hoặc nhiều đoạn của NST bị lặp lại so với dạng ban đầu, làm độ dài của NST tăng lên
+ Đảo đoạn: Một đoạn của NST đảo góc 1800 làm đảo ngược trật tự phân bố các gen trên đoạn đó
+ Chuyển đoạn: Chuyển một đoạn từ NST này sang NST khác không tương đồng làm NST cho và nhận đoạn khác đi so với NST ban đầu
Câu 4: Những nguyên nhân gây ra những biến đổi cấu trúc NST?
Trả lời:
Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và bên ngoài cơ thể đến NST
- Môi trường ngoài: là do các tác nhân vật lí và hóa học tác động làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng
- Môi trường bên trong: là những rối loạn trong hoạt động trao đổi chất của tế bào gây tác động lên NST
Những nguyên nhân trên có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra
Câu 5: Tại sao đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho người và cơ thể sinh vật?
Trả lời:
Đột biến cấu trúc NST thường có hại vì đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và sự sắp xếp các gen trên NST , mà các gen trên NST đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên, cho nên nó gây hại cho cơ thể sinh vật. Đột biến mất đoạn lớn có thể gây chết 
Câu 6: Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở những dạng nào?
Trả lời:
Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở 2 dạng:
- Dạng 2n+1 tức có một cặp NST nào đó thừa 1 chiếc (thể 3 nhiễm)
- Dạng 2n-1 tức có một cặp NST nào đó thiếu 1 chiếc ( thể 1 nhiễm)
Câu 7: Thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm là gì? Giải thích cơ chế tạo ra thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm, lập sơ đồ minh họa? Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể. (ĐCỐTHSG)
Câu 8: Thể đa bội là gì? Giải thích nguyên nhân và cơ chế tạo thành thể đa bội (ĐCỐTHSG)
Câu 9: Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào? Có thể ứng dụng đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào? (ĐCỐTHSG)
Câu 10: Phân biệt thể đa bội với cơ thể lưỡng bội. Phương pháp phát hiện cơ thể đa bội. (ĐCỐTHSG)
Câu 11: So sánh đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST. (ĐCỐTHSG) 
Câu 12: Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến. (ĐCỐTHSG)
Câu 13: Mức phản ứng là gì? Cho thí dụ về mức phản ứng ở cây trồng
Trả lời:
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu trước các điều kiện khác nhau của môi trường. Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được
- Ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng: Giống lúa DR2 được tạo ra từ một dòng tế bào 2n biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình q

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_sinh_hoc_9.doc